K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2018

Đáp án A

29 tháng 4 2018

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với các câu: a, b, c, d, đ, e, g, i, l

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 8 2021

1. Theo để mẹ không ngăn cản mình tham gia các hoạt động tập thể Lan nên:

+ Giải thích cho bố mẹ biết lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể…

+ Lan có thể nhờ trực tiếp thầy cô giáo nói chuyện vơi bố mẹ để bố mẹ tạo điều kiện cho bạn Lan tham gia các hoạt động tập thể phù hợp với độ tuổi, nhu cầu, năng lực của bạn ấy.

2.a, Em suy nghĩ Hà như làm vậy là chưa đúng, bởi ngoài việc học bạn còn phải biết phụ 

giúp bố mẹ làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi,…

b, Theo em Hà thực hiện tốt bổn phận của trẻ em đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội) như:

+ Cần cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt

+ Biết phụ giúp bố mẹ 

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ của học sinh.

+ Tham gia các hoạt động của thôn xóm,..phù hợp với lứa tuổi.

4 tháng 8 2021

 

1. Lan nên giải thích cho bố mẹ biết lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể

+ Lan có thể nhờ thầy cô giáo nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ tạo điều kiện cho bạn Lan tham gia các hoạt động tập thể 

2. a, Em suy nghĩ Hà như làm vậy là chưa đúng, bởi ngoài việc học bạn còn phải biết phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi

b, Theo em Hà thực hiện tốt bổn phận của trẻ em đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội như:

+ Cần cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt

+ Biết phụ giúp bố mẹ 

+ ...

28 tháng 9 2019

Đáp án: C

3 tháng 1 2020

1 - vì nó sẽ mở rộn tầm hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân . Đồng thời , thông qua hoạt động tập thể , hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể , tình cảm thân ái với mọi người xung quanh , sẽ được mọi người yêu quý .

- theo mình thì khi trải nghiệm xong mình cảm thấy rất buồn . Nhưng trong lòng tôi vẫn mong rằng các bạn sẽ vui vẻ hơn . Trong những lúc đó các bạn ấy nhiệt tình tham gia , xôi nổi , tự tin . Tôi vốn là một cô bé ghét tham gia vào các hoạt động của trường , lớp. Bởi vì nó quá nhàm chán . Sao tôi lại không biết lúc đó tôi đã nói với cô không muốn tham gia nhưng cô bảo că lớp phải cùng đi một người vì mọi người , mọi người vì một ngươi . Nhìn thấy sự kiên quyết của cả lớp nên đă đi nhìn thấy những người bạn nhiệt tình như vây làm tôi cứ muốn nhiệt tình hơn. sau buổi hoạt động ấy mặc dù rất mệt nhưng ai ai cũng vui cả 

2. sai vì nếu không đi các bạn sẽ buồn và bỏ qua mất một buổi vui nhất trong cuộc đời của mỗi con người . sẽ bị các bạn ghet bỏ và không thích chơi . hãy ttích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 

Khoanh tròn vào ý kiến trước tình huống thể hiện hợp tác với mọi người xung quanh:A. Nhóm của Lan được phân công chuẩn tổng vệ sinh lớp học, trang trí và chuẩn bị khăn trải bàn, lọ hoa cho buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Các bạn trong nhóm đã phân công nhau mỗi người một việc chẳng mấy chốc công việc đã hoàn thành.B. Tổ của Huy được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào ý kiến trước tình huống thể hiện hợp tác với mọi người xung quanh:

A. Nhóm của Lan được phân công chuẩn tổng vệ sinh lớp học, trang trí và chuẩn bị khăn trải bàn, lọ hoa cho buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Các bạn trong nhóm đã phân công nhau mỗi người một việc chẳng mấy chốc công việc đã hoàn thành.

B. Tổ của Huy được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11. Nhưng Huy viện lý do không biết hát và nhất định không tham gia.

C. Lớp Minh được phân công quét dọn khu sân chơi của trường. Minh đã không tham gia vì nghĩ đây là việc chung của cả lớp nên ai tham gia được thì tham gia.

D. Sắp đến tết, mọi người trong xóm của Hoa lại phân công nhau làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Theo lịch phân công, cả gia đình Hoa tích cực tham gia gom rác, quét dọn và quét sơn lại những bức tường đã cũ.

2
10 tháng 1 2017

A. Nhóm của Lan được phân công chuẩn tổng vệ sinh lớp học, trang trí và chuẩn bị khăn trải bàn, lọ hoa cho buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Các bạn trong nhóm đã phân công nhau mỗi người một việc chẳng mấy chốc công việc đã hoàn thành.

D. Sắp đến Tết, mọi người trong xóm của Hoa lại phân công nhau làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Theo lịch phân công, cả gia đình Hoa tích cực tham gia gom rác, quét dọn và quét sơn lại những bức tường đã cũ.

1 tháng 9 2021

đáp án: A và D

24 tháng 10 2019

- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g), (i), (k), (l).

- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (đ), (h).

29 tháng 10 2016

Việc ngăn cấm đó có xâm phạm đến quyền trẻ em ( quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật) Vì: Trẻ em là những mầm non đang lớn, cần phải được tạo điều kiện phát triển toàn diện. Hoạt động vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp các em thoải mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Theo nội dung của Điều 32, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em thì trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, được giải trí và tự do tham gia sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.Đồng thời pháp luật cũng quy định gia đình phải có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

(Biết j làm ấy. Sai thoy nhen Trang)

3 tháng 3 2017

thế cũng hỏi

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: “ Học … không tày học …”   A. cô – dì.                      B. bác – chú.                 C. bạn – thầy.               D. thầy – bạn.Câu 2: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào ?   A. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.             B. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.   C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.             D. Giúp...
Đọc tiếp

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: “ Học … không tày học …”

   A. cô – dì.                      B. bác – chú.                 C. bạn – thầy.               D. thầy – bạn.

Câu 2: Việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào ?

   A. Giúp đất nước ngày càng tươi đẹp.             B. Giúp phát triển nhân cách toàn diện.

   C. Giúp phát triển văn hóa toàn diện.             D. Giúp đất nước phát triển.

Câu 3: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?

   A. Tiêm phòng cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng của ngành Y tế.

   B. Bênh vực khi bạn bị bắt nạt.

   C. Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.

   D. Nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm những việc nặng nhọc.

Câu 4: Tạo điều kiện để trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng là thực hiện

   A. nhóm quyền phát triển.                                  B. nhóm quyền tham gia.

   C. nhóm quyền bảo vệ.                                       D. nhóm quyền sống còn.

Câu 5: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào sau đây?

   A. 1989.                          B. 1998.                          C. 1878.                         D. 1887.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không vi phạm về quyền trẻ em?

   A. Anh M cho con gái tham gia vui chơi cùng bạn bè.

   B. Anh N đánh đập con gái bị thương tích nặng.

   C. Chị K bắt trẻ em dưới 16 tuổi theo con đường mại dâm.

   D. Anh T nhận trẻ em dưới 16 tuổi vào làm việc cho nhà hàng của mình.

Câu 8: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về vấn đề học tập của con người?

   A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

   B. Học tày không bằng học bạn.

   C. Có cày có thóc, có học có chữ.

   D. Thua keo này, bày keo khác.

Câu 9: Cơ quan nào sau đây có quyền lực đưa ra quyết định bắt người?

   A. Quốc hội.                                                           B. Tòa án nhân dân.

   C. Hội đồng nhân dân.                                        D. Chủ tịch tỉnh.

Câu 10: Những cơ quan nào sau đây có quyền lực đưa ra quyết định bắt người?

   A. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

   B. Hội đồng nhân dân và Tòa án nhân dân.

   C. Quốc hội và Viện kiểm sát nhân dân.

   D. Chủ tịch nước và Hội đồng nhân dân.

Câu 11: Chị P không cho bé K là con gái mình tham gia chương trình văn nghệ giao lưu ngày hội Trung thu, hành vi của chị P đã vi phạm nhóm quyền trẻ em nào sau đây?

   A. Nhóm quyền phát triển.                                 B. Nhóm quyền tham gia.

   C. Nhóm quyền bảo vệ.                                      D. Nhóm quyền sống còn.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện trái với bình đẳng trong giáo dục?

   A. Cộng điểm cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.

   B. Ban hành chính sách khuyến học tại địa phương.

   C. Con gái làm việc nhà không được đi học.

   D. Hỗ trợ trẻ em nghèo được đến trường.

Câu 13: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì ai là người có quyền bắt giữ?

   A. Chỉ Viện kiểm sát.                                           B. Những người làm bảo vệ.

   C. Tất cả mọi người.                                             D. Chỉ công an.

Câu 14: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

   A. Luật trẻ em.                                                        B. Luật kinh doanh.

   C. Luật hành chính.                                              D. Luật giáo dục.

Câu 15: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của việc học tập?

   A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

   B. Giấy rách phải giữ lấy nề.

   C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 16: Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là

   A. nghĩa vụ của mỗi công dân.                         B. trách nhiệm của mỗi công dân.

   C. bổn phận của mỗi công dân.                        D. quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Câu 17: Để thực hiện đúng quy định của pháp luật về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, chúng ta không được

   A. xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người khác.

   B. Lên án hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

   C. tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

   D. tự bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

Câu 18: Điều bao nhiêu của hiến pháp 2013 quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật quy định"?

   A. Điều 19.                    B. Điều 22.                    C. Điều 20.                    D. Điều 21.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây vi phạm về quyền trẻ em?

   A. Lôi kéo trẻ em tham gia vào tệ nạn xã hội.

   B. Lắng nghe quan điểm, ý kiến của trẻ em.

   C. Ủng hộ trẻ em vui chơi, giải trí.

   D. Đầu tư cho trẻ em được học tập.

Câu 20: Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối việc việc học tập của con em mình?

   A. Chỉ cần trả học phí cho trẻ.

   B. Tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động, của nhà trường.

   C. Không cần có trách nhiệm đó là trách nhiệm của nhà trường.

   D. Không cần có trách nhiệm đó là bổn phận của học sinh.

Câu 21: Chọn đáp án không phải là một trong những nhóm Quyền trẻ em được Công ước Liên hợp quốc công nhận

   A. Quyền bảo vệ.                                                   B. Quyền tự do tín ngưỡng.

   C. Quyền phát triển.                                             D. Quyền sống còn.

Câu 22: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào sau đây?

   A. Nhóm quyền sống còn.                                  B. Nhóm quyền bảo vệ.

   C. Nhóm quyền phát triển.                                 D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 23: Học tập giúp chúng ta

   A. có kiến thức, hiểu biết.

   B. phát triển toàn diện, giúp ích cho mình.

   C. có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

   D. hiểu biết, phát triển.

Câu 24: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào sau đây?

   A. Sống còn, bảo vệ, giáo dục, vui chơi.

   B. Sống còn, giáo dục, phát triển, tham gia.

   C. Giáo dục, tham gia, phát triển, bảo vệ.

   D. Sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia.

Câu 25: Điều nào trong hiến pháp 2013 quy định: "mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái pháp luật."?

   A. Điều 21.                    B. Điều 19.                    C. Điều 22.                    D. Điều 20.

Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về quyền và nghĩa vụ học tập?

   A. Giáo dục tiểu học thuộc độ tuổi từ 6 đến 11.

   B. Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

   C. Nhà nước luôn tạo điều kiện để ai cũng được học.

   D. Học tập không mang lại ý nghĩa nào cho con người.

Câu 27: Theo em, việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em?

   A. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.                B. Ưu tiên người con út trong gia đình.

   C. Không cho trẻ đến trường.                            D. Đánh đập, chửi mắng trẻ em.

Câu 28: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

   A. Căn cứ vào chỗ ở hiện tại.                            B. Căn cứ vào nơi sinh.

   C. Căn cứ vào Quốc tịch.                                    D. Căn cứ vào nơi làm việc.

Câu 29: Chỉ ra hành vi đúng đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập?

   A. Chỉ học ở trên lớp, về nhà chơi thoải mái.

   B. Tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách học tốt nhất.

   C. Quay cóp bài để có thành tích học tập tốt.

   D. Chỉ chăm chú học thật tốt các môn học, không tham gia các hoạt động khác của nhà trường.

Câu 30: Trong công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các quyền trẻ em bao gồm bao nhiêu nhóm?

   A. 2.                                 B. 3.                                 C. 4.                                 D. 5.

1
24 tháng 5 2021

1.C

2.B

3.D

4 B

5 A

7 A

8 D

9 B

10 A

11 B

12 C

13 C

14 D

15 C

16 D

17 A

18  C

19 A

20 B

21 B

22 B

23 C

24 D 

26 D

27 A

28 C

29 B

30.C

ko biết đúng ko nữa 

Môn: ĐẠO ĐỨC – LỚP 3Tên bài dạy : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1+ 2)Thời gian: 70 phútI.MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia...
Đọc tiếp

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: ĐẠO ĐỨC – LỚP 3

Tên bài dạy : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1+ 2)

Thời gian: 70 phút

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu

+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.

+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.

2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .

*GD TKNL&HQ:

- Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí.

- Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của mơi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.

- Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,…nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,…

- Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

*GDBVMT:

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):

*Mục tiêu:  Học sinh phát hiện và nhận thức được vấn đề về việc thực hiện tham gia việc, việc trường.

*Cách tiến hành:

1.GV đề nghị HS hát bài “Em yêu trường em”

2.GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về một số việc mà em đã tham gia ở trường, ở lớp.

3.Kết nối kiến thức.

4.Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

2. Hoạt động 2: Xem xét công việc (Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp)

 (10 phút)

 * Mục tiêu: HS biết được công việc của lớp, trường

 (Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học, giáo viên cũng yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện nội qui mà lớp, trường đề ra. Nên GVCN thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của học sinh trong lớp như: mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ ...).

- Từ các tình huống có sẵn các em đánh giá được bản thân mình.

- Học sinh nhận xét được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự điều chỉnh

mình.

* Cách tiến hành:

-Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.

- Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp

*GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”.

3. Hoạt động 3: Nhận xét tình huống (Hoạt động cá nhân – Nhóm - Cả lớp) (10 phút)

*Mục tiêu: Giải quyết tình huống hình thành kiến thức

* Cách tiến hành:

- Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèn những lý do giải thích phù hợp.

+ Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.

+ Lan làm như thế có được không? Vì sao?

- Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.

*GVKL: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng.

4. Hoạt động 4:Bày tỏ ý kiến (Làm việc cặp đôi - Chia sẻ trước lớp) (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết được hành động đúng, sai và có thái độ phù hợp.

* Cách tiến hành:

- Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung:

a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.

b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.

c) Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên.

d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng.

đ) Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9à10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

*GVKL: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể...

5. Hoạt động 5: Kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập để  học sinh tự đánh giá được bản thân mình.

* Cách tiến hành:

Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”.

Làm việc cả lớp - Trao đổi nhóm - Chia sẻ trước lớp

+ Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tường? Vì sao?

2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như  thế nào?

- Giáo viên trợ giúp cho học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung yêu cầu.

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

*Giáo viên kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt.

6. Hoạt động 6: Liên hệ và tự liên hệ  (Trao đổi cặp đôi - Chia sẻ trước lớp) (15 phút)

*Mục tiêu :Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc trường việc lớp trong các tình huống cụ thể

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua.

- Nhận xét.

- Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với học sinh.

+ Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường?

- Giáo viên nhận xét.

*Giáo viên kết luận: Như vậy “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

7.Hoạt động 7: Ứng dụng giao nhiệm vụ : (5 phút)

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia, kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

 

 Người soạn

 

 

 

 

    Huỳnh Thúy Liễu

6
7 tháng 9 2021

bạn đăng cái j vậy. Đây là kế họch trường mà. có câu hỏi đâu

7 tháng 9 2021

Dựa trên hoạch bài học mà thầy/ cô đã xây dựng ở mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó