K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.
Ăn cây nào, rào cây đó.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cháo,đá bát.
Ăn chưa no,lo chưa tới.
Ăn cơm mới,trò chuyện cũ
Anh em như thể tay chân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn không ngồi rồi

B

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Bênh lý không bênh thân
Bốn bể mười nhà.
Bán quạt mùa đông, mua bông mùa hè.
Ba mặt một lời.
Bắt cá hai tay.
Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.
Bé không vịn,lớn cả gãy cành.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Bỏ thì thương, vương thì tội.
Bóc ngắn cắn dài.
Bạn bè là nghĩa tương tri.
sao cho sau trước một bề mới yên.

C

Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cái khó ló cái khôn
Chị ngã, em nâng.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chân cứng đá mềm.
Cái răng,cái tóc là góc con người.
Cá lớn nuốt cá bé.
Chết trong còn hơn sống đục.
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Của một đồng, công một nén.
Chuột sa chĩnh gạo.
Chung lưng đấu sức
Chân yếu tay mềm
Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay
Con hơn cha là nhà có phúc
Con không nghe mẹ nghe cha, mắm không ưa muối thì ắt là đổ đi
Con có cha như nhà có nóc
Cày sâu cuốc bẫm
Còn nước, còn tát
Của ăn của để
Cãi thầy núi đè

Đ

Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
Đổi trắng thay đen.
Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện
Đã nghèo còn mắc cái eo bạn chọn thoái mái

2 tháng 11 2021

1.

  • Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • Một điều nhịn chín điều lành .
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Môi hở răng lạnh.
  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • Một con chim én không làm nên mùa xuân.
  • Một câu nhịn, chín câu lành .
  • Mất lòng trước, được lòng sau.
  • Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
  • Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.

1. Con gái còn son không bằng to don Vạn Tượng2. Quảng Ngãi đãi ra sạn3. Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết4. Ai về Quảng NgãiCho tui gởi ít tiền.Mua dùm miếng quế lâu niênĐem về trị bệnh khỏi phiền bà con5. Chim mía Xuân PhổCá bống sông TràKẹo gương Thu XàMạch nha Mộ Đức 

6. Phải đâu chàng nói mà xiêuTại con cá bống tại niêu nước chè7. Nghèo thì nghèo, nợ thì nợCũng kiếm cho được con vợ bán donMai sau nó chết cũng còn cặp vị8. Sớm mai anh ngủ dậyAnh súc miệngAnh rửa mặtAnh xách cái rựa quéoAnh lên hòn núi QuẹoAnh đốn cây củi còng queoAnh than với em cha mẹ anh nghèoĐôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.9. Ở đây mía ngọt nhiều đườngTìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi10. Nước mía trong cũng thắng thành đườngAnh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay-

24 tháng 1 2021

1.Ai về núi Ấn sông Trà

Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm

2.Ai về Cỗ Lũy cô thôn

Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn

3.Ai về quê ấy Nghĩa An

Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ

4 .Ai về núi Bút, Quán Đàng

Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu

5.Bao giờ núi Ấn hết tranh

Sông Trà hết nước anh đành xa em

6.Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông

Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La

7.Ba La đất tốt trồng hành

Đã xinh con gái lại lành con trai

Vạn Tượng những chông, những gai

Con gái mốc thích con trai đen sì

8.Bao giờ rừng Thủ hết gai

Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền

9.Cô gái lòng son

Không bằng tô don Vạn Tượng

10.Con mèo trèo lên tấm vách

Con chó dưới ngạch ấm ách chó tru

Thương anh kẻ oán người thù

Lên chùa Thiên Ấn mà tu cho rồi

15 tháng 9 2016

" Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

   Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

    Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “tình cảm của mẹ ( nghĩa mẹ ) ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “ nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe  sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biểnĐông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, ...

bạn tham khảo bài này nhé! Chúc bạn học tốt!

 

15 tháng 9 2016

Câu 2:Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.

30 tháng 12 2021

mik ko biết :(khocroi

30 tháng 12 2021

hay nhờ ko bt thì đừng trl

16 tháng 11 2021

Câu 1:

   Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

   Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 2:

-Bài ca dao trên trích trong chùm ca dao, dân ca "Những câu hát về tình cảm gia đình"

Câu 3:

-PTBĐ chính: biểu cảm

16 tháng 11 2021

Câu 1: Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

       Núi cao biển rộng mênh mông

       Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu 2:

-Bài ca dao trên trích trong chùm ca dao, dân ca "Những câu hát về tình cảm gia đình"

Câu 3:

-PTBĐ chính: biểu cảm

10 tháng 9 2021

Câu 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu 2:

Bài ca dao trích trong ''những câu hát về tình cảm gia đình''

Đặc điểm của ca dao là:lời thơ của dân ca.Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung vs lời thơ của dân ca.

Câu 3:

- Nội dung: tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người, những câu ca dao về gia đình khiến chúng ta thêm yêu, thêm trân quý tổ ấm của mình hơn.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu

+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ

+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao.

+Biện pháp tu từ đc sử dụng trong hai câu thơ đầu là ''so sánh''

+Tác dụng:

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

30 tháng 11 2021

kiểm tra hay sao mà có điểm vậy bạn

30 tháng 11 2021

???

8 tháng 2 2022

refer:

undefined

8 tháng 2 2022
30 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.

Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.

Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.

Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.

29 tháng 11 2016

Nếu người Pháp tự hào về một đất nước có dòng sông Seni xanh biếc lững lờ trôi, nếu người Trung Hoa mến yêu xứ sở có đỉnh Tân Cương cao vời vợi, có những Trường Giang, Hoàng Hà cuồn cuộn sóng dâng… thì em cũng gắn bó trái tim mình với một mảnh đất đẹp núi, đẹp sông, đẹp lòng người nhân hậu. Việt Nam, quê hương em, xứ sở của những cánh đồng xanh xanh lúa mới, trắng muốt những cánh cò bay, cánh cò chở nắng qua sông, cánh cò mang theo tiếng hát lời ca của người dân lao động… Đấy là những vần điệu ca dao, những câu hò, điệu lý… vẳng lên trong những cung bậc tình cảm lúc bổng, khi trầm…

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ thuở mang gươm đi mở nước, người Việt Nam đã đổ bao mồ hôi xương máu để tô màu xanh sự sống lên mảnh đất quê hương. Từng oe oe cất tiếng khóc chào đời trên đất Việt, từng bao phen quyết chiến với giặc ngoại xâm, từng vui với niềm vui, buồn với nỗi buồn quê Việt, có người Việt Nam nào chẳng yêu mến quê hương? Tình yêu nước chứa chan quyện vào bức tranh Tây Hồ buổi sớm:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mờ khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Người nghệ sĩ dân gian khéo léo đan cài họa phẩm Tây Hồ cả hai không gian động tĩnh. Mệt cành trúc la đà mềm mại, một hồi chuông trầm ngân xa, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chày giã giấy nhịp nhàng. Và mặt nước Hồ Tây phẳng lặng trong trẻo như một tấm gương, tất cả quyện lại thành bức tranh của một góc Thăng Long ngàn năm văn vật… Rồi miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đường vào xứ Nghệ có sơn thuỷ hữu tình, nước nước, non non nhuộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Hai nhánh sông Nhà Bè dẫn ta xuôi về những mảnh đất mới màu mỡ hứa hẹn những vụ lúa bội thu… Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đổng, ngọn núi đã in đậm bóng hình trong trái tim người Việt. Người dân lao động gẮn bó với quê hương bằng một tình yêu thiết tha, sâu đậm, nồng nàn mà ca dao ca ngợi cảnh Đẹp đất nước như bức thông điệp chứa chan tình yêu tha thiết ấy.

Tâm hồn Việt Nam ẩn chứa trong những vần ca dao đâu chỉ đẹp bởi tình yêu quê hương, đất nước. Tâm hồn Việt Nam, đấy là tâm hồn lạc quan, yêu cuộc sống, yêu con người. Một bống trăng thanh bên cầu ao cũng trở nên thơ mộng, tươi mát:

Hỡi cô tát nước bèn đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Một buổi cấy lúa trên đồng cũng hoá nhộn nhịp bởi lòng người phấn khởi vui tươi:

Rủ nhau đi cấy, đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Tiếng hát lạc quan, yêu đời, tiếng hát ước mơ, hi vọng đã điểm nụ cười trên môi người lao động, xoá tan những vất vả, nhọc nhằn, tô thêm màu xanh trên ruộng lúa, nương dâu, bãi ngô, bãi sắn…

Tâm hồn Việt Nam qua khúc ca dao là một cung đàn với những nốt nhạc bổng trầm, tượng trưng cho những sắc thái tình cảm muôn màu, muôn vẻ. Phải chăng trong những cung bậc ấy, tình yêu giữa người với người là âm điệu âm vang nhất, lắng sâu và tha thiết nhất?

Từ thuở nằm võng, nằm nôi, mỗi chúng ta đều yên giấc trong lời ru của bà, của mẹ. Lời ru man mác hoà với nhịp võng kéo cà kẽo kẹt, ngân dài theo những làn gió mát dịu mùa thu:

Gió mùa thu … mẹ ru con ngủ…ơ… ngủ năm canh chày…ơ…năm canh chày, thức đủ vừa năm.

Suốt năm canh trường, mẹ con những tình cảm đẹp, tình yêu mẹ kính cha, tình biết ơn tổ tiên ngày trước:

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Lòng biết ơn công lao dưỡng dục sinh thành của cha, của mẹ đã trở thành nét đẹp truyền thống trong tâm hồn Việt Nam:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bắt nguồn từ tình cảm gia đình gần gũi, thân thuộc, tâm hồn Vỉệt Nam mở rộng, người Việt Nam yêu đồng bào, yêu những người cùng chung nòi giống Lạc Rồng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ tương thân là mối dây tình cảm thắt chặt mối quan hệ anh em của những người dân đất Việt. Trải qua bao chuyến đò thời gian, câu ca dao cùng tình đoàn kết, gắn bó vẫn sáng mãi trong tâm hồn Việt Nam, không dòng chảy nào ngăn lại được. Người lao động còn yêu cả bạn bè cùng cảnh ngộ.

Đôi ta là bạn chăn trâu

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng.

Tâm hồn người bình dân mộc mạc quá, trong sáng! Tâm hồn ấy như chuyến đò ngang chở đầy tâm tư, tình cảm: tình mẹ con, chồng vợ, tình bè bạn, tình đôi lứa yêu nhau… Lời tỏ tình thường xuất phát từ những cái cớ nho nhỏ, đáng yêu hàng ngày:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà…

Mới kể chuyện tát nước đầu đình đấy, mới kể chuyện bỏ quên chiếc áo đấy, anh con trai đã khéo léo lái sang chuyện thắt buộc người ta giữ làm tin rồi. Anh chàng tế nhị mà cũng táo bạo quá! Cái tế nhị và táo bạo duyên dáng đáng yêu!

Tình yêu đồng hành cùng nỗi ngớ:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đổng lửa như ngồi đống than.

Nỗi nhớ khi cháy bỏng, thiết tha làm lòng dạ xốn xang, bối rối là thế, khi lại mênh mang, toả rộng cùng trời cùng mây:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ở, nhện hỡi, nhện chờ mối ai? …

Cả sao trời, cả không gian và vũ trụ như chùng xuống, như thấu hiểu tâm tình kẻ đang yêu, đang mang trong tim nỗi nhớ thương da diết… Tâm hồn chàng trai khi ngỏ ý, tâm hồn cô gái lúc nhớ thương… Tất cả là tâm hồn Việt Nam yêu có thuỷ có chung, sống có tình có nghĩa:

Trăm năm dù lỗi hẹn hò

Cây đa bến nước, con đò vẫn đưa.

Hoăc:

Đem vàng đem nghĩa mà cân

Vàng thì nặng bảy, ái ân nặng mười.

Chuyến đò chở tâm hồn người dân đất Việt sẽ theo dòng thời gian trôi mải đến ngày mai, ngày mai nữa để các thế hiện hôm nay và mai sau mãi ấp ủ, nâng niu những làn điệu ca dao – dân ca trữ tình sâu lắng, mãi yêu quê hương xứ sở, yêu con người, cảnh vật Việt Nam. Cảm ơn ca dao lời ru quê mẹ, lời ru tha thiết mênh mông.

Dẫu con đi hết cuộc đời

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

(Thơ Xuân Quỳnh)

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã viết rất hay: Mẹ ru con bên nôi, trai gái tự tình bên cối gạo, những người chống đò hát với đêm trăng, họ đã truyền từ đời này qua đời khác các câu thơ tuyệt vời của họ. Biết bao thế hệ qua đi, thời gian tàn phá hết, nhưng những câu hát ấy không có gì phá vỡ nổi vì ngôn ngữ nó quả thật trong veo như ngọc, và trong khối ngọc ấy đã hiện lên cái bóng của con người Việt Nam. Đúng như vậy, trong khối ngọc ấy hiện lên tâm hồn người Việt Nam trong veo như ngọc.

29 tháng 11 2016

Bạn có chép trên mạng ko?Hay bạn tự nghĩ?