K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

Chọn đáp án: C

18 tháng 11 2019

Hai câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ.

Theo thần thoại Trung Quốc, trên cung trăng có cây quế, nên cung trăng còn gọi là cung quế và có chị Hằng ở trên đó, nên mới có câu hỏi Có ai ngồi đó chửa? và thỉnh cầu luôn xin chị nhắc lên chơi - có thể hiểu: xin chị thả cành đa xuống, cho em bám vào đó rồi chị nhắc em lên chơi.

-> Qua lời thỉnh cầu, Tản Đà bộc lộ ý muốn thoát li khỏi cuộc sống tù hãm, u uất của xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau mà người trí thức có lương tri không thể chấp nhận nhưng không ai có đủ dũng khí để chống lại. Bất bình và bât lực, người ta chỉ có thể mong thoát li, làm thơ giải sầu. Với tâm hồn nghệ sĩ, Tản Đà chỉ biết thoát li bằng mộng tưởng là thoát lên cung trăng với chị Hằng. Bởi vậy, khi nói đến Tản Đà, người ta không chỉ nói tới hồn thơ sầu mà còn nói tới hồn thơ mộng.

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *Câu 6: Ước...
Đọc tiếp

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *

Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *

Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *

Câu 6: Ước muốn của em trong học tập và cuộc sống là gì? *

Câu 7: Nếu cho em được thay đổi một điều gì đó trong môn Ngữ văn để việc học tập trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn thì em sẽ thay đổi điều gì? *

Câu 8: Nếu muốn bản thân trở nên tốt hơn so với hiện tại thì em sẽ thay đổi điều gì trong con người của mình? *

 

0
20 tháng 11 2018

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

   + Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

   + Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc

   + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

   + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

10 tháng 2 2022

Em tham khảo nha:

Thi sĩ đọc thơ cho trời và chư tiên nghe

Thi sĩ giới thiệu về mình

Lời trần tình của tác giả về cảnh ngộ và nghề văn ở trần gian

Nếu muốn đầy đủ em vào đây

Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

11 tháng 12 2017

=> Đáp án B

31 tháng 10 2018

Đáp án B

Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.

10 tháng 1 2022

Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian.

10 tháng 1 2022

tick hộ mik nha

20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

Một gia đình có ba chị em gái sinh ba giống hệt nhau. Người chị cả tên là Lan, và Lan luôn luôn nói thật. Người chị hai tên là Liên; Liên lại là người luôn nói dối. Người em út tên là Linh; Linh thì lúc này nói thật, lúc khác thì lại nói dối.Nam là người họ hàng xa của gia đình, một ngày nọ bạn ấy đến chơi nhưng không biết ai là ai, vì vậy Nam đã hỏi mỗi chị em một câu hỏi.- Nam hỏi...
Đọc tiếp

Một gia đình có ba chị em gái sinh ba giống hệt nhau. Người chị cả tên là Lan, và Lan luôn luôn nói thật. Người chị hai tên là Liên; Liên lại là người luôn nói dối. Người em út tên là Linh; Linh thì lúc này nói thật, lúc khác thì lại nói dối.

Nam là người họ hàng xa của gia đình, một ngày nọ bạn ấy đến chơi nhưng không biết ai là ai, vì vậy Nam đã hỏi mỗi chị em một câu hỏi.

- Nam hỏi người ngồi bên trái “Ai là người ngồi giữa?”, và nhận được câu trả lời: “Đó là Lan.”

- Nam hỏi người ngồi giữa “Tên bạn là gì?”; Câu trả lời Nam nhận được là: “Tôi tên là Linh”.

- Nam hỏi người ngồi bên phải “Ai là người ngồi giữa vậy?”; Người ngồi bên phải trả lời: “Đó là Liên.”

Những câu trả lời này làm Nam rất bối rối, vì bạn ấy đã hỏi tên của người ngồi giữa mà nhận được câu trả lời khác nhau từ ba chị em.

Bạn hãy chỉ cho Nam tên của người ngồi bên trái, ở giữa và bên phải nhé.

1

Nếu nguời ngồi bên trái là Lan. Lan là nguời luôn nói thật. Nên không trả lời nguời ngồi ở giữa là Lan được. Vi vậy nguời ngồi bên trái không phải là Lan. Nếu Lan ngồi giữa thì Lan sẽ không trả lời "tôi tên là Linh" vì Lan luôn nói thật. Nên người ngồi giữa không phải là Lan. Suy ra nguời ngồi bên phải chắc chắn là Lan. Vi Lan luôn nói thật, mà Lan là nguời ngồi bên phải đã trả lời "Nguời ngồi ở giữa là Liên", thi người ngồi ở giữa là Liên (vì Lan luôn nói thật). Nguời cuối cùng là Linh ngồi bên trái.