Kể lại 1 câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em và bộc lộ cảm nghĩ của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé
Mẹ vẫn thường hay dạy em phải biết giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần giúp được ai đó em đều cảm thấy rất hạnh phúc. Chủ nhật tuần trước em vừa giúp bé Na tìm lại món đồ chơi của bé ấy bị thất lạc. Thân bài Bé Na là con của cô hàng xóm nhà em. Bé rất đáng yêu nên cuối tuần em thường sang nhà để chơi cùng bé. Na có nhiều đồ chơi nhưng em ấy đặc biệt thích con gấu bông xám có áo sọc đỏ. Đêm nào không có bé Gấu là Na không sao ngủ được. Chẳng hiểu sao gấu của Na bị mất lúc em ấy ngủ. Cả nhà cô hàng xóm đều tìm khắp mọi nơi mà chẳng thấy. Tối hôm ấy bé Na khóc vì không có gấu, nhìn em ấy buồn bã và luôn miệng đòi “gấu, gấu, gấu” em rất buồn mà không nghĩ ra gấu đang ở đâu. May mắn sáng hôm chủ nhật em đi mua thức ăn cùng mẹ và ngang một khu đất trống, nơi mà tụi em thường hay cùng nhau chơi thả diều hay bắt cào cào. Em chợt nhìn thấy chú chó đen của ba bé Na nuôi. Nó đang quanh quẩn ở đấy cùng những con chó khác trong xóm. Em chợt nghĩ có khi nào nó chính là kẻ đang mang bé Gấu của em Na đi mất? Em liền xin phép mẹ cho em chạy vào đó xem sao. Em tìm quanh những đám cỏ cao thấp mọc kín mít khu đất mà chẳng thấy. Em thất vọng định về thì thấy có vật gì đó là lạ trong ống bê tông cũ. Thì ra đó là con gấu của bé Na, em vui mừng vì đã tìm thấy món đồ chơi mà Na thích nhất. Em chạy thật nhanh về nhà và đưa cho mẹ bé. Cô ấy cảm ơn em và đem khâu lại vết sứt ở tai gấu, giặt gấu thật sạch. Lúc bé thức dậy, biết gấu cưng của mình đã trở về, em ấy vui mừng ôm em gấu vào lòng. Đôi bàn tay nhỏ xíu của Na vuốt vuốt lên má của chú gấu, đôi mắt bé rưng rưng khiến em cũng xúc động theo. Mẹ bé Na bảo bé hầu ạ để cảm ơn em, em hạnh phúc lắm, không phải vì được người khác cảm ơn mà là được nhìn thấy em Na vui cười. Kết bài Được giúp đỡ người khác dù chỉ là một việc nhỏ cũng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Em hứa sẽ vâng lời mẹ và thầy cô thường xuyên giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp được nhiều người hơn.
Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
- Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.
- Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.
- Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.
- Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.
- Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.Tham Khảo
Hai chữ "nào đâu" mở đầu khổ thơ, gợi nhắc một kỉ niệm đẹp đã lùi vào quá khứ. Sau mỗi câu hỏi tu từ là một khung cảnh vàng son của quá khứ được hổ vẽ ra: là nhưng đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy thơ mộng, lãng mạn; là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, không gian rộng lớn, hùng vĩ chúa sơn lâm nhìn ngắm giang sơn của mình đang dần thay đổi; rồi đến khung cảnh đầy âm thanh, màu sắc tiếng chim ca từng bừng trong buổi bình minh ru chúa sơn lâm vào giấc ngủ; khung cảnh tiếp theo hiện lên thật tráng lệ, chiều tà, màu đỏ của hoàng hôn hòa cùng với màu máu lênh láng sau rừng khiến không gian thêm phân huyền bí. Nhưng tất cả những khung cảnh ấy chỉ còn là kỉ niệm đẹp đẽ, câu thơ cuối cùng cất lên đầy ai oán tha thiết: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ tha thiết, khắc khoải của hổ. Dù nơi đại ngàn không còn thể một lần nhìn thấy, nhưng trong từng câu thơ ta thấy được khao khát mãnh liệt được giải phóng, được tự do. Tâm trạng của hổ cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, sống trong cảnh kìm kẹp, tù hãm của kẻ thù. Bởi vậy, tiếng thơ trong bài thơ càng nhận được sự đồng cảm lớn hơn từ bạn đọc.
Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả chân thực nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồng thời cũng cho thấy khát vọng từ do mãnh liệt của nó. Đằng sau hình ảnh con hổ cũng chính là tâm trạng, khát vọng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ
Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc :.“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Thứ nhất: câu nghi vấn phải là câu của mình chứ không phải câu của bài thơ
Thứ hai: mình cần đoạn văn(là viết liền không tách đoạn)
Thứ ba: mình cần câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao hổ lại nhớ về quá khứ của mình?" và đoạn văn nói về câu trả lời này chứ không phải đi phân tích bài thơ đó
Cảm ơn
kể về một chuyện mà mình đã từng giúp đỡ người khác ( như một hôm nào đó em giúp ai , giúp về chuyện chi ......) đó là gợi ý nha
Đến bây giờ em vẫn không quên câu chuyện hồi lớp 3. Hôm đó, trong tiết kiểm tra toán không hiểu sao vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và em còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Em liền hỏi nhỏ bạn:
- “Linh có chuyện gì thế”.
Linh nói:
- “Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin tiền để mua bút viết bài vào vở Toán”
Em không ngần ngại và quyết định:
- “Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.”
Chiếc bút này do mẹ tặng em nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Cuối buổi học, Linh trả cho em chiếc bút và nói:
- “Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!”
Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được cô giáo phê: Hoàn thành xuất sắc bài làm. Em mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà em kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Em như thấm thía câu nói đấy của mẹ và em không bao giờ quên được.