K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2020

1.Giải bài 2 trang 9 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

2.Lý thuyết sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ sinh 11

3.

Thành phần của dịch mạch gỗ

Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ

được tổng hợp ở rễ.

Động lực đẩy dòng mạch gỗ

- Áp suất rễ.

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.

Thành phần của dịch mạch rây

Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật…

Động lực của dòng mạch rây

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp.

4.Vai trò của thoát hơi nước

- Tạo ra sức hút nước ở rễ.

- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước → tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.

- Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hòa không khí.

Tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Nước: điều tiết độ mở của khí khổng.

- Ánh sáng: tác nhân gây đóng mở khí khổng.

- Nhiệt độ : ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).

- Độ ẩm: độ ẩm đất tỉ lệ thuận với quá trình hấp thụ nước, độ ẩm không khí tỉ lệ nghịch với quá trình thoát hơi nước ở lá.

- Dinh dưỡng khoáng: hàm lượng dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến áp suất dung dịch đất, do đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ.

5. Quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học là biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (thực vật không hấp thụ được) thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước).

3 tháng 12 2020

Cô bổ sung câu 6:

Phương pháp bón phân hợp lý:

+ Bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng.

Phương pháp tưới tiêu hợp lý:

+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước).

+ Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa của đất).

+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.

17 tháng 12 2017

Đáp án C

9 tháng 7 2019

Đáp án B

I – Đúng. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

 + Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú

  + Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất

II – Đúng. Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ

III- Sai. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chưa điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ, chúng vẫn thất thoát ra ngoài.

IV – Sai. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: khuếch tán và chủ động. Thẩm thấu chỉ dùng cho nước

8 tháng 8 2018

Chọn B

28 tháng 6 2017

Đáp án B

16 tháng 11 2017

Đáp án A

Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:Theo 2 con đường:gian bào và tế bào chất.

- Con đường gian bào:

+ Đường đi: Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ

+ Đặc điểm: Nhanh, không được chọn lọc.

- Con đường tế bào chất :

+ Đường đi: Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ

+ Đặc điểm: Chậm, được chọn lọc

14 tháng 9 2017

Đáp án là A

Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất

23 tháng 7 2018

Đáp án D

21 tháng 9 2018

Đáp án D.

22 tháng 4 2017

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).

- Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường đất nơi nồng độ của ion cao vào rễ nơi nồng độ của ion độ thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ: ion kali (K+) di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...)


 

22 tháng 4 2017

Trả lời:

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).

- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).

+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).