K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2019

Là bài văn nghị luận đặc sắc:

●   Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.

●   Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luận.

●   Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.

30 tháng 7 2019

Vài nét đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”:

●   Bố cục văn bản chặt chẽ rõ ràng, hợp lí, các vấn đề được dẫn dắt tự nhiên, lưu loát và dễ hiểu.

●   Lập luận sắc bén, giàu tính thuyết phục.

●   Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

●   Giọng văn chân thành, say sưa thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

1 tháng 2 2018

Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ.

- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.

- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.

- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.

 

23 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

12 tháng 7 2017

●    Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.

●    Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.

●    Giọng điệu tha thiết, trìu mến: lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.

●    Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Truyện ghi lại chân thực và sinh động cảm giác hồi hộp, tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là những kỉ niệm không bao giờ quên của mỗi con người. Nó được gìn giữ mãi mãi như những kỉ vật thiêng liêng không bao giờ tàn phai. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.Nghệ thuật miêu tả tâm lí  tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. Cách sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tôi đi học"Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn             “Tùng ... tùng ... tùng ....”...
Đọc tiếp

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tôi đi học"

Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn 

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giảTôinhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học  chỉ trong vàigiây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thứcBước vào lớptôi nhận ra đã khá nhiều bạn đã đến sớm hơntôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiênMọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ lẽ  các bạn cũng giốngtôikhông quen biết nhiều bạn  trong lớp.

            - Cậu ơiTớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi điChỗ ấy chưa  ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụcười thân thiện nhất  thể chắc đây sẽ  người đầu tiên tôi quen trong lớpTôiđang mừng thầm trong bụng thì  giáo bước vàochắc hẳn đây   chủ nhiệm.”

 

1
14 tháng 8 2021

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh  chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học  chỉ trong vài giây  nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thứcBước vào lớptôi nhận ra đã khá nhiều bạn đã đến sớm hơntôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiênMọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ lẽ  các bạn cũng giốngtôikhông quen biết nhiều bạn  trong lớp.

 - Cậu ơiTớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.                                                                         - Cậu ngồi điChỗ ấy chưa  ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụcười thân thiện nhất  thể chắc đây sẽ  người đầu tiên tôi quen trong lớpTôiđang mừng thầm trong bụng thì  giáo bước vàochắc hẳn đây   chủ nhiệm.”

1 tháng 4 2018

●   Về nội dung: Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách không thể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.

●   Về nghệ thuật: Bàn về đọc sách là tác phẩm nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách trình bày vừa đạt lí vừa thấu tình, bởi lời văn giàu hình ảnh nhiều chỗ tác giả dùng cách nói ví von thật cụ thể và thú vị. Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí dẫn dắt tự nhiên.