K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở  3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Công cuộc Đổi mới đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển chứ chưa vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D

5 tháng 9 2018

Hướng dẫn: SGK/7-8, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B.

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoịCâu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếa. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng...
Đọc tiếp

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?

a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000

Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.

a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoị

Câu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

a. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD và DV

b. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, tăng dịch vụ

c. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD. Khu vực DV cao nhưng còn biến động

d. Tăng tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, giảm khu vực DV.

Câu 4: “Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động” là đặc trưng của quá trình chuyển dịch kinh tế nào?

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 5: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

a. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần

b. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước sang tập thể và nhiều thành phần

c. Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần sang khu vực nhà nước và tập thể

d. Chuyển từ khu vực tập thể sang khu vực nhà nước và khu vực nhièu thành phần.

Câu 6: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là:

a. Kinh tế Nhà nước.

b. Kinh tế ngoài nhà nước.

c. Kinh tế tập thể.

Câu 7: Việt Nam gia nhập WTO năm nào

a. 1995 b. 2007 c. 2010 d. 2012.

Câu 8: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế?

a.5 b. 6 c. 7 d. 8

Câu 9: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm

a.3 b. 4 c. 5 d. 6.

Câu 10: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá năm nào?

a.1995 b. 1996 c. 1997 d. 1998.

Câu 11. Nguyên nhân nào chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?

a. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.

c. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

d. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.

Câu 12: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò gì?

a. Địa bàn sinh sống của người dân

b. là mặt bằng xây dựng các công trình

c. Nơi sinh sống của các loài sinh vật

d. Là tư liệu sản xuất không thay thế được

Câu 13: Diện tích đất phù sa nước ta là

a. 3 triệu ha b. 4 triệu ha c. 5 triệu ha d. 6 triệu ha

Câu 14: Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta

a. ĐBSH, ĐBSCL, Tây Nguyên

b. ĐBSH, TDMNBB, Đông Nam Bộ

c. ĐBSCL, ĐBSH, đb ven biển miền Trung

d. ĐBSCL, Đông Nam Bộ, TDMNBB

Câu 15: Diện tích đất feralit nước ta là

a. Trên 14 triệu ha b. trên 15 triệu ha

c. Trên 16 triệu ha d, Trên 17 triệu ha

Câu 16: Đâu không phải những khó khăn của khí hậu nước ta với sự phát triển nông nghiệp

a. Bão, lũ

b. Gió Tây khô nóng

c. Sương muối, rét hại

d. Tuyết rơi, đóng băng

Câu 17: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm nông nghiệp nước ta vì:

a. Khí hậu nước ta có sự phân hoá Đông - Tây

b. Khí hậu có sự phân hoá một mùa mưa và một mùa khô

c. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

d. Khí hậu có sự khác nhau giữa các vùng, miền

Câu 18: Việc tăng cường xây dựng thuỷ lợi ở nước ta nhằm mục đích gì?

a. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô.

b. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng.

c. Phát triển nhiều giống cây trồng mới.

d. Dễ dàng áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp

Câu 19: Năm 2003, nước ta có bao nhiêu % lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

a. 50% b. 60% c. 70% d. 80%

Câu 20: Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp nước ta là:

a.Nền nông nghiệp nhiệt đới.

b. Nền nông nghiệp ôn đới.

c. Nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao.

d. Nền nông nghiệp lạc hậu, cổ truyền.

Câu 21: Nước ta có thể trồng được hai đến 3 vụ lúa và rau, màu trong một năm do:

a.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nguồn nhiệt, ẩm phong phú.

b. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng theo độ cao, theo chiều Bắc – Nam

c. Nguồn nước tưới dồi dào và đa dạng quanh năm.

d. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 22: Ưu điểm quan trong nhất của nguồn lao động Việt Nam trong phát triển nông nghiệp là:

a.Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

b. Lao động nước ta cần cù, chịu khó.

c. Giàu kinh nghiệm sản xuất, gắn bó với đất đai.

d. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Câu 23: Nhân tố đóng vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là:

a.Nhân tố đất đai.

b. Nhân tố khí hậu.

c. Nhân tố kinh tế - xã hội.

c. Nhân tố thuỷ lợi.

Câu 24. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

a. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

b. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

c. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

d. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

 

 

 

Câu 25: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhóm cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất

a. Cây lương thực

b. Cây công nghiệp lâu năm

c. Cây ăn quả, rau đậu

d. Cây Công nghiệp hằng năm

Câu 26: Loại cây nào có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

a. Cây lương thực b. Cây công nghiệp

c. Cây ăn quả d. Cây rau đậu, cây khác.

Câu 27 Loại cây nào không phải cây lương thực?

a. Ngô b. Lạc c. Khoai d. Sắn

Câu 28: Lạc là cây CN hằng năm được trồng nhiều nhất ở đâu?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 29: Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 30: Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là?

a. Vùng ĐBSCL, TDMNBB

b. Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ

c. Vùng ĐBSH, ĐBSCL.

d. Vùng ĐBSCL, Tây Nguyê

0
13 tháng 1 2017

Đáp án C

Sau công cuộc Đổi mới năm 1986, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao. (SGK/8 Địa lí 12). Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh là không đúng.

12 tháng 12 2018

Đáp án C

Sau công cuộc Đổi mới năm 1986, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao. (SGK/8 Địa lí 12). Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh là không đúng

7 tháng 10 2017

Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Năm 1986 Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kéo dài, từng bước ổn định và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp mới, các khu công nghiệp; thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp…

=> Như vậy, chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, công nghiệp nước ta giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

1 tháng 11 2021

Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là:

A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước.

B. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.

⇒ Đáp án:    C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

17 tháng 8 2017

Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Vì khu vực I tỉ trọng giảm dần và hiện nay đã chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành kinh tế ( năm 2005, khu vực I chiếm 21%) (sgk Địa lí 12 trang 82 và Atlat trang 17)

=> Chọn đáp án A

3 tháng 4 2018

Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Đáp án cần chọn là: B

31 tháng 10 2019

Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng đô thị hóa để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :

- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

#Loigiaihay

1 tháng 11 2019

Trần Mạnh Hòa Ai nói cop cái đó t tự đánh nhé.

8 tháng 3 2019

Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, từ năm 1995-2007, tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đã thấp nhất trong cơ cấu kinh tế và năm 2007 chỉ chiếm 20,3% cơ cấu kinh tế. Nên nhận xét khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất là không đúng

=> Đặc điểm không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là “Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm”

=> Chọn đáp án B