K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ở một loài động vật có cơ chế xác định giới tính: giới cái XX; giới đực XY. Xét 3 tính trạng: màu mắt, chiều dài cánh, màu sắc thân. Trong đó, Gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở vùng không tương đồng giữa X và Y, trong đó mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cùng 1 NST thường, xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số...
Đọc tiếp

Ở một loài động vật có cơ chế xác định giới tính: giới cái XX; giới đực XY. Xét 3 tính trạng: màu mắt, chiều dài cánh, màu sắc thân. Trong đó, Gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở vùng không tương đồng giữa X và Y, trong đó mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cùng 1 NST thường, xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Trong đó: cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn, thân đen trội hoàn toàn so với thân xám . Phép lai P: cái, mắt đỏ, thân đen, cánh dài x đực, mắt đỏ, thân đen, cánh dài. Thu được F1 có kiểu hình mắt trắng, thân xám, cánh ngắn là 4%. Theo lí thuyết, số phát biểu có nội dung đúng trong các phát biểu dưới đây về F1?

(1) Có 2 trường hợp cho phép lai P xảy ra với giả thiết của bài toán.

(2) Có 40 kiểu gen, 12 loại kiểu hình

(3) Trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/99

(4) Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 11/50

(5) Số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ là 0.24

A. 1                       

B. 4                        

C. 2                        

D. 3

1
24 tháng 12 2018

Đáp án A

Qui ước:

D: mắt đỏ, d: mắt trắng

A: cánh dài, a: cánh ngắn

B: thân đen; b: thân xám

P: cái (XX), mắt đỏ, thân đen, cánh dài x đực (XY), mắt đỏ, thân đen, cánh dài.

F1: có kiểu hình mắt trắng, thân xám, cánh ngắn là 4%.

Xét tính trạng màu mắt

Ở P, đực có kiểu hình mắt đỏ => có kiểu gen là XDY

=> Toàn bộ con cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ

=> kiểu hình mắt trắng ở F1 chỉ có ở con đực => ở F1 tồn tại con đực có kiểu gen XdY

=> Con cái ở P có kiểu gen XDXd.

Khi đó P: ♀ XDXd x XDY => con đực XdY chiếm 1/4

=> kiểu hình thân xám, cánh ngắn chiếm 0.16 = 40% x 40%

=> P có kiểu gen là AB/ab

Xét các phát biểu đề bài cho

Phát biểu 1: Có 2 trường hợp cho phép lai P xảy ra với giả thiết của bài toán. Phát biểu này sai. Chỉ có 1 trường hợp duy nhất cho phép lai P xảy ra đúng với giả thiết của bài toán.

Đó là P: ♀AB/ab XDXd x AB/ab XDY (f = 0,2)

Phát biểu 2: F1 có 40 kiểu gen, 12 loại kiểu hình. Phát biểu này đúng AB/ab x AB/ab cho 4 loại kiểu hình và 10 kiểu gen XDXd x XDY cho 3 loại kiểu hình (cái mắt đỏ, đực mắt đỏ, đực mắt trắng) và 4 kiểu gen.

=> AB/ab XDXd x AB/ab XDY cho 40 kiểu gen và 12 kiểu hình

Phát biểu 3: Trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/99. Phát biểu này sai.

Số cá thể cái mang kiểu hình trội 3 tính trạng trên (A-B-XDX-) là: (0,5 + 0,16)A-B-x 1/2XDX- = 33/100

Số cá thể cái đồng hợp trội 3 cặp gen trên (AB/AB XDXD) là: (0,4 x 0,4) AB/AB x 1/4XDXD =0,04

Vậy trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên , số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/33

Phát biểu 4: Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 11/50. Phát biểu này sai

Từ qui tắc 75 – 25 ta có F1: (0,66A-B- : 0,09aaB- : 0,09A-bb : 0,16aabb)(3/4D- : 1/4dd)

Vậy số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 3/4 x 0,16 + 1/4 x 2 x 0,09 = 0,165.

Phát biểu 5: Số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ  là 0.24. Phát biểu này sai.

TH1: tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XDXD.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0,08aB/ab hoặc 0,08Ab/ab

=> chiếm tỉ lệ 0,04

TH2: Tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XDXd hoặc 1/4XDY.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0.32AB/ab hoặc 0.02Ab/aB hoặc 0.01Ab/Ab hoặc 0.01aB/aB => chiếm tỉ lệ 0.18

TH3: Tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XdY.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0,08AB/ab hoặc 0,08AB/Ab => chiếm tỉ lệ 0,04

Vậy số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ là 0.26

Vậy, có tất cả 1 phát biểu có nội dung đúng, đó là phát biểu (1).

10 tháng 11 2016

P: XX * XY

GP; X X,Y

F1: 1XX:1XY

KH: 1cái:1đực

30 tháng 12 2016

- Con cái có cặp NST giới tính là XX

- Con đực có cặp NST giới tính là XY

+ Khi giảm phân hình thành giao tử, con cái cho 1 loại giao tử (trứng) X, con đực cho 2 loại giao tử (tinh trùng) X và Y mỗi loại chiếm tỉ lệ 50%

+ Khi thụ tinh, có sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 loại tổ hợp XX (con cái) và XY (con đực) với tỉ lệ 1 : 1

- Sơ đồ minh họa:

P: XX (mẹ) x XY (bố)

Gp: X X, Y

F1: 1 XX : 1XY

(1 đực : 1 cái)

26 tháng 3 2017

Đáp án C

(1) đúng

(2) sai, có những loài con cái là XY,

con đực là XX hoặc XO

(3) sai, tế bào sinh dưỡng và sinh dục

đều chứa NST giới tính

(4) đúng

(5) đúng

2 tháng 1 2017

Đáp án C

(1) đúng

(2) sai, có những loài con cái là XY, con đực là XX hoặc XO

(3) sai, tế bào sinh dưỡng và sinh dục đều chứa NST giới tính

(4) đúng

(5) đúng

16 tháng 11 2021

Được xác định bởi nhiễm sắc thể.

13 tháng 10 2018

Chọn B.

1- đúng.

2- đúng, nên có hiện tượng các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.

3- sai , ví dụ như chim XY là cái, XX là đực.

4- sai, NST giới tính ở giới đực và cái là khác nhau.

3 tháng 11 2016

- Số NST giới tính là: 720 : 12 = 60 (NST)

- Số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y, suy ra:

  • Số NST Y là: 60 / 3 = 20
  • Số NST X là: 20 * 2 = 40.

=> Số hợp tử XY là 20, số hợp tử XX là 10.

- Số cá thể đực (XX) được phát triển từ hợp tử là: 10 * 7/10 = 7

- Số cá thể cái (XY) được phát triển từ hợp tử là: 20 * 40% = 8

1 tháng 11 2016

Trong mỗi hợp tử có 2 nst giới tính

=> 2nst ứng vs 1/12 => 2n= 24

=> Số hợp tử đc tạo ra là 720/24= 30 hợp tử chứa 60 nst giới tính ( cả X và Y)

Số nst X gấp 2 lần Y=> có 40 nst X 20 nst Y

=> số hợp tử XY là 20. số hợp tử XX là 30-20= 10

=> số cá thể đực là 20*40%= 8 cơ thể

số cá thể cái là 10*7/10= 7 cá thể

13 tháng 4 2019

Đáp án D

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh

31 tháng 5 2019

Chọn đáp án A

1. Đúng. Trên các NST giới tính, ngoài gen quy định giới tính SRY còn có các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính. Trên NST Y có 78 gen, còn trên X có nhiều gen hơn vì kích thước X lớn hơn.

VD: gen gây bệnh mù màu, máu khó đông nằm trên NST giới tính X.

2, 3. Sai. Ở các loài động vật, NST giới tính gồm 1 cặp tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở giới đực và giới cái.

Các cơ chế xác định giới tính X-Y: ở người và đa số động vật có vú, XX-con cái, XY - con đực; ở chim, bướm, bò sát... XX - con đực, XY - con cái,...

4. Sai. Trên NST X và Y đều có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của X di truyền chéo, gen nằm trên vùng không tương đồng của Y di truyền thẳng, còn gen nằm trên vùng tương đồng của cả X và Y thì tuân theo quy luật phân li của Menden.

→ Chỉ có câu số 2 đúng → Số đáp án đúng là 1

11 tháng 1 2019

Chọn đáp án A

1. Đúng. Trên các NST giới tính, ngoài gen quy định giới tính SRY còn có các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính. Trên NST Y có 78 gen, còn trên X có nhiều gen hơn vì kích thước X lớn hơn.

VD: gen gây bệnh mù màu, máu khó đông nằm trên NST giới tính X.

2, 3. Sai. Ở các loài động vật, NST giới tính gồm 1 cặp tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở giới đực và giới cái.

Các cơ chế xác định giới tính X-Y: ở người và đa số động vật có vú, XX-con cái, XY - con đực; ở chim, bướm, bò sát... XX - con đực, XY - con cái,...

4. Sai. Trên NST X và Y đều có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của X di truyền chéo, gen nằm trên vùng không tương đồng của Y di truyền thẳng, còn gen nằm trên vùng tương đồng của cả X và Y thì tuân theo quy luật phân li của Menden.

→ Chỉ có câu số 2 đúng → Số đáp án đúng là 1.

2 tháng 11 2021

- Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

Đặc điểm so sánh

NST thường

NST giới tính

Số lượng

Số lượng nhiều hơn và giống nhau ở cá thể đực và cái.

Chỉ có 1 cặp và khác nhau ở cá thể đực và cái.

Đặc điểm

Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tường đồng (XY).

Chức năng

Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể.

Mang gen qui định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.

 - Đặc điểm:

+ Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội, khác nhau giữa giống đực và giống cái:

Giới đực: XY, giới cái: XX (đa số các loài động vật).

Ở một số loài như châu chấu, bướm: giới đực (XX), giới cái (XY).

+ Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

- Chức năng: mang gen quy định tính trạng giới tính và gen không quy định tính trạng thường.