K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo cái này nhé:

 Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :

Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Hình ảnh biểu tượng cho tình đồng chí

- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...

- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.

- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.

"Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.

Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.

Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng treo".

31 tháng 10 2021

MB: GT chung

       (+TG, tác phẩm,hoàn cảnh sáng tác

       +GT khái quát ND bài thơ)

TB: 

-Nêu khái quát về ND của 13 câu thơ

a)Biểu hiện của tình đồng chí

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

-> Tình đồng chí gắn bó bền chặt, những người lính gắn bó với nhau,họ hiểu hoàn cảnh của nhau , cảm thấu nỗi niềm thầm kín của những người đồng đội

-Hình ảnh "ruộng nương,gian nhà không "=> những người lính để lại sau lưng những điều đáng quý nhất của quê nhà, họ ra trận chiến đấu sẵn sàng hi sinh những điều quan trọng nhất vì nhân dân,vì tổ quốc

-Từ "mặc kệ" cho thấy sự dứt khoát,quên mình vì tổ quốc

+ Nhưng sâu bên trong họ vẫn có một nỗi mong nhớ sâu đậm và da diết với quê nhà. Họ vẫn hình dung về hình ản cánh đồng xanh ngát hay vách nhà tranh gió thổi lung lay ngay cả khi ở nơi biên giới xa trường.

- Hình ảnh " Giếng nước gốc đa" là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, nó ko chỉ là những hình ảnh nơi thôn quê dân dã mà còn tượng trưng cho những người ở hậu phương đang mong ngóng các anh bộ đội cụ Hồ thắng lợi trở về.

b) Tình đồng chí là sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :

" Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá 

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

-Những người lính dù ở trên chiến trận, gặp bao gian truân,khó nhọc"áo rách vai, quần có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày".Họ vẫn động viên nhau, lạc quan tiến bước,chia sẻ cho nhau hơi ấm và tình cảm chân thành "thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

-Hơi ấm họ chuyền cho nhau dù là nhỏ nhưng nhưng lại là sức mạnh tinh thần giúp những người lính vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong thời kỳ kháng chiến.

-Cặp từ 'anh' và 'tôi' tôi đi đôi với nhau trong từng câu thơ diễn tả sự gắn bó bền chặt,tha thiết giữa những người lính

c)Tình đồng chí bền chặt xuyên qua những khó khăn nguy hiểm

"Đêm nay rừng hoang sương muối 

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 

Đầu súng trăng treo"

-Nổi bật lên trên hình ảnh khu rừng âm u,tăm tối là hình ảnh những người lính đứng sát vai nhau chờ giặc tới. 

-Những người lính đứng cạnh bên nhau trong cái giá rét ,cái lạnh lẽo trong những giây phút chờ giặc , tình đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi lo lắng, vượt lên trên cái đáng sợ của sinh tử, để hướng về tổ quốc về nhân dân.

-Hình ảnh đầu súng trăng treo là một hình ảnh đặc sắc mà chính bản thân Chính Hữu đã nhìn thấy qua những đêm hoạt động trên chiến trường

-"Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.

 

-Hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. 

-Cho thấy sự thơ mộng, lãng mạn của nhà thi sĩ dù là trong những giây phút gian khó, khốc liệt của chiến trường .

-> Tình đồng chí đẹp đẽ của những người lính ,luôn chia sẻ và gắn bó với nhau ,cùng nhau vượt qua những khổ cực tại trên chiến trường đầy gian lao, khó nhọc

KB: Nêu cảm nhận chung và nhận xét khái quát về nghệ thuật

-Nhận xét về nghệ thuật của bài

 

12 tháng 3 2018

Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân loại
Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.
Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc, hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc, hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.
Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này. 
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu:
“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”​
Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần trong những cuộc kháng chiên của quân và dân ta. Rừng còn che các cô chú bộ đôi qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải cứu đất nước dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Rừng đã mang lại những lưọi ích quý báu như vậy mà đã có nhiều người chặt phá rừng một cách không thương tiếcmà lại còn tàn phá dã man. Ở các cách rừng,
có những kẻ ngang nhiên chạt phá rừng để kiếm lời vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị chừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú và bán cho những người giàu với cái giá cực kì rẻ mặc; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc và nhà nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số dân tộc tiểu số ít người họ có biết đâu được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống chúng ta nếu thiếu bóng những cánh rừng xanh. Những viêc du cư du canh của họ rất có hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực cach tác xong vài ba vụ đât hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống… Nếu chặt phải rừng phòng hộ hay còn gọi là rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả khôn lường như không ngăn được bão lớn, lũ lụt.
Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện bảo vệ rừng, nếu thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở hoặc báo với các cơ quan thẩm quyền để trừng phạt nghiêm khắc kẻ cố tình làm phá hoại rừng. Các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng nhé!

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông có rất nhiều tác phẩm để lại nhiều tiếng vang

Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.

- Giới thiệu 8 câu giữa: Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích

2. Thân bài

* Khái quát về Thúy Kiều và hoàn cảnh đưa đẩy nàng đến như bây giờ

* Khái quát về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú bà vì sợ mất tiền nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, nhưng lại đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lầu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi

* Khái quát nội dung tám câu thơ: Là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ

* Nỗi nhớ về người yêu:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Chữ "tưởng": hồ tưởng, nhớ lại.

Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.

Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi

Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.

 

-> Nỗi nhớ người yêu da diết.

-> tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục

* Nỗi nhớ về cha mẹ

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

“Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc.

Cụm từ” cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật

-> Kiều là một con người hiếu thảo.

* Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ

Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.

-> Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

* Nghệ thuật:

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Hình ảnh, từ ngữ tinh tế.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung.

19 tháng 12 2016

1.Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu khái quát cảm nghĩ của mình
2.Thân bài:
*Dựa trên sự phân tích giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung bằng các từ biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Câu thơ đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Trong sự yên tĩnh của rừng đêm, tiếng suối vọng lại càng trong trẻo và vang xa hơn.
+ Cách Bác so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát" thật mới mẻ, làm cho tiếng suối gần gũi với con người lại trẻ trung, đầy sức sống
- Câu thơ thứ 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Câu thơ là 1 bức trnh tuyệt đẹp: ánh trăng bao trùm lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng bóng cây lại lồng vào bóng hoa tạo nên 1 hình ảnh lung linh, chập chờn với muôn hình nét đa dạng
+ Với điệp từ "lồng", nghệ thuật đan kết, bức tranh chỉ có 2 màu sắc: sáng và tối, 7 chữ trong câu thơ mà vẽ ra đc 1 cảnh có nhìu đg` nét, hình khối, tầng lớp. Những hình ảnh ấy quấn quít bởi âm hưởng của hai từ "lồng" trong 1 câu thơ.
- Hai câu cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đêm trăng đẹp như bức tranh ấy.Nhà thơ làm sao có thể hờ hững đc. Nhà thơ đã hòa tâm hồn mình với tiếng suối với ánh trăng
+ Từ chưa ngủ đc lặp lại mở ra 1 chiều sâu mới cho tâm trạng của Bác - con người đang thao thức trong đêm khuya này vẫn còn 1 nỗi niềm lớn lao: nỗi lo cho nc, cho dân những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3.Kết bài
- Khẳng định lại cảm nghĩ 1 lần nữa
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác.

19 tháng 12 2016

Dàn ý cảm nghĩ bài thơ "RẰM THÁNG GIÊNG "
I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...

Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn

III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

5 tháng 2 2017

Các bước làm bài văn nghị luận:

- Tìm hiểu đề

- Tìm ý

- Lập dàn ý

+ Xác lập luẩn điểm

+ Xác lập luận cứ

+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ

6 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A