K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

Chọn đáp án: C

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Số phận nàng Tiểu Thanh: Có sắc đẹp, tài năng, có học vấn, thông thạo thi ca nhạc họa nhưng số phận hẩm hiu.

- Tình cảm, thái độ của tác giả: Niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật. Đau đớn vì văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ và thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ.

27 tháng 8 2023

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
1, An Nam thái phi truyền kìĐã full, sạch, sủng, có ít H, 158 chương + 11 ngoại truyên về nam phụ và cặp đôi phụNữ chính Chu Tử sống ở một thôn nghèo, bà nội vô tình ác độc bán nàng đi vì với bà con gái, người dì xấp xỉ tuổi nàng mới là áo bông theo bà suốt đời, bà không tiếc tình máu mủ ruột già bán nàng làm nô tì. Số phận đưa đẩy nàng vào làm nha hoàn thông phòng đầu tiên của...
Đọc tiếp

1, An Nam thái phi truyền kì
Đã full, sạch, sủng, có ít H, 158 chương + 11 ngoại truyên về nam phụ và cặp đôi phụ
Nữ chính Chu Tử sống ở một thôn nghèo, bà nội vô tình ác độc bán nàng đi vì với bà con gái, người dì xấp xỉ tuổi nàng mới là áo bông theo bà suốt đời, bà không tiếc tình máu mủ ruột già bán nàng làm nô tì. Số phận đưa đẩy nàng vào làm nha hoàn thông phòng đầu tiên của An Nam vương Triệu Trinh con trai quý phi. Vì quý phi chỉ có một đứa con trai nên bà không muốn Triệu Trinh ham mê nữ sắc rồi đổ bệnh sớm như chồng mình nên 18 tuổi mới đưa một nha hoàn vào thông phòng. Sau này nàng nhờ vào số tiền lương ít ỏi gửi về quê hi vọng mẹ nàng sống dễ chịu hơn. Trong thời gian đó, tình cảm mưa dầm thấm đất nàng từ di nương, lên trắc phi và cuối cùng thành vương phi sau bao thăng trầm từ những biến cố hiểu nhầm nhau (nghi ngờ vương gia nạp thiếp rồi bỏ trốn, để cho Trinh ca lặn lội tìm về phạt đánh mông,...) rồi thêm hiểu nhau hơn. Ai ngờ ở thôn kia người bà nội bạc bẽo lại bán cả em gái nàng rồi bán cả con dâu mình (lúc đó cha nữ chính chết rồi), nàng trở về trong thầm lặng để báo thù.... nữ phụ là em gái nữ chính, lưu lạc vào phủ thái tử rồi lên làm thiếp, mình nàng có bầu (sau đó thái tử lên làm vua) nhưng hoàng thượng hoang dâm vô độ, cũng chết sớm. Nữ chính nhờ nam chính phò tá con trai nữ phụ lên làm thái tử, nam chính có đưa ám vệ giả dạng thái giám đi theo nữ phụ và vẽ lên một câu chuyện tinh vừa ngọt vừa cảm động (cái này ở ngoại truyện)
2, Giáo chủ, phu nhân bảo ngài đi làm ruộng
Đã full, 133 chương, sủng, sạch, xuyên không
Nữ chính xui xẻo xuyên vào một nữ tử xấu xí trong một ngôi làng nghèo, hàng ngày phải đi làm ruộng, đốn củi kiếm cái ăn cùng với mẹ già. Nào ngờ một đêm mưa gió bão bùng, đi vệ sinh đạp phải ngay nam chính trúng xuân dược và hai người không quen biết biến thành mối quan hệ không tầm thường. Nam chính là giáo chủ ma giáo, tên trưởng thôn ỷ thế muốn cưỡng đoạt mẹ nữ chính dùng mọi biện pháp và khi nghe tin lão đầu tử - tên giàu nhất thôn báo nữ chính thông dâm, ngủ với trai lạ phải dìm lồng heo. Vì bảo toàn tính mạng, mẹ nàng dồn ép nói rằng nam chính là vị hôn phu của nữ chính 📷:)) tên đầu tử dồn nàng tới đường cùng nàng thật muốn vả hắn răng rụng đầy đất, nam chính không nói không rằng tiến tới vả lão đầu tử không còn cái răng trong miệng. Mọi người trong thôn xúm lại xem kịch hay nhưng không ngờ tới quá trình và kết quả lại không trong dự đoán của họ, nam chính là giáo chủ ma giáo, họ muốn tránh còn không kịp! Ma giáo không thiếu gì ngoài tiền vàng nhưng nàng vẫn muốn sống nơi thôn dã, nam chính từ một người cầm kiếm giết người cũng học cầm cuốc đào đất! Thật ra thân phận nữ chính thật không đơn giản, bức màn hai mươi năm về trước từ sự xuất hiện của nam chính cũng dần được hé mở
3, Hoàng sủng
Đã full, 97 chương + 5 phiên ngoại, không H, sạch, sủng
Nàng - Tiết Tĩnh Xu sinh ra được bói là có mệnh phượng hoàng, cũng chả có gì đặc biệt khi Tiết gia có nhiều đời làm hoàng hậu trong cung. Nhưng nàng chỉ là cái đại tiểu thư của nhị phòng, gia gia của nàng vì nghe lời đại phòng đẩy nàng tới am nhỏ xa kinh thành, hàng tháng gửi tiền chi tiêu không ngó ngàng sống chết. Đúng như ý của đại phòng, đại tiểu thư đại phòng lên làm thái tử phi nhưng biết sao được, vận đổi sao dời, thái tử bị độc chết, Tiết Tĩnh Thiền (đại tiểu thư đại phòng) trở thành goá phụ, lúc này một lục hoàng tử không có gia thế hiển hách lại lên làm vua (nam chính tận mắt thấy mẹ mình uất ức nhảy xuống giếng tự tử nên chán ghét nữ nhân vì cha mình có quá nhiều thê thiếp mà ép mẹ mình tới chết). Thái hoàng thái hậu họ Tiết vì Tiết gia cũng muốn đưa người họ Tiết vào làm hoàng hậu (bà này rất tốt, khi nam chính mẹ chết trong cung ghẻ lạnh thì bà là người bảo vệ nam chính nên nam chính rất nghe lời bà). Bà không vì vinh hoa phú quý của Tiết gia mà chỉ hi vọng khi Tiết gia gây ra hoạ lớn thì vẫn có người trong hậu cung (lúc này bà bắt đầu yếu) giữ cho Tiết gia một mạng. Nhị tiểu thư đại phòng không được vì có liên quan tới thái tử. Nhị tiểu thư nhị phòng thì nông nổi, chưa đủ tuổi cập kê. Tiết gia bất đắc dĩ mở cửa đón nữ chính, người không có cảm giác tồn tại trong Tiết gia suốt bao nhiêu năm qua...... nam chính vì ám ảnh mẹ nhảy giếng nên có bệnh khó ngủ, nữ chính trong chùa nhỏ không làm gì thích điều chế ra mấy loại hương dễ ngửi, nam chính rất thích mùi của nữ chính. Từ lập Hoàng hậu vì theo ý muốn Thái hoàng thái hậu sau đó mở ra là một con đường thê nô không đường lối thoát. Nữ chính điềm đạm nhưng không ngốc nghếch nàng hiểu ai có thể gây nguy hiểm cho mình mà đối phó. Nam chính vẻ mặt cao ngạo cấm dục nhưng khi vào cửa cung hoàng hậu lại biến thành kẻ bị cấm dục cầu giúp đỡ 📷:)) câu truyện nhẹ nhàng nhưng có thăng trầm, có khó khăn nhưng quan trọng họ vẫn luôn ở cạnh nhau!
4, Kiều sủng
Đã full, 77 chương + 3 phiên ngoại, sạch, sủng, không H
Khép lại Hoàng sủng, Kiều sủng chính là bước tiếp kể về hai đứa con sinh đôi nam nữ của hoàng thượng Chử Diệu và hoàng hậu Tĩnh Xu. Câu chuyện xoay quanh một phụ hoàng mắc bệnh cuồng nữ nhi, một ca ca mắc bệnh cuồng muội muội vậy ai dám lấy Chử Thanh Huy đây?!!! Từ nhỏ, để trải đường duyên cho nữ nhi mình sau này, hoàng thượng không tiếc công sức đưa người có gia thế cao, bối cảnh trong sạch làm hầu đồng cho thái tử để tiếp cận Xương Hoa công chúa - Chử Thanh Huy nhiều hơn. Nàng có một đệ đệ nhỏ theo học võ tướng quân, nàng nghe nói võ tướng quân là một người rất hung ác, vô hình chung trong lòng nàng đã vẽ ra một hình tượng mày hùm râu hổ cho vị tướng quân đáng thương kia. Hằng ngày nàng đem đồ ăn đến cho đệ đệ và ca ca, nàng nhận ra rằng võ tướng quân không như lời đồn một chút nào. Cũng trong dịp này, nàng lựa ra 1 trong 3 người theo hầu ca ca mình nhưng trong đó vẫn có người tị nạnh, bày kế, người nàng lựa ra phạm phải sai lầm khiến cho cha mẹ nàng sợ nàng đau lòng mà tìm mọi biện pháp cho nàng vui. Nhưng trong lòng nàng một chút cũng không đau khi nghe vị hôn phu hụt của mình ngủ với nha hoan kề cận hắn. Nàng chợt nhận ra, nàng thích võ tướng quân kia rồi! Có lẽ cha nàng đã nhận hết mọi phúc hắc (khi đọc đông cung đồ, ngôn tình để tán đổ mẹ nàng) thì nàng rất có ý chí hiến dâng xách váy tới tận nơi hỏi võ tướng quân anh minh thần dũng kia có muốn làm phò mã không? Được tin nữ nhi/muội muội của mình có người trong lòng, Chử Diệu, Chử Hằng tìm mọi cách chỉnh võ tướng quân liệu có thành công? Nam chính rất có quyết tâm làm thê nô khi nữ chính nói gì cũng chỉ có một lời: "Đều nghe nàng". Ngoài ra có 2 căp đôi phụ cũng cực cute là đôi của ca ca nữ chính Chử Hằng - Tần Hàm Quân và em họ nữ chính (tức con của muội muội hoàng hậu Tĩnh Xu, em gái tên Tĩnh Uyển) Lâm Chỉ Lan - Trương Chí Châu (hay gọi là Chí Chou vì mức độ trẻ trâu chuyên tìm cách vượt tưởng tìm vị hôn thê cử mình)
5, Tướng quân chết trận đã trở về
Đã full, sủng, sạch
Truyện này ta chưa đọc nhưng cũng cùng một tác giả Hoàng sủng với Kiều sủng nên ai thích văn phong 2 truyện trên có thể tìm đọc nha! Nam chính là sư huynh của Diêm Mặc tức phò mã của công chúa Xương Hoa nhaaa
Sau list review này có aii muốn ta review truyện sủng sạch hiện đại không ta chọn ra mấy bộ review tiếp ạ!

0
1 tháng 8 2018

Nội dung các thành ngữ, tục ngữ:

a) Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

→ Con trai, con gái đều quý, miễn có tình nghĩa hiếu thảo với cha mẹ.

b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

→ Có một con trai cũng xem là đã có con, nhưng có đến mười con gáithì vẫn xem như chưa có con.

c) Trai tài gái đảm.

→ Trai gái đều giỏi giang cả.

d) Trai thanh gái lịch.

→ Trai gái thanh nhã, lịch sự.

Hương mật tựa khói sương (tiếng Trung Quốc giản thể: 香蜜沉沉烬如霜) là bộ phim truyền hình của đài Giang Tô, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Điện Tuyến, nằm trong danh sách những cuốn tiểu thuyết có sức ảnh hưởng nhất của Trung Quốc trong một thời gian dài. Là một trong những những bộ phim Hoa ngữ thành công nhất từ trước đến nay, phim được phát hành rộng rãi...
Đọc tiếp

Hương mật tựa khói sương (tiếng Trung Quốc giản thể: 香蜜沉沉烬如霜) là bộ phim truyền hình của đài Giang Tô, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Điện Tuyến, nằm trong danh sách những cuốn tiểu thuyết có sức ảnh hưởng nhất của Trung Quốc trong một thời gian dài. Là một trong những những bộ phim Hoa ngữ thành công nhất từ trước đến nay, phim được phát hành rộng rãi ở Việt Nam và châu Á, đạt trên 15 tỷ lượt xem.

Nội dung

Lấy bối cảnh của một thế giới thần tiên, trong thế giới đó Dương Tử hóa thân thành một quả bồ đào tinh (quả nho) tên Cẩm Mịch tu luyện suốt hơn 4000 năm. Vốn là con gái của Hoa Thần nhưng vì không muốn con gái chịu đau khổ vì tình nên Cẩm Mịch bị Hoa Thần dùng thuốc tuyệt tình (vẫn đan) khiến cô trải qua quãng thời gian 4000 năm trong sự cô đơn và ngưỡng tưởng không bao giờ có thể gặp được một thiên duyên tiền định của mình. Sau khi tu luyện trở thành tiên nữ, Cẩm Mịch vẫn là một tiên tử trong sáng, thiên chân với vẻ ngoài có mê lực thần kỳ khiến cả Dạ Thần Nhuận Ngọc và Hỏa Thần Húc Phượng yêu thương. Tuy nhiên người đưa Cẩm Mịch đi từ vị ngọt đến vị đắng của tình yêu lại là Hỏa Thần Húc Phượng. Câu chuyện tình của hai người trải qua những khó khăn, trầm loạn của Lục giới nhưng cho đến khi mọi thứ đã muộn thì Cẩm Mịch mới phát hiện ra tình cảm của mình.

Diễn viên

Chính

Diễn viên Dương Tử Nhân vật Cẩm Mịch

Giới thiêu

Thiếu chủ Hoa Giới / Nhân giới: Thánh nữ Thánh Y tộc - Tập Vương hậu / Thiên giới: Hậu Thuỷ Thần / Ma giới: Hoàng hậu

Con gái Hoa Thần – mới sinh đã được cho uống Vẫn Đan đoạn tuyệt tình ái, bởi mẫu thân nàng cho rằng: Vô tình sẽ mạnh mẽ, không yêu sẽ tự do, có thể làm một tán tiên tiêu dao vui vẻ sống một đời hạnh phúc. Sinh vào tuyết giáng sương, chân thân là một đóa hoa sương, thể chất cực hàn, thích hợp thủy dưỡng. Vì được Hoa thần trước khi qua đời dùng phong ấn Già Lam, Cẩm Mịch tu luyện linh lực rất khó khăn, sau nhận cha - Thủy Thần Lạc Lâm dẫn đến nhờ Đẩu Mẫu Nguyên Quân giải phong ấn Già Lam, mới tu luyện tốt. Một tay trồng hoa, một tay gọi nước, là một Thủy Sư giỏi, phá được Cổn Du chi hỏa (nghiệp hỏa tầng thứ 7/8 tầng) của Thiên Hậu.

Lúc đầu lầm tưởng mình là Bồ Đào Tinh, có hình dáng của một nam nhi (do Tỏa Linh Trâm phong ấn hình dáng nữ nhi). 4000 tuổi nhưng chẳng khác một đứa trẻ, lại bị uống Vẫn Đan, không hiểu chuyện nam nữ, đa tình lại bạc tình, lạnh lùng không hề biết yêu là gì. Cứ 100 năm, Thuỷ Kính (kết giới Hoa thần trước khi mất lập để bảo vệ Cẩm Mịch trong một vạn năm đầu đời, không cho ra ngoài để tránh tình kiếp đã tiên đoán khi sinh nàng) sẽ mở một lần, trong một lần kéo bạn thân Nhục Nhục (có chân thân sen đá) trốn đi chơi, Nhục Nhục đã vì bảo vệ Cẩm Mịch khỏi thần thú thượng cổ Cùng Kỳ mà chết. Từ đấy, nàng tích cực gia tăng linh lực bằng mọi cách từ tu luyện đến xin xỏ, năn nỉ người khác cho linh lực mong có thể ra khỏi Thuỷ Kính, báo thù. Sau đó, Hỏa thần Húc Phượng đang niết bàn thì bị tấn công vào thời khắc mấu chốt, rơi xuống Hoa giới với hình dạng quạ đen (phượng hoàng cháy khét). Cứu mạng chàng mà không hề biết chàng là nhị điện hạ Thiên giới, là tình kiếp sẽ khiến số mệnh nàng trăm ngàn đau khổ. Gặp gỡ với Húc Phượng khiến cho thân phận của Cẩm Mịch được hé mở, cũng khiến cho nàng bắt đầu biết đến vị ngọt của tình yêu (Vẫn Đan bắt đầu nứt khi lịch kiếp ở nhân gian). Mọi chuyện bắt đầu vần vũ xoay dời, khi Cẩm Mịch bắt đầu yêu Húc Phượng, thì Dạ thần Nhuận Ngọc là vị hôn phu được định 4000 năm trước của nàng, cũng như sự thật mẫu thần của Húc Phượng - Thiên Hậu Đồ Diêu là người vì ghen ghét, vì giữ ngôi Thiên Hậu mà dùng Lưu Ly Tịnh Hoả (nghiệp hỏa tầng 8) giết chết mẹ nàng. Nhuận Ngọc dần nảy sinh tình cảm sâu nặng với nàng (sau này tự nhận là 'thứ tình cảm hèn mọn từ tận xương tủy'), bất chấp thủ đoạn chia rẽ nàng với Húc Phượng....

Thù hận chồng chất, một tay đoạt mệnh Húc Phượng, ói ra Vẫn đan, mới biết được mình yêu chàng đến thế nào. Từ một quả Bồ đào ngây thơ nhỏ bé, giờ đã là một Thủy Thần thượng tiên đau khổ, dằn vặt vì yêu, sẵn sàng lội xuống sông Vong Xuyên mặc cho những vong hồn cấu xé đuổi theo hình bóng chàng. Sống như cái xác không hồn, biết không hi vọng nhưng vẫn ngày ngày lui tới Vong Xuyên tìm chàng. Nghe ông lão lái đò Vong Xuyên chỉ dẫn liền tìm Thái Thượng Lão Quân hỏi xin Cửu Chuyển Kim Đan, rồi vì thuốc dẫn là Ánh Sáng Huyền Khung, lên Xà Sơn bị rắn độc cắn, đổi tất cả màu sắc của đôi mắt nữ nhi Hoa Thần, lấy chân thân chứa Ánh Sáng Huyền Khung. Biết bản thân là một đóa sương hoa, dùng để chứa thứ ánh sáng cực mạnh ấy, ắt bị nung chảy mà mất mạng. Tân Thiên Đế lại dùng nửa tiên thọ của mình sử dụng cấm thuật Huyết Linh Tử trong Mộng Đà Kinh cứu nàng, Cẩm Mịch lại phải nợ kẻ mình không yêu nửa mạng không thể trả hết. Với Húc Phượng, được nàng hi sinh đủ thứ cứu sống nhưng lại nhầm là Tuệ Hoà, trong lòng lại quá đỗi thất vọng chỉ còn gọi nàng hai tiếng "Thủy Thần" lạnh buốt.

Nhờ Hồ Ly Tiên, Lưu Anh và Ngạn Hữu giúp đỡ, sau này hai người đã bỏ qua những chuyện trước kia, làm lại từ đầu. Nhưng nàng lại trả cái mạng nghịch thiên cải mệnh của mình để kết thúc đại chiến Thiên - Ma, kết thúc mọi ân oán tình thù. Nàng hi sinh, cứu Lục giới khỏi khói lửa chiến tranh, có công đức vô lượng, hoá giải kiếp số, được tái sinh dưới phàm trần chờ Phượng Hoàng đến rước dâu với sính lễ 6000 năm linh lực, hạnh phúc bên nhau đời đời kiếp kiếp.

Diễn viên Đặng Luân Nhân vật Húc Phượng

Giới thiệu

Thiên giới: Hỏa thần / Nhân giới: Tập Vương/ Ma giới: Ma Tôn

Phượng Hoàng nhiều hồn nhiều phách, vốn là Nhị điện hạ phong quang vô hạn của Thiên Giới, về sau trở thành Ma Tôn chốn U Minh. Tính tình ban đầu cao ngạo, lạnh lùng. Hỏa thần đang niết bàn thì bị tấn công vào thời khắc mấu chốt, rơi xuống Hoa giới với hình dạng quạ đen (phượng hoàng cháy khét). Được Cẩm Mịch phát hiện, giúp đỡ trong thời gian ở Hoa giới, Húc Phượng phải đem nàng ra khỏi Thủy Kính lên Thiên giới để 'trả ơn'. Nhận ra tình yêu đang nảy mầm của mình với Cẩm Mịch, đã trao Hoàn đế phượng linh (sợi lông mỗi con phượng hoàng chỉ có một) cho nàng. Mới hạnh phúc vì biết nàng không cùng huyết thống với mình thì lại biết nàng có hôn ước với anh mình Nhuận Ngọc, rồi cha mẹ mình đã hại chết mẹ nàng. Một lòng yêu Cẩm Mịch, lại bị nàng nói lời chia tay (Cẩm Mịch bị Nhuận Ngọc khôi phục Vẫn Đan), đau khổ nhưng vẫn âm thầm bảo vệ nàng. Thiên Hậu sau khi bị nhốt vào ngục, truyền toàn bộ tu vi cho Tuệ Hòa - công chúa Điểu tộc (tộc Thiên Hậu, cũng là bên ngoại của Húc Phượng). Muốn hại Cẩm Mịch, ly gián quan hệ của Phượng - Mịch, Tuệ Hòa giả làm Húc Phượng giết Thủy Thần (cha Cẩm Mịch) và Phong Thần.

Bị người yêu lầm là hung thủ, một đao đoạt mệnh, tất cả tình yêu trước đây đều bị khóa lại, quyết cắt đứt quan hệ với nàng - người vì cứu mình đã phải nợ người không yêu nửa mạng sống, người con gái Hoa Thần phải bỏ đi đôi mắt chứa muôn màu rực rỡ của thế gian, người đã lấy một cánh chân thân tặng mình xuân hoa thu thực. Phượng hoàng trùng sinh ở Ma giới, được Biện Thành Vương giúp đỡ lên làm Ma Tôn. Hết lần này đến lần khác gặp mặt đều tổn thương Cẩm Mịch. Ở động Cửu Anh, chàng bảo vệ Tuệ Hòa định tấn công Cẩm Mịch khiến hoàng đế phượng linh bay đến bảo vệ nàng, chàng lại suýt phá hủy sợi lông quý báu ấy, nhưng phượng linh không phải không nghe lời, mà là vì nó biết trong lòng chàng có ai. Sau đó dùng xuân hoa thu thực làm quà, cầu hôn Tuệ Hòa ngay trước đôi mắt đã không còn nhìn được vẻ đẹp của xuân hoa thu thực kia, khiến nàng tự tay bóp nát mảnh chân thân của mình. Về Thiên giới, nàng lại đến cây phượng ngày xưa, mong có thể làm cây đã chết nở hoa lần nữa, nàng cười, nhưng những bông hoa ấy không còn là hoa phượng hoàng mà chỉ là một màu tím buồn thảm, màu của nàng.

Tại hôn lễ Ma giới, phát hiện chân tướng của Tuệ Hòa, hai người chấp nhận cùng bắt đầu lại với nhau sau khi trải qua Nghiệm Tâm Thạch, hiểu rõ lòng đối phương. Nhưng nàng lại trả cái mạng nghịch thiên cải mệnh của mình để kết thúc đại chiến Thiên - Ma, chết dưới một chưởng của chàng và Thiên Đế, kết thúc mọi ân oán tình thù. Nàng hi sinh, hóa thành giọt nước mắt trong chàng, cùng chàng nhìn thế giới đồng thới hóa giải Kim Đan phản phệ. Năm xưa, Thủy Thần cứu Lục giới khỏi khói lửa chiến tranh, có công đức vô lượng, hoá giải kiếp số, được tái sinh dưới phàm trần chờ Phượng Hoàng đến rước dâu với sính lễ 6000 năm linh lực, hạnh phúc bên nhau đời đời kiếp kiếp.

La Vân Hi - Nhuận Ngọc

Thiên giới Dạ thần/ Hậu Thiên Đế

vị tiên nhân cai quản bóng đêm, tuy là Đại điện hạ của Thiên giới nhưng lại chưa bao giờ được coi trọng. Trước đây là một Dạ thần tâm tính ôn hòa, tốt bụng, đối đãi ứng xử nhã nhặn với mọi người, thân thiết với người huynh đệ Húc Phượng. Bị cuốn hút bởi tính cách thiên chân trong sáng của Cẩm Mịch, đem lòng yêu nàng, rồi phát hiện nàng chính là vị hôn thê của mình. Nhưng cây muốn lặng, gió chẳng ngừng, vị Dạ thần 'ôn nhuận như Ngọc' này bị hoàn cảnh đưa đẩy, mẫu thân bị giết hại, kí ức đã mất đi khi bị Thiên Hậu cho uống Phù Mộng Đan trở lại, thù hận sôi sục, hắc hóa, trở thành một người thủ đoạn đầy mình, tình yêu đối với Cẩm Mịch biến thành sự cưỡng cầu cố chấp, ích kỉ. Cuối cùng, chàng ngồi lên ngôi vị Thiên đế chí tôn vô thượng, vạn vật thần phục, nhưng bên cạnh thì chẳng còn người chàng yêu, làm một đế vương cô độc đến suốt đời....

Chân thân là một con rồng trắng, Cẩm Mịch luôn gọi chàng với cái tên " Tiểu Ngư tiên quan", vì hồi đó nàng tưởng chàng là một con cá.

Trần Ngọc Kỳ -Lưu Anh

Ma giới Biện Thành Công chúa/ Hậu Ma Tôn

Công chúa Ma Tộc, con gái Biện Thành Vương của Thập Điện Diêm La, tính tình hào sảng phóng khoáng, yêu hận rõ ràng. Cũng là nữ tướng chốn sa trường, đánh đâu thắng đó, anh khí mười phần. Sau trận chiến với Cùng Kỳ, coi Húc Phượng như huynh đệ, quyết vào sinh ra tử cùng nhau. Có một mối tình đẹp với Mộ Từ và hai người đã thành thân với nhau trước sự làm chứng của Biện Thành Vương và Húc Phượng. Tuy nhiên Mộ Từ đã chết sau khi hai người thành thân. Sau này được Húc Phượng trao truyền ngôi Ma Tôn, sinh được Khanh Thiên công chúa là giọt máu mà Mộ Từ để lại.

Vương Nhất Phi-Tuệ Hoà

Điểu tộc Công chúa

Thủ lĩnh điểu tộc, cao ngạo tùy hứng. Bản thân gánh vác trọng trách một gia tộc, lại chìm đắm vào một chữ tình, đánh mất bản thân. Sau này một tay giết chết hai vị Thượng Thần, song thân của Cẩm Mịch, gián tiếp khiến Cẩm Mịch ra tay giết Húc Phượng - người mà nàng yêu nhất, hối hận không dứt.

Trâu Đình Uy-Mộ Từ

Hậu duệ Diệt Linh Tộc

Là một con Chim Diều Hâu Hậu duệ của Diệt Linh Tộc, bộ tộc có thể chế tạo được Diệt Linh Tiễn - "giết ma trừ tiên". Nhưng bộ tộc này đã bị Cố Thành Vương chu di từ hàng trăm năm trước. Chỉ vô tình trong lúc trốn thoát đã may mắn gặp được Lưu Anh và Biện Thành Vương nên được họ cứu giúp và nuôi dưỡng, đặt tên là Mộ Từ. Mộ Từ và Lưu Anh lớn lên cùng nhau và đều phải lòng đối phương. Sự xuất hiện của U Minh Chi Nộ đã vạch trân sự thật rằng Diệt Linh Tộc vẫn chưa tuyệt hẳn, điều đó đã khiến Mộ Từ bị Ma tôn và Cố Thành vương bắt giam, sau đó không lâu được Thiên Hậu Đồ Diêu cứu ra và từ đó trở đi làm tay sai cho Thiên Hậu dưới cái tên Kì Diên. Sau khi gặp lại Lưu Anh, chàng bắt đầu một cuộc tình đẹp với nàng, nhưng kết thúc lại bi thương tột cùng. Hai người có với nhau một người con gái.

Liêu Kính Phong-Ngạn Hữu

Phác Xích Quân

Bằng hữu tốt của Cẩm Mịch. Lúc Cẩm Mịch còn là một Bồ đào tiên trốn ra chơi ngoài Thủy Kính cùng bạn thân Nhục Nhục bị Cùng Kỳ truy bắt thì Ngạn Hữu đã ra tay cứu giúp. Sau này bị phát hiện là con nuôi của Động Đình quân- Long Ngư công chúa Tốc Ly, mẫu thân của Dạ thần, cũng được biết chính là kẻ muốn chống phá Thiên giới (cụ thể là Húc Phượng và Thiên hậu). Sau khi Động Đình quân bị Thiên hậu giết, nhận Dạ thần là huynh đệ, nhưng chưa từng ủng hộ con đường báo thù sai lầm, tàn nhẫn của Dạ thần. Ngạn Hữu từng có mối tình đầu ngắn ngủi nhưng oan nghiệt với Tuệ Hòa công chúa và bị nàng ta hãm hại. Tính cách vừa tà vừa chính, hay tự luyến, thích vẽ "Mỹ nhân đồ", thường xuất hiện giúp đỡ Cẩm Mịch vào lúc khó khăn, đối với Cẩm Mịch hết lòng yêu thương chở che.

Thiên giới

Châu Hải My-Đồ DiêuThiên Hậu/ Điểu tộc tiền Công chúa

Chính thất của Thiên Đế, sinh mẫu của Húc Phượng và mẫu thân Nhuận Ngọc. Trước đây Thái Vi Thiên Đế muốn có quyền lực hậu thuẫn từ Điểu tộc nên mới cưới bà, không ngờ lòng chỉ có tình ý với Hoa Thần Tử Phân, đành ra Đồ Diêu vô cùng căm hận Tử Phân, khiến vị Hoa thần này chịu đựng Lưu Ly Tịnh Hỏa mà hồn phi phách tán.. Đồ Diêu cũng là người giết chết Tốc Ly (Động Đình Quân, công chúa của Long Ngư tộc) khiến Tốc Ly và Nhuận Ngọc nhà tan cửa nát, chịu đau khổ suốt đời.

Trong một lần bài mưu định sát hại Cẩm Mịch nhưng bị ngăn cản, tất cả việc đã làm trong quá khứ bị bại lộ, nhận hình phạt giam vào ngục Tì Sa, và sau đó nhảy vào hố tru tiên đài kết thúc cuộc đời

Hà Trung Hoa-Thái Vi

Tiền Thiên Đế

Phụ đế của Nhuận Ngọc và Húc Phượng. Tâm địa cũng chẳng kém gì Thiên Hậu, sẵn sàng dồn người khác vào đường chết nếu cản đường của hắn. Cưỡng bức Hoa thần, chia rẽ Hoa Thần với Thủy thần bằng cách ban hôn cho Thủy Thần, khiến nàng đau đớn suốt đời, cuối cùng hương tiêu ngọc vẫn. Lợi dụng mẫu thân Nhuận Ngọc- công chúa của Long Ngư Tộc Tốc Ly, khiến nàng chịu nhục sinh ra Nhuận Ngọc, cũng là nguyên nhân khiến nàng ngọc nát hương tan, cũng khiến Nhuận Ngọc thù hận không nguôi, bước vào con đường tranh đoạt.

Vương Nhân Quân-Lạc Lâm

Tiên Thủy Thần

Phụ thân Cẩm Mịch, Thượng thần của Thủy tộc. Đem lòng yêu mến Hoa Thần nhưng lại bị Thiên Đế chỉ hôn với Phong Thần. Cuối cùng, dùng một nửa tu vi của mình để luyện đao bảo hộ Cẩm Mịch nên không chống đỡ được Lưu Ly Tịnh Hỏa của Tuệ Hòa, khiến hồn phi phách tán. Cái chết của Thủy thần khiến Cẩm Mịch thù hận vô cùng, hiểu lầm Húc Phượng, một đao đoạt mệnh Húc Phượng.

Vương Viện Khả

Lâm Tú

Phong Thần

Thượng thần, kế mẫu Cẩm Mịch, yêu thương Cẩm Mịch như con ruột của mình. Nàng và Hoa Thần, Thuỷ Thần cùng nhau tập luyện, chơi đùa và lớn lên. Tuy là phu thê với Thủy thần, nhưng tương kính như tân, vô cùng tôn trọng nhau. Bản tính hiền lành, ôn nhu. Sau này vì bảo vệ Thủy thần mà trúng Lưu Ly Tịnh Hỏa, đến chết cầu mong với được tay đến Lạc Lâm. Cái chết của Lâm Tú cũng là nguyên nhân khiến Cẩm Mịch giết Húc Phượng.

Hạ Chí Viễn-Đan Chu

Nguyệt Hạ Tiên Nhân

Hồ Ly Tiên, vị thần tiên cai quản nhân duyên phàm giới. Thúc phụ của Nhuận Ngọc và Húc Phượng. Người duy nhất trên Thiên Giới ủng hộ cuộc tình của đôi uyên ương Húc Phượng Cẩm Mịch.

Đỗ Vũ Thần-Quảng Lộ

Tuyền Cơ cung Tiên thị/ Thượng Nguyên Tiên tử

Con gái của Thái Tị Chân Nhân, ngày tuyển thiên binh của Thiên giới liền giả nam trang tham gia, vì ái mộ Dạ thần Nhuận Ngọc mà hằng ngày lặng lẽ tiếp túc giả nam hầu hạ chàng. Tiểu tiên cô thanh nhã thoát tục, khí chất lay động lòng người, một mực si tình bên Nhuận Ngọc, ủng hộ và cổ vũ chàng bất kể chàng làm sai hay đúng. Sau này trở thành Thượng Nguyên Tiên tử vĩnh viễn hầu hạ Tân Thiên Đế, một lòng với chàng, cũng không cầu đáp lại, chỉ cần ở bên chàng dài lâu.

Lý Nghệ Tuyên-Đẩu Mẫu Nguyên Quân

Sư phụ của Phong Thủy Hoa Thần / Đế Chủ Tam Đảo Thập Châu /Mộc Thần Viễn Cổ / Thần Chiến Đấu

Thần Chiếu Đấu, chiến thần viễn cổ đã thoái ẩn lâu năm. Sư tôn của Thủy Thần Lạc Lâm, Phong Thần Lâm Tú, Hoa Thần Tử Phân... Người có quyền lực lớn nhất trong chư thần, đến Thiên Đế cũng phải nể nhiều phần nhưng lại không màng thế sự rút khỏi Thiên Giới. Thỉnh thoảng chỉ có nhã hứng xuất hiện trong buổi tu luyện của chúng thần ở Cửu Trùng Thiên, người giải Phong Ấn Già Lam và Độ Kiếp cho Cẩm Mịch. Là nữ thần vô tình vô ái, chân lý là thế gian này tình yêu chỉ là huyễn hoặc, vì yêu mà phiền lòng, vì yêu mà sợ hãi. Bản thân chỉ mạnh mẽ nhất khi không tồn tại thứ gọi là ái tình. Vị thần đáng kính nể của Thiên Giới vô tâm vô phế, không can dự vào chuyện thế gian.

Hoa Giới

Trương Diễm Diễm-Tử Phân

Tiên Hoa Thần

Thượng thần thượng cổ, là một cánh Phật Liên do Phật Tổ tọa vô tình bị rơi vào Lục Đạo Luân Hồi lạc tới Tam Đảo Thập Châu của Đẩu Mẫu Nguyên Quân, đệ nhất mỹ nữ Lục giới. Mẫu thân của Cẩm Mịch, có một đoạn tình 9 vạn năm với Thiên đế, nhưng hắn lại chọn Đồ Diêu để củng cố địa vị lên ngôi vua. Khiến nàng đau khổ, song sau đó dần có tình cảm với Thủy thần. Cuối cùng Thiên đế vì ghen tuông nên đã cưỡng bức nàng, bị Đồ Diêu sát hại. Không thể tỏ ý với Thủy thần, sau khi sinh Cẩm Mịch liền tan biến, để lại cho Cẩm Mịch một lời chúc phúc là Vẫn đan tuyệt tình tuyệt ái.

Bành Dương-Mẫu Đơn

Trưởng Phương Chủ

Lập lời thề với Hoa thần. Thay Hoa thần cùng 24 vị Phương chủ cai quản Hoa Giới, nuôi nấng Cẩm Mịch. Luôn lo lắng, yêu thương nàng như con

Mã Cảnh-Hải Đường

Hoa giới Phương Chủ

Một trong 24 vị Phương chủ, cùng Trưởng Phương Chủ thay Tiên Hoa Thần quản lý Hoa Giới. Rất trung thành với Hoa thần

Ninh Văn Đồng-Lão Hồ

Hoa giới

Cà rốt tinh, là người bạn thân của Nguyệt Hạ Tiên Nhân. Được Hoa thần nhờ chăm sóc cho Cẩm Mịch

Phó Nhu Mỹ Kỳ-Nhục Nhục / Khương Hoạt

Hoa giới Tiên tử

Bạn thân nhất của Cẩm Mịch. Vì cứu mạng Cẩm Mịch mà bị Cùng Kỳ giết hại. Khi lịch kiếp thì Khương Hoạt một lần nữa trở thành bạn chí thân của Cẩm Mịch ở Phàm Giới.

1
Cho câu thơ:"Vân xem trang trọng khác vời"a, Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo.b, Phân tích biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ: "Hoa cười ngọc thốt đoan trang".c, Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích vừa chép thơ. Trong bài viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối.Cho đoạn thơ sau:Kiều càng sắc sảo mặn màSo...
Đọc tiếp

Cho câu thơ:

"Vân xem trang trọng khác vời"

a, Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo.

b, Phân tích biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ: "Hoa cười ngọc thốt đoan trang".

c, Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích vừa chép thơ. Trong bài viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối.

Cho đoạn thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương

Khúc nhà tay lựa nên chương

 

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

1
12 tháng 4 2019

a,

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

b, Biện pháp ước lệ tượng trưng trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với những điều đẹp đẽ nhất của tự nhiên: hoa, ngọc.

Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền dịu, quý phái.

c, Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

    - Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của nhân vật, hai chữ “sang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.

    - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.

       + Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.

    - Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như trăng tròn.

    - Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió.

Câu 1: a. Chi tiết tưởng tượng kì ảo là gì? Mục đích của sự xuất hiện các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết và truyện cổ tích?b. Truyện cổ tích là gì? Kể tên 3 truyện cổ tích mà em biết.Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán,...
Đọc tiếp

Câu 1: a. Chi tiết tưởng tượng kì ảo là gì? Mục đích của sự xuất hiện các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết và truyện cổ tích?

b. Truyện cổ tích là gì? Kể tên 3 truyện cổ tích mà em biết.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng rất hậu.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

c. Cho biết ngôi kể và thứ tự kể của văn bản? Có thể đảo ngược thứ tự kể của văn bản được không? Vì sao?

d. Tìm các danh từ trong 2 câu văn: “Vua và đình thần chịu là thằng bé thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa”. e. Giải nghĩa các từ : đình thần, công quán.

Câu 3: Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng

Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

. Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân

a. Những câu thơ gợi em nhớ đến truyện dân gian nào mà em đã được học?

b. Cũng trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu có nói đến một số chi tiết trong truyện. Hãy nêu tên chi tiết, sự việc ấy?

c. Từ đoạn thơ trên, em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh : “Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng” 

2

Câu 1: a) Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết k có thật đc tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. 

- Mục đích của sự xuất hiện các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết và truyện cổ tích là: Tô đậm tính thần ,lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và các sự kiện. Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mk .

+) Làm tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc của những tác phẩm đó. 

b) Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, thông minh - ngốc nghếch, dũng sĩ - nhân vật có tài năng kì lạ, động vật. Có yếu tố hoang đường.

+) Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cg của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công, ..... 

- 3 truyện cổ tích mà em bt là: Thạch Sanh, Sọ Dừa, em bé thông minh ( câu này bn có thể tìm và tham khảo thêm những câu truyện cổ tích dân gian khác tùy vào yêu cầu của đề bài - cg có thể là những câu truyện dân gian của bên nc ngoài ) 

Câu 3: a) Những câu thơ ở trên gợi cho em nhớ đến truyện dân gian '' Thánh Gióng '' đã đc học .

b) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: vươn vai đầy khí thế, sự trưởng thành, lớn mạnh của cậu đồng thời cg là sự vươn vai của cả 1 dân tộc. Khi Gióng đi đánh giặc thì ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 

c) Bài làm: Bằng nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo, truyền thuyết '' Thánh Gióng '' đã xây dựng đc hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Người đọc k thể k ấn tưởng bỏi chàng trai đc sinh ra từ vc 1 người mẹ nông dân nghèo ướm thử vào vết chân to, về nhà thụ thai và 12 tháng sau sinh ra Gióng, điều này chứng tỏ cậu đc sinh ra từ sức mạnh thần thánh kết hợp sức mạnh của nhân dân nuôi dưỡng. Chú bé này thật khiến cho người ta cảm động về lòng yêu nc bới sau 3 năm k nói cười đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng gọi của non sông đất nc chú cất tiếng nói đầu tiên dõng dạc xin đi đánh giặc, cứu nc. Nhờ sức mạnh của cả dân làng, tình đoàn kết 1 lòng của dân tộc, cậu đã lớn nhanh như thổi, vươn vai 1 cái trở thành tráng sĩ. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nc, lòng căm thù giặc của nhân dân mà dẹp tan quân giặc. Sức mạnh của chú bé k chỉ tượng trưng cho sức mạnh tinh thần đoàn kết của đoàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng vũ khí thô sơ - tre và hiện đại - roi sắt. Ta càng tự hào hơn khi cậu đánh giặc xong k cần đợi vua ban thưởng mà '' cả người lẫn giữa từ từ bay về trời '' - chi tiết thật kì ảo nhưng cg thật ung dung, nhẹ nhàng. Trong con người Gióng chỉ có yêu nc và cứu nc, k mành danh địa vị riêng cho mk. Như vậy, Thánh Gióng đã trở thành hình tượng bất tử trong lòng của dân tộc, là hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu nc, sức mạnh quật khởi của dân tộc, là tấm gương sáng chói lóe của thế hệ trẻ tại Việt Nam. 

6 tháng 8 2020

mkol,l,ol,m kol,kolk,mko,kolk,ol,k

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.Gió đưa cành trúc la đàTiếng...
Đọc tiếp

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Nguyễn, đã từng miêu tả hồ Tây: “Tây hồ chân cá thị Tây Thi” nghĩa là hồ Tây đích thực là nàng Tây Thi. Đây là một cách ví von độc đáo nhưng thật đúng với hồ Tây, một thắng cảnh của thủ đô đẹp cả bốn mùa, lộng lẫy trong mùa xuân, rực rỡ trong mùa hè, thanh tú trong mùa thu, đằm thắm trong mùa đông.

A. Đúng

B. Sai

1
20 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B