Bạn nào có kịch bản đóng kịch câu lạc bộ tiếng anh về chủ đề lễ hội không ạ, giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông
Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)
- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.
- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).
- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.
- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.
- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.
- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.
- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...
Mọi người cùng đứng lại sân khấu.
Màn 2: 1 HS tuyên truyền:
Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!
Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi
Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......
Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.
Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu
Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu
Kim Đồng trường chúng em đây
Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào
Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi
An toàn giao thông ta nên thực hiện:
Khi đi học về
Đi đúng vỉa hè
đi theo hàng một
đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)
Đừng chơi dại dột
đùa nghịch trên đường
Muốn chuyển đổi phương
đưa tay ra trước
đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)
Không đi đường ngược
không bám đuôi xe
để khỏi bị chê
ai ai cũng nhắc
Đi đường đúng luật
để khỏi hiểm nguy
để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)
Bạn ơi nhớ ghi
ngồi sau xe máy
bảo hiểm đội ngay
an toàn trên hết
an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)
Cô thầy đã nhắc
cam kết đã ghi
nhắc nhở nhau đi
an toàn đúng luật
an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)
Trường Kim Đồng
Thắng không kiêu
Bại không nản
Vui là chính
Học tập là quan trọng.
Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!
Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.
Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.
Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông
Kịch bản hội thi An toàn giao thông
Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).
Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:
- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )
- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?
Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.
- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.
Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:
Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.
(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)
Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.
Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?
Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.
Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!
Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.
Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.
Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!
(bà cắp cháu lên xe)
(Ông phóng xe rồ ga)
Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!
Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).
Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại
Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.
Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối
Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…
Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?
Cháu: Cháu không sao ạ.
Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.
Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu
Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.
(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.
(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.
Bà Chát: Đền ngay.
Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….
Bà Chát: Tại bà.
Bà An: Tại ông.
Bà Chát: Tại bà….
Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không
Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.
Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.
Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.
Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.
Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?
Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.
Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.
Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.
Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.
Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.
Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.
Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi
Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…
Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)
Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….
Ông Đốp: Thì sao ?
Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.
Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.
Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.
Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.
Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.
Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.
Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!
Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.
Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.
(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.
HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.
HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.
Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.
Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.
Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.
Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?
HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.
HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào
(đọc vè)
Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.
Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.
Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.
Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)
- Game and effect
- Sporting activities
- Famous / interesting people
- Freetime activities
- Country and city life
- Environment
- Health
- Famous places
- School violence
- Hometown
- Friends
- The family
- Friendship
- Gold in the future
- Study abroad
- Modern citizens
Dưới đây là một kịch bản gọi lửa Lạc Long Quân và Âu Cơ mà bạn có thể sử dụng:
Kịch bản: Gọi lửa Lạc Long Quân và Âu Cơ
Nhân vật:
Người dẫn chương trìnhDiễn viên 1: Lạc Long QuânDiễn viên 2: Âu CơBối cảnh: Sân khấu trang trọng, có bàn thờ ở giữa.
Người dẫn chương trình: Xin chào mừng quý vị đến với buổi biểu diễn gọi lửa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Chúng ta sẽ cùng chứng kiến một phần trong huyền thoại về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Hãy chào đón Lạc Long Quân và Âu Cơ!
(Đèn sân khấu tắt, sau đó sáng lên và hiện ra Lạc Long Quân và Âu Cơ đứng sát bàn thờ)
Người dẫn chương trình: Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai vị thần thánh trong truyền thuyết Việt Nam. Họ là cha mẹ của dân tộc ta, người đặt nền móng cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.
Lạc Long Quân (nghiêng đầu): Xin chào mọi người. Tôi là Lạc Long Quân, người đã đến từ biển cả xa xôi.
Âu Cơ (nghiêng đầu): Xin chào mọi người. Tôi là Âu Cơ, người đã đến từ trời cao.
Người dẫn chương trình: Hai vị thần thánh này đã gặp nhau và đến với nhau, tạo nên tình yêu và hôn nhân đầu tiên trong lịch sử con người.
Lạc Long Quân: Từ tình yêu chúng ta, đã sinh ra 100 con, được gọi là Hùng Vương, những người đã xây dựng và lãnh đạo nước Việt.
Âu Cơ: Tình yêu và sự đoàn kết của chúng ta đã truyền cảm hứng cho con cháu chúng ta, để họ xây dựng đất nước hùng mạnh và văn minh.
Người dẫn chương trình: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chứng kiến sự kết hợp giữa lửa của Lạc Long Quân và Âu Cơ, biểu trưng cho sự hòa hợp và thịnh vượng.
(Lạc Long Quân và Âu Cơ tiến lại gần bàn thờ. Họ cùng nhấc tay lên và tạo thành một vòng tròn. Đèn sân khấu sáng rực, tượng trưng cho lửa bén trong lòng đất nước)
Người dẫn chương trình: Hãy cùng nhìn thấy sự hòa quyện của hai thần thánh này, tạo nên nguồn lửa đại diện cho sự phát triển và thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
(Cả khán phòng vỗ tay tán thưởng)
Người dẫn chương trình: Cảm ơn Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đến với chúng ta hôm nay. Hãy cùng nhau trân trọng và gìn giữ tình yêu và đoàn kết để xây dựng một đất nước ngày càng văn minh và phát triển.
Lưu ý: Đây chỉ là một mô phỏng ngắn về cách gọi lửa Lạc Long Quân và Âu Cơ trong một buổi biểu diễn. Bạn có thể tùy chỉnh kịch bản này hoặc thêm các yếu tố khác để phù hợp với nhu cầu của bạn.
Mấy bạn cứ vô đây mà kêu không biết gì thì đừng có xía vào! Mai mình nộp kịch bản chấm điểm vào sổ chứ ko phải trò chơi của mấy bạn âu, ok?
Thầy bói xem voi đc ko bn
CHỦ ĐỀ SINH HOẠT: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
*) Giới thiệu chủ đề sinh hoạt:
Cách thức thực hiện:
- Người hướng dẫn sinh hoạt nêu đề dẫn của buổi sinh hoạt với chủ đề
Kính thưa các anh, các chị trong Câu lạc bộ!
Hạnh phúc là một trong những nền tảng cơ bản, quan trọng của một gia đình bền vững và thịnh vượng, là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các cặp vợ chồng hướng tới. Tuy nhiên, càng ngày, cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ đổ vỡ của các gia đình ngày càng nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm thế nào để duy trì, gìn giữ, bảo vệ và xây dựng hạnh phúc gia đình?
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chuyên đề GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Người hướng dẫn: Thưa các bác, các anh, các chị trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “Giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình"
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm giáo dục và kỹ năng:
Người hướng dẫn mời các thành viên cho ý kiến phát biểu. Người hướng dẫn tổng hợp các ý kiến của các thành viên và nêu ra:
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể - là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh… Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động
* Người hướng dẫn:
Bây giờ Tôi sẽ chia CLB chúng ta thành 2 đội. Đội 1 ngồi ở phía tay phải của tôi, đội 2 ngồi ở phái tay trái của tôi.
Đội 1 gồm các ông, bà:…………..
Đội 2 gồm các ông, bà:…………..
Và bây giờ tôi sẽ nêu câu hỏi và yêu cầu các thành viên trong 2 đội hãy cũng nhau suy nghĩ, bàn bạc trong 3 phút và cử 1 thành viên đại diện đội bày tỏ ý kiến của mình. Câu hỏi chính là “Anh chị hiểu thế nào là giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình?
Người hướng dẫn: tổng hợp các ý kiến của các thành viên và nêu ra:
Giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình là việc cung cấp, tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong xử lý các tình huống của người chồng và người vợ nhằm không ngừng vun đắp cho tình yêu và hạnh phúc vợ chồng.
* Tìm hiểu kiến thức về hôn nhân và gia đình
Người hướng dẫn sinh hoạt thuyết trình những kiến thức về hôn nhân gia đình như sau:
Thưa các Bác, các anh, các chị!
* Một số kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình
Người hướng dẫn: Bây giờ tôi sẽ nêu tình huống và mọi người cùng thảo luận:
Tình huống 1: Anh Nam đi làm về (muộn hơn thường ngày) thấy vợ không vui liền hỏi xem có chuyện gì xảy ra, chị vợ đang sẵn tức việc ở cơ quan, về nhà lại thấy chồng về muộn, tức quá chị sẵng giọng: làm ăn gì mà giờ này mới về? chắc lại nhậu nhẹt, đủ đởn ở đâu bây giờ mới về. Chưa hả giận, chị quát mắng tiếp các con và tiếp tục chì chiết chồng; lời qua tiếng lại, anh chồng thấy vợ lắm điều tức quá liền tát vợ một cái. Thế là vợ chồng giận nhau.
Theo anh/chị, vợ chồng anh Nam đã xử sự không đúng ở những điểm nào? Nếu là anh/chị sẽ xử lý tình huống đó ra sao để giữ được gia đinh yên ấm hạnh phúc?
Người hướng dẫn sinh hoạt tổng hợp kết quả thảo luận của các thành viên như sau:
* Người vợ xử sự không đúng:
* Người chồng xử sự không đúng
* Xử lý tình huống hợp lý:
Chị vợ nên kìm nén bực tức hỏi rõ lí do tại sao chồng đi làm về muộn.
Hoặc dùng lời nói dí dỏm để đoán lí do về muộn của chồng nhằm tạo không khí đầm ấm trong gia đình và giúp cho người chồng thấy việc mình về muộn là không nên như: Hôm nay chắc anh bận nhiều việc ở cơ quan nên về muộn? Anh về muộn thế này chắc mệt lắm?.,.
Tình huống 2: Vợ chồng chị T lấy nhau được hai năm, anh chị sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng câu chuyện rắc rối xảy ra từ khi anh chồng có cô thư kí mới. Chồng T làm giám đốc; một cơ sở kinh doanh, vì vậy thường xuyên phải tiếp khách hàng cùng với cô thư kí và hay về nhà muộn. Còn T, từ ngày lấy chồng, sinh con, T không phải đi làm chỉ ở nhà trông con và nội trợ. Vì vậy chị luôn cảm thấy buồn chán và sinh ra nghi ngờ chồng. Thế rồi mối nghi ngờ chồng không còn yêu mình như trước ngày càng lớn dần theo thời gian. Những cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ngày càng thưa dần, người chồng một phần mải lảm ăn nên cũng không để ý đến những thay đổi của người vợ và thấy vợ không mặn mà trò chuyện với mình, thỉnh thoảng còn hay cáu gắt, nổi nóng nên cũng ít trò chuyện với vợ,...Và cứ thế tình yêu giữa họ ngày càng rạn nứt.
Người hướng dẫn gợi mở để trao đổi về cách xử lý và giải quyết tình huống từ vị trí của người vợ và người chồng
Người hưởng dẫn tổng hợp và rút ra một số kỹ năng ứng xử để giữ gìn hạnh phúc gia đình như sau:
Những rủi ro có thể xảy ra cần chú ý đề phòng:
Người hướng dẫn thuyết trình những rủi ro gì có thể xảy ra cần chú ý đề phòng trong hôn nhân và cuộc sống gia đình
Một số kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng
Người hướng dẫn nêu câu hỏi và khuyến khích các thành viên thảo luận đưa ra các ý kiến (Hoạt động nhóm lớn: 20 phút ).
Khi có mâu thuẫn giữa vợ và chồng xảy ra anh/chị thường làm cách nào để giải quyết? Có thể cho những ví dụ cụ thể?
Người hướng dẫn tổng hợp các ý kiến thảo luận:
Kính thưa các bác, các anh, các chị. Trong thời gian ngắn, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu: Khái niệm thế nào là giáo dục kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình? Tìm hiểu 1 số kiến thức về hôn nhân và gia đình; Một số kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình; cũng như những rủi ro có thể xảy ra cần chú ý đề phòng và một số kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng.
Do thời gian của buổi tối sinh hoạt hôm nay có hạn nên chúng ta sẽ dừng buổi sinh hoạt tại đây. Trong buổi sinh hoạt tới, dự kiến tổ chức vào đầu tháng … chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu chủ đề về mối quan hệ , cách ứng xử trong gia đình. Xin trân thành cảm ơn các vị đại biểu, khách quý. Cảm ơn các Bác, các anh, các chị đã tới dự và tham gia buổi sinh hoạt. Xin chúc các vị đại biểu, khách quý, các Bác, các anh, các chị mạnh khỏe, hạnh phúc!