K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2019

Đáp án: B

26 tháng 12 2021

B

26 tháng 12 2021

Chủ đề bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”là gì? *

A. Lên núi nhớ bạn

B. Trông trăng nhớ quê

C. Non nước hữu tình

D. Trước cảnh sinh tình.

5 tháng 3 2023

Nội dung tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên đất nước lớn lao, vượt qua cảnh ngục tù của người chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.

13 tháng 5 2016

Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên. 

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya).
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

13 tháng 5 2016

mà sao mink tick cho bạn mà nó ko hiện là sao????

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch HCM em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 : Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua 2 bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ ), Khi con tu hú ( Tố Hữu).

Câu 4 : Bài thơ quê hương của Tế hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà , trong sáng của tuổi hoa  niên dành cko quê hương mình. em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . Từ đó liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Câu 5 : Hãy trình bày ý kiến của em về câu nói của Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách vì nó là nguồn kiến thức . Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" .

 

3
7 tháng 2 2017

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

22 tháng 9 2016

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

3 tháng 3 2022

TK

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

3 tháng 3 2022

tk nếu thấy đúng :
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.

17 tháng 2 2021

D) Một nắng hai sươg

17 tháng 2 2021

Đáp án là : D .

25 tháng 5 2022

Bài làm

"Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây"

   Những lời hát trong bài hát dân ca "Quê hương tươi đẹp" đã cho thấy niềm tự hào của các bạn nhỏ đối với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi người dân sống trên dải đất hình chữ S chắc hẳn vẫn luôn cảm thấy hãnh diện trước những danh lam, thắng cảnh của đất nước - nơi thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài - khiến cho Việt Nam vươn xa hơn ra Thế giới. Tôi cũng đã có dịp được đến thăm một trong những danh lam thắng cảnh đấy. Đó là Hồ Gươm - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tôi cùng bố mẹ đã tới đó trong kì nghỉ hè vừa rồi.

 

   Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, trước kia có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng nhưng sau đó người ta đổi tên theo sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm. Từ đó cho đến nay, người ta đã quen với tên gọi này, và vì hồ nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, mọi sinh hoạt, buôn bán của người dân đều ở xung quanh đây nên nó đã trở thành một biểu tượng của Việt Nam từ lúc nào không hay.

   Tôi tới thăm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Hà Nội trong một buổi sáng mùa hè nóng bức và oi ả. Mặt trời từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng rực rỡ đầu tiên xuống mặt hồ như được dát vàng. Hồ Gươm mà tôi thấy chỉ là một hồ tương đối nhỏ, cho nên việc thăm thú là hết sức dễ dàng, không làm mất quá nhiều sức lực bởi đi bộ của người đến tham quan. Những tia nắng chiếu xuống mặt hồ, len lỏi qua từng kẻ lá, chiếu cả vào mặt tôi khiến cho tôi cảm nhận được một buổi sáng tràn đầy sức sống đã bắt đầu. Nắng vào sáng sớm chưa đến mức chói chang và gắt như buổi trưa, nên gia đình tôi có thể thoải mái đi dạo dưới cái nắng ấy.

   Đi dạo xung quanh hồ, tôi thấy hồ như một tấm gương bầu dục khổng lồ, đang phản chiếu cả bầu trời trên mặt nước. Xung quanh tấm gương ấy là những hàng liễu rủ cành lá của mình xuống mặt hồ, thướt tha, yểu điệu như một cô gái đôi mươi đang chải tóc. Gần sát những hàng liễu là một biển màu đỏ có ghi: "Cấm xả rác xuống hồ". Biển cấm này khiến cho những người dân cũng như khách du lịch phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan tươi đẹp của đất nước. Điểm đáng chú ý nhất có lẽ là ở giữa hồ. Tôi thấy một chiếc tháp Rùa cổ kính, đầy rêu phong, in hằn dấu vết của thời gian - cái mà tôi vốn chỉ được nhìn qua sách vở. Tháp rùa mới đẹp làm sao! Đó hẳn là lí do mà những vị khách nước ngoài quyết định đặt chân tới thăm thủ đô Hà Nội yêu dấu của tôi. Trên những con phố dọc theo hồ, ta còn thấy đủ cả những hàng quán: nào phở, nào bún, bánh mỳ.... toàn là những đặc sản không thể thiếu ở nơi đây. Nó tạo nên nét đặc sắc riêng của ẩm thực Hà Nội và của cả Việt Nam nói chung. Ngoài ra, họ cũng bán rất nhiều món quà lưu niệm như thiệp giấy, tượng, nón lá... để ai có dịp nghé thăm thủ đô có thể mua một chút về làm quà tặng người thân.

   Đi dạo được một lúc, tôi thấy phía xa xa là hình ảnh của Đền Ngọc Sơn - chứng nhân lịch sử - cùng với đó là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm, làm lối dẫn vào thăm đền. Không thể ngăn được niềm hứng thú, tôi cùng bố mẹ rảo bước thật nhanh, đến mua vé để được vào thăm quan. Theo như những gì tôi tìm hiểu thì ngôi đền này nằm ở phía Bắc hồ, ngày xưa có tên là Tượng Nhĩ, khi rời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần thì đổi thành Ngọc Sơn - cũng chính là tên gọi hiện tại của ngôi đền này. Được thăm Đền Ngọc Sơn, ngắm tháp Rùa cổ kính và đi dạo quanh hồ Gươm, tôi cảm thấy mình như một người con thực thụ của đất mẹ. Tôi thấy tự hào và yêu thêm cảnh đẹp nước non mình. Chắc hẳn không chỉ mình tôi mà bất cứ ai cũng cảm thấy như vậy trước một cảnh đẹp của quê hương.

   Nhưng nếu tới thăm hồ Gươm mà không được nhìn thấy Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ ngân nga điểm giờ trên nóc thì thật là thiếu sót. Tôi gọi đây là "Chiếc đồng hồ thế kỉ" bởi nó không chỉ đếm giờ, mà còn đếm cả những dấu mốc của lịch sử. Thỉnh thoảng, tôi thấy khi chạy ngang qua tôi, các cô, chú đi tập thể dục buổi sáng cũng lại ngước lên nhìn chiếc đồng hồ này một lúc, để nhận biết được thời gian mà trở về nhà cho kịp bữa ăn sáng. Mọi người bước đi hối hả, vội vàng nhưng khuôn mặt của họ vẫn rất tươi tắn, rạng rỡ chào đón một ngày mới làm việc tích cực và hiệu quả. Tôi nghe những vị khách nước ngoài bảo rằng, họ bị ấn tượng bởi sự mến khách và thân thiện của người dân nơi đây.

   Cả gia đình tôi khép lại chuyến đi này bằng một bữa trưa ngon miệng sau cả một buổi sáng thăm quan, chụp ảnh lưu niệm với danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Đối với tôi, đây là một chuyến đi rất ý nghĩa trong dịp nghỉ hè. Nếu có cơ hội được đến thăm nơi này một lần nữa, tôi chắc chắn sẽ rủ những người bạn của mình đi cùng và không quên nhắc nhở họ: "Hãy là một người khách du lịch văn minh, phải biết bảo vệ cảnh quan và khuôn viên xung quanh Hồ!"

 

bạn tham khảo nhé

26 tháng 5 2022

Quê hương ơi

Dưới ánh nắng chói chang

Kìa những cánh chim tựa hòa bình

Ơi những bông lúa vàng như thảm cỏ

Những cánh rừng hàng ngàn cây cổ thụ

Những dòng sông nước trong vắt long lanh

Những ngọn núi cao sừng sững tựa như trời.

Quê tôi vốn ở gần biển cũng chính là làng chài,nhà tôi là một ngôi gỗ 2 tầng.Tuy đơn xơ nhưng cứ tối đến là dân làng đốt lửa tụ họp lại cùng nhau múa,những người phụ nữ thì múa chung quanh đống lửa còn những người đàn ông thì cùng nhau lấy những khúc củi đúc làm ghế ngồi để câu cá.

Sáng sớm bà đánh thức tôi dậy,không như mọi ngày có bữa cơm thịnh soạn như ở nhà mà bà bảo tôi lấy cho tôi một tấm vải và đưa cho tôi một bàn chải đánh răng một cái cốc một cái gáo và bảo tôi''cháu của bà hãy chịu khó ra ngoài giếng múc nước mà rửa mặt đánh răng''.Sau khi đã đánh răng rửa mặt mũi xong bà đưa tôi một cái gùi và bảo''cháu hãy cùng bà lên núi hái rau khúc,hãy lấy cái chai nhựa kia đi múc nước suối ở rừng nào''.Sau đó bà dắt tay tôi và khoác gùi đi.Bà hái rau khúc còn tôi thì múc nước suối,bà bảo tôi đi kiếm hai hòn đá và bà đi bổ củi.Hai bà cháu cùng về gương mặt vô cùng rạng rỡ dưới ánh mặt trời.Bà bảo tôi đổ nước suối ra cốc rồi bà đi rửa rau khúc.Sau đó bà xếp củi và đưa đi đưa lại hai hòn đá để có lửa.Bà lấy một cái nồi to rồi cho rau khúc vào bên trong và bảo tôi đem bát đũa và thìa ra để cùng thưởng thức món rau khúc thơm ngon.Sau đó tôi ăn ngấu nghiến rau khúc cùng ông bà và thưởng thức nước suối.Chưa hết chuyện vui đâu.Sau khi ăn xong tôi cảm thấy người mình nóng vì mới ăn rau khúc xong.Ông bảo tôi''chắc hẳn cháu gái của ông đang nóng hãy cùng ông ra bờ biển câu cá để trưa nay có món nem rau khúc và cá nào''.Tôi nghe theo cầm cái cần câu theo ông đi câu cá.Câu được hai con tôi bảo ông''ông ơi ông hai con này ăn trong một bữa chứ câu thêm ăn sao hết ông nhỉ''?Ông mỉm cười và gật đầu sau đó ông dắt tay tôi về nhà.

Các bạn thấy đó món ăn của núi rừng và biển là như vậy.Chúc các bạn có một chuyến đi tham quan núi,biển và rừng vui vẻ.

 

11 tháng 6 2017

a, Quê em ở đâu ?

   Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh

b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

   Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .

d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

28 tháng 3 2021

tham khảo

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.

Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.