K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2019

Trả lời: Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là: 120 bãi cát.

Chọn: C.

23 tháng 4 2017

Hình ảnh “bãi cát dài” biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 12 2016

Mũi Né, một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở tỉnh Bình Thuận. Nó có những bãi biển đẹp và những đồi cát tuyệt đẹp với màu sắc khác nhau: màu trắng và màu vàng. Các bãi biển có cảnh quan tuyệt vời với nước, những cây dừa, cát trắng và bãi đá. Bạn có thể đến đó bằng xe buýt, và nó thường mất khoảng 4 giờ để đến đó. Bạn có thể bơi lội, chơi trên cát với các trò chơi: trượt cát hoặc lướt sóng trên biển. Nó là một nơi tuyệt vời cho thời gian giải trí của bạn sau thời gian học tập căng thẳng

Mui Ne is the one of the most beautiful beach in Viet Nam belongs Binh Thuan Province. It has many beautiful beach and the beautiful sand with the plenty of colors : white and yellow. The beaches have wonders with water, coconut trees, white sand and reef.You can travel it by bus and it often takes you 4 hours to travel there. You can swim, play on the sand with many games, sliding sand or surffing . It's a wonderful for your leisure time after a period of intense study

11 tháng 3 2020

Câu nào dưới đây không phải là câu ghép .

a. Cát càng mịn , biển càng trong 

b. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát , bọt tung trắng xoá

c. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát , tung bọt trắng xoá

học tốt

15 tháng 11 2020

câu c bạn nhé

hok tốt!

9 tháng 10 2021

Bạn có thể làm theo bài sau đây: Bình về bài thơ này, Nguyễn Tuân viết: “… thơ nói về trường thi của Tú Xương giống như những lời thanh nghị của một lớp sĩ phu thời đó. Không đánh được ai bằng khí giới, thì ít nhất cũng phải lấy bút ràm vẩy cái mực sĩ khí vào những nghè, những cử bịt mũi xu thời! Vẩy vào, và than một đôi lời”. Tú Xương sinh năm 1870, đến năm 15 tuổi đã bắt đầu đi thi. Khoa Ất Dậu 1885, không đỗ. Khoa Mâu Tí 1888, khoa Tân Mão 1891 đều hỏng. Khoa Giáp Ngọ 1894, chỉ đỗ tú tài, năm đó 24 tuổi và từ đó đã chính thức thành tên Tú Xương. “Thi không ăn ớt thế mà cay”. Tú Xương còn vác chõng thi tiếp 4 khoa nữa: Khoa Đinh Dậu 1897, khoa Canh Tí (1900), Khoa Quý Mão (1903) và khoa Bính Ngọ (1906). Nguyễn Tuân nói: “Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau(1907). Tức là Tú Xương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi”. “Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì?” (Buồn thi hỏng) Khoa thi Đinh Dậu đối với Tú Xương có một ý nghĩa đặc biệt: nhiều hăm hở và hy vọng. Khoa thi trước (khoa Giáp Ngọ, 1894) ông đã đỗ Tú tài nên khoa thi này ông hy vọng sẽ đổ cử nhân bước lên đài danh vọng “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Nhan đề bài thơ còn có một cái tên khác: “vịnh khoa thi Hương”. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời. 1-Hai câu đề giới thiệu một nét mới của khoa thi Đinh Dậu: “Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước. Bấy giờ nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lệ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng đã cuối mùa. Và kẻ chủ xưởng ra các khoa thi ấy là nhà nước – là chính phủ bảo hộ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kỳ thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời Nguyễn, ở Bắc Kỳ có hai trường thi Hương là trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Tây thực dân chiếm trường thi Hà Nội, nên mới có chuyện sĩ tử Hà Nội phải thi lẫn với trường Hà như thế. Theo Nguyễn Tuân cho biết, khoa thi 1894, trường thi Nam Định có 11 ngàn sĩ tử, lấy đỗ 60 cử nhân và 200 tú tài. Tú Xương đỗ tú tài khoa thi đó. Chắc chắn khoa thi Hương năm Đinh Dậu số người dự thi còn đông hơn nhiều! 2 – Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa. “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo – Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” nên trường thi mới có hình mỉa mai “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” ấy! Nét vẽ thứ hai cũng thật tài tình: “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa” Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Bức tranh nhị bình biếm hoạ độc đáo này gợi tả lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến ở nước ta: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ. Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”. 3 – Hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướng danhkhoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên công sứ Nam Định Le Normand đã đến dự. Các ông cử tân khoa, các ông tú mền, tú kép… phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, lạy mụ đầm “váy lẽ quét đất”, “trên ghế, ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết: “Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến, Váy lê quét đất, mụ đầm ra”. Tây thực dân đang đè đầu lưỡi cổ dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lữ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kỳ long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lê quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã: “Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rông”. Nguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: “Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục”. Vịnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu nếu thiếu đi hai hình ảnh ông Tây mụ đầm, bức tranh biếm hoạ coi như chẳng còn gì. Nghệ thuật đối của Tú Xương đã làm tăng sức hấp dẫn cho phong cách hiện thực Tú Xương. Và nhờ có “lọng” đối với “váy”, “quan” đối với “mụ” mà giọng cười, lối cười, hương cười, sắc cười (chữ của Nguyễn Tuân) của câu thơ Tú Xương kế thừa được cái cười dân tộc trong ca dao, trong tuồng chèo cổ. Có hiểu được rằng lọng là một trong thứ nghi trượng (cờ, biển, tán, tàn, võng, lọng…) cao sang được dùng trong nghi lễ đón rước cúng tế lại được đem đối với váy (đồ dơ), mới thấy nghệ thuật trào phúng độc đáo trong phép đối của Tú Xương. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng, lạnh lùng qua cặp câu luận này. 4 - Phần kết Nguồn mạch trữ tình như được chiết xuất ra từ những điều mắt thấy tai nghe, từ những nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn trong ngoài, trên dưới nơi trường Nam năm Đinh Dậu: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”. Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọ hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng. Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, nhưng con người có lòng tự tôn dân tộc… ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kỳ Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài tinh hoa của đất nước. Ba tiếng “nào ai đó” phiếm chỉ càng cho tiếng than lời kêu gọi trở nên thấm thía, lay gọi thức tỉnh. Chữ “ngoảnh cổ” gợi tả một thái độ, một tâm thế không thể cam tâm sống nhục mãi trong đời nô lệ. Phải biết đau nỗi đau của đất nước. Phải biết nhục trong nỗi nhục nô lệ. Phải biết “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”. “Cảnh nước nhà” là cái cảnh nhục nhã “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu… (…) Kẻ chức bồi, người tước cu li Thông ngôn, kí lục chi chi Mãn đời lính tập, trọn vị quan sang!” (Á tế á ca) Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến,… Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau nhục về mất nước như ngưng đọng uất kết lại thành tiếng thở dài, lời than, có cả những dòng lệ… Bài thơ này còn mang một nhan đề khác: “vịnh khoa thi Hương”. Tác giả vừa ghi lại cảnh “nhập trường”, vừa tả lại cảnh “lễ xướng danh” qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ. Một hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Và trữ tình thấm thía bao cay đắng tủi nhục. Chất thơ, hồn thơ, phong cách thơ Tú Xương là như thế! Bình về bài thơ này, Nguyễn Tuân viết: “… thơ nói về trường thi của Tú Xương giống như những lời thanh nghị của một lớp sĩ phu thời đó. Không đánh được ai bằng khí giới, thì ít nhất cũng phải lấy bút ràm vẩy cái mực sĩ khí vào những nghè, những cử bịt mũi xu thời! Vẩy vào, và than một đôi lời”. Bài ca ngất ngưởng đi trên bãi cát [quote]Từ bài viết của [b]My_bol[/b] Dưới đây là 2 dàn bài bạn tham khảo để viết bài cho mình nhé!Chúc may mắn! Một số gợi ý về Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ( trích trong phân tích và bình giảng tác phẩm văn 11. Bài của Nguyễn Quang Trung) - Thể loại thể hát nói, thể loại phóng khoáng, tự do nhầm chuyển tải những quan điểm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, và coi việc bất chấp những ràng buộc của xã hội đầy những quy phạm là lối sống đẹp, đáng tự hào. Và Nguyễn Công Trứ là đại diện tiêu biểu. - Bài thơ vừa mang tính chất hồi kí củ một cuộc đời nhiều sóng gió nhưng không ít vinh quang, vừa là bức chân dung tự hoạ về một cá tính mạnh mẽ, một con người xuất chúng dám lấy cách sống ngang tàng, ngông ngạo, trái khoáy như một phương diện khẳng định bản ngã, vừa như một tuyên ngôn cho lối sống phóng khoáng, tận hưởng những thú vui ở đời, đối lập giữa cá nhân với xã hội tầm thường cổ lỗ. Mình chỉ trích thêm một số ý, cần tham khảo thêm thì bạn tìm sách đọc để biết rõ hơn. Khi phân tích tác phẩm cần tập trung để làm rõ tính ngất ngưởng để thấy được nhân cách của tác giả và phải rút ra được tuyên ngôn khẳng định cá tính của nhà thơ. -------------------------------------------------------- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ biểu hiện tập trung qua từ "ngất ngưởng". Qua bài thơ ta thấy rõ một nhân cách sống rất đặc biệt của ông, một người dám vượt lên trên thế tục, sống khác đời, vượt qua các mối ràng buộc của những luân lí hẹp hòi, ko quan tâm danh lợi. và có lẽ điều đáng khâm phục ở Nguyễn Công trứ đó là thái độ dửng dưng với sự được mất ở đời, với lời khen chê của mọi người. Sở dĩ nhà thơ dám sống như vậy bởi ông đã giải thoát khỏi các mối ràng buộc thông thường, những thê lực tinh thân vẫn ngự trị trong mỗi người xưa nay: được mất trong cuộc sống và sự đánh giá của dư luận Nguyễn Công Trứ sống tự do, khoáng đạt thật đấy, nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với đạo lý vua-tôi, -> Nguyễn Công Trứ là một người yêu nước, tái năng, bản lĩnh, dám vượt lên trên tất cả để khẳng định minh cho thấy ông là một người khá tự tin Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại : Trường sa / phục trường sa, Nhất bộ / nhất hồi khước. (Cát dài / bãi cát dài, Mỗi bước / lùi một bước)3 Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh : Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc. (Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ, Bộ hành nước mắt lã chã rơi). Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng : Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ? (Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non lội suối giận sao nguôi ?) Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung; Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng. (Xưa nay phường danh lợi, Bôn tẩu trên đường đời; Gió thoảng hơi men trong quán rượu, Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?) Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công : Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/ Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung/ Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/ Trường sa trường sa nại cừ hà ! Thản lộ mang mang úy lộ đa/ Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột : Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca : Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp, Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp; Quân hồ vi hồ sa thượng lập ? (Nghe ta ca “cùng đường” một khúc : Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp, Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt; Sao mình anh trơ trên bãi cát ?) Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng :Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào , âm thanh ấy phát ra từ đâu ?A . Bãi cát .            B. Gió .               C. Sóng biển .                D. Từ nước biển và bãi cát .Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng :Một con lắc dao động 120 lần trong một phút . Tần số của nó là :A. 120 Hz .                          B. 60 Hz .                       C. 2 Hz .                         D. 2 s .Câu 3:...
Đọc tiếp

Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng :

Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào , âm thanh ấy phát ra từ đâu ?

A . Bãi cát .            B. Gió .               C. Sóng biển .                D. Từ nước biển và bãi cát .

Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng :

Một con lắc dao động 120 lần trong một phút . Tần số của nó là :

A. 120 Hz .                          B. 60 Hz .                       C. 2 Hz .                         D. 2 s .

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng :

Tai người có thể nghe được âm thanh với tần số trong khoảng :

A.  từ 0 Hz  ….20 Hz                                   B. từ 20 Hz……40 Hz

C. từ 20 Hz……..20 000 Hz                     D. lớn hơn 20 000 Hz

 

 

Câu 4 : Vật phát ra âm to hơn khi nào ?

A. Khi vật dao động nhanh hơn.

B. Khi vật dao động mạnh hơn.       

C. Khi tần số dao động lớn hơn.

D. Cả ba trường hợp trên .

Câu 5: Bạn Hoàng Anh đã đếm được trong 2 phút , mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn nhà mình mổ xuống được 120 lần . Đố em tần số mổ của nó là bao nhiêu  ?

A. 1 Hz    Đ                       B. 30 Hz                             C. 60 Hz                            D. 120 Hz .

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Những âm có tần số trên  20 000 dB gọi là siêu âm.

B. Những âm có độ to trên 130 dB gọi là siêu âm .

C. Những âm có tần số trên 20 000 Hz gọi là siêu âm .

D. Độ to của âm được đo bằng đơn vị  Hz .

Câu 7:  Chọn câu trả lời đúng.

A. Âm thanh không thể truyền đi trong nước.

B. Âm thanh không thể truyền đi trong chân không.  

C. Âm thanh không thể truyền đi được từ môi trường này sang môi trường khác .

D. Âm thanh chỉ truyền được từ môi trường rắn ra không khí .

Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng.

Một người quan sát sau khi nhìn thấy tia chớp  5s thì nghe được tiếng sét . Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ người quan sát  là 1700m . Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu ?

A.    170 m /s                  B. 340 m /s                         C. 170 km / s               D. 340 km /s.

Câu 9 : Chọn câu trả lời đúng.

Đặt một cái đồng hồ hẹn giờ vào trong một bình thủy tinh đậy kín nắp rồi bỏ chìm vào trong một thùng nước .

A. Nước càng đầy âm phát ra càng nhỏ.

B. Nước càng ít âm phát ra càng nhỏ .

C. Nước càng đầy âm phát ra càng bổng .

D. Nước càng ít âm phát ra càng trầm .

Câu 10 : Chọn câu trả lời đúng.

Tại sao khi áp tai vào sát tường thì ta nghe tiếng thì thầm của phòng bên cạnh trong khi nếu không áp sát tai thì không nghe được .

A. Vì nếu áp sát tường thì khoảng cách gần hơn do đó mà đễ nghe .

B. Do tiếng nói ở phòng bên cạnh đập vào tường , các phần tử vật chất  của tường dao động . Nếu tai ta áp vào tường thì những dao động đó sẽ truyền đến màng nhĩ của tai do đó mà tai nghe được .

C. Do tường là vật rắn nên âm truyền tốt hơn .

D. B và  C đều đúng .            

Câu 11 : Chọn câu trả lời đúng .

Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ ít nhất 1/ 15 s.

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ .

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ ít nhất 1/15 s.               

D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

 

 

 

Câu 12:  Chọn câu trả lời đúng.

 Người ta sử dụng phản xạ siêu âm trong những trường hợp nào sau đây?

A. xác định vị trí máy bay .

B. dò tìm khuyết tật trong vật rắn.

C. xác định độ sâu của biển.  

D. cả A, B , C đều đúng .

 

Câu 13 : Chọn câu trả lời đúng

Một người đứng áp tai vào đường ray . một người thứ hai đứng cách đó một khoảng 1700m gõ mạnh búa vào đường ray . người thứ nhất nghe thấy tiếng búa truyền trong thanh ray sớm hơn tiếng búa truyền trong không khí là  4s. Biết tốc độ truyền âm  trong không khí 340 m /s . Tốc độ truyền âm trong thép là:

A. 174,86 m/s                                 B. 318,75m/s

C. 392,3 m/s                                   D. 5100m/s              

 

 

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng

Theo em những âm thanh nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn.

A.             Tiếng nhạc mở lớn trong nhà kín.

B.             Tiếng nhạc từ các quán  karaoke gần trường học.

C.             Tiếng chó sủa khi chạy trên đồng.

D.             Tiếng tàu hỏa chạy qua khu dân cư ít người .

 

Câu15: Chọn câu trả lời đúng

Ta thường nghe tiếng xe cộ trước khi nhìn thấy nó , tuy nhiên có một vài loại máy bay ta lại nhìn thấy nó trước khi nghe tiếng . Em hãy giải thích tại sao ?

A. Vì máy  bay này dùng bộ phận giảm thanh .

B. Vì máy bay này có vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh .

C. Vì máy bay này có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng .

D. Vì môi trường bị ô nhiễm nên ta không nghe rõ .

 

2
28 tháng 12 2021

Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng :

Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào , âm thanh ấy phát ra từ đâu ?

A . Bãi cát .            B. Gió .               C. Sóng biển .                D. Từ nước biển và bãi cát .

Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng :

Một con lắc dao động 120 lần trong một phút . Tần số của nó là :

A. 120 Hz .                          B. 60 Hz .                       C. 2 Hz .                         D. 2 s .

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng :

Tai người có thể nghe được âm thanh với tần số trong khoảng :

A.  từ 0 Hz  ….20 Hz                                   B. từ 20 Hz……40 Hz

C. từ 20 Hz……..20 000 Hz                     D. lớn hơn 20 000 Hz

 

 

Câu 4 : Vật phát ra âm to hơn khi nào ?

A. Khi vật dao động nhanh hơn.

B. Khi vật dao động mạnh hơn.       

C. Khi tần số dao động lớn hơn.

D. Cả ba trường hợp trên .

Câu 5: Bạn Hoàng Anh đã đếm được trong 2 phút , mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn nhà mình mổ xuống được 120 lần . Đố em tần số mổ của nó là bao nhiêu  ?

A. 1 Hz   :Đ                       B. 30 Hz                             C. 60 Hz                            D. 120 Hz .

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Những âm có tần số trên  20 000 dB gọi là siêu âm.

B. Những âm có độ to trên 130 dB gọi là siêu âm .

C. Những âm có tần số trên 20 000 Hz gọi là siêu âm .

D. Độ to của âm được đo bằng đơn vị  Hz .

Câu 7:  Chọn câu trả lời đúng.

A. Âm thanh không thể truyền đi trong nước.

B. Âm thanh không thể truyền đi trong chân không.  

C. Âm thanh không thể truyền đi được từ môi trường này sang môi trường khác .

D. Âm thanh chỉ truyền được từ môi trường rắn ra không khí .

Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng.

Một người quan sát sau khi nhìn thấy tia chớp  5s thì nghe được tiếng sét . Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ người quan sát  là 1700m . Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu ?

A.    170 m /s                  B. 340 m /s                         C. 170 km / s               D. 340 km /s.

Câu 9 : Chọn câu trả lời đúng.

Đặt một cái đồng hồ hẹn giờ vào trong một bình thủy tinh đậy kín nắp rồi bỏ chìm vào trong một thùng nước .

A. Nước càng đầy âm phát ra càng nhỏ.

B. Nước càng ít âm phát ra càng nhỏ .

C. Nước càng đầy âm phát ra càng bổng .

D. Nước càng ít âm phát ra càng trầm .

Câu 10 : Chọn câu trả lời đúng.

Tại sao khi áp tai vào sát tường thì ta nghe tiếng thì thầm của phòng bên cạnh trong khi nếu không áp sát tai thì không nghe được .

A. Vì nếu áp sát tường thì khoảng cách gần hơn do đó mà đễ nghe .

B. Do tiếng nói ở phòng bên cạnh đập vào tường , các phần tử vật chất  của tường dao động . Nếu tai ta áp vào tường thì những dao động đó sẽ truyền đến màng nhĩ của tai do đó mà tai nghe được .

C. Do tường là vật rắn nên âm truyền tốt hơn .

D. B và  C đều đúng .            

Câu 11 : Chọn câu trả lời đúng .

Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ ít nhất 1/ 15 s.

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ .

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ ít nhất 1/15 s.               

D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

 

 

 

Câu 12:  Chọn câu trả lời đúng.

 Người ta sử dụng phản xạ siêu âm trong những trường hợp nào sau đây?

A. xác định vị trí máy bay .

B. dò tìm khuyết tật trong vật rắn.

C. xác định độ sâu của biển.  

D. cả A, B , C đều đúng .

 

Câu 13 : Chọn câu trả lời đúng

Một người đứng áp tai vào đường ray . một người thứ hai đứng cách đó một khoảng 1700m gõ mạnh búa vào đường ray . người thứ nhất nghe thấy tiếng búa truyền trong thanh ray sớm hơn tiếng búa truyền trong không khí là  4

Thiếu :) , nên đoán =))

s. Biết tốc độ truyền âm  trong không khí 340 m /s . Tốc độ truyền âm trong thép là:

 

A. 174,86 m/s                                 B. 318,75m/s

C. 392,3 m/s                                   D. 5100m/s              

 

 

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng

Theo em những âm thanh nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn.

A.             Tiếng nhạc mở lớn trong nhà kín.

B.             Tiếng nhạc từ các quán  karaoke gần trường học.

C.             Tiếng chó sủa khi chạy trên đồng.

D.             Tiếng tàu hỏa chạy qua khu dân cư ít người .

 

Câu15: Chọn câu trả lời đúng

Ta thường nghe tiếng xe cộ trước khi nhìn thấy nó , tuy nhiên có một vài loại máy bay ta lại nhìn thấy nó trước khi nghe tiếng . Em hãy giải thích tại sao ?

A. Vì máy  bay này dùng bộ phận giảm thanh .

B. Vì máy bay này có vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh .

C. Vì máy bay này có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng .

D. Vì môi trường bị ô nhiễm nên ta không nghe rõ .

 

28 tháng 12 2021

giúp mình với mình cần gấp nhanh lên nhé

xin các bạn đấy

31 tháng 8 2018

Đáp án:

Nghệ thuật:

- Điệp ngữ “bãi cát dài”

- Câu hỏi tu từ: “tính sao đây?”

Tác dụng : nhấn mạnh bãi cát mênh mông, vô tận. Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại.

Đáp án: D

22 tháng 8 2017

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Đáp án cần chọn là: D

1 tháng 9 2017

Nhan đề chữ Hán : “Sa hành đoản ca”.

Đáp án cần chọn là: A