K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I Đọc hiểu Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi               Nghe tiếng con cười                 Áp mặt mẹ vào môi con              Để nghe thấy tiếng cười giòn bên tai                  Hôm nay và cả ngày mai,               Mẹ đi lên những chông gai cuộc đời                   Chỉ cần nghe tiếng con cười,                  Mẹ nhìn cả đất cả trời đầy hoa.                    Hôm nay và cả ngày hôm qua, ...
Đọc tiếp

I Đọc hiểu 

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi

               Nghe tiếng con cười

                 Áp mặt mẹ vào môi con

              Để nghe thấy tiếng cười giòn bên tai 

                 Hôm nay và cả ngày mai,

               Mẹ đi lên những chông gai cuộc đời

                   Chỉ cần nghe tiếng con cười,

                  Mẹ nhìn cả đất cả trời đầy hoa.   

                 Hôm nay và cả ngày hôm qua,

                 Chông gai với mẹ chỉ là cỏ xanh.

Câu 1 xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ

Câu 2 tìm và nêu tác dụng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau

                      Chỉ cần nghe tiếng con cười,

                  Mẹ nhìn cả đất cả trời đầy hoa. 

Câu 3 thông điệp nào được tác giả gửi gắm trong bài thơ trên?

II Làm Văn

Câu 1 : Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận về tình mẫu tử được gợi ra từ bài thơ trên

Câu 2: Nghị luận văn học

Phân tích nhân vật Mị Châu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.

 

 

GIúp em với mọi người ơi :(( mai em thi rồi ạ 

              

 

0
 :  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:-         Sao cô biết mợ con có con ?        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình...
Đọc tiếp

 

:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

-         Sao cô biết mợ con có con ?

        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

        Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi  là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

                                                                                                   (Ngữ văn 8, tập một)

     a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)

     b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

     c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)

     d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì  của bé Hồng? (1.0đ )

     e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời”  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )

 

 

1
10 tháng 12 2021

a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.

b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.

d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.

e/ Tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Khi áp tai vào tườngta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Khi áp tai vào tườngta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:                          Tiếng vọng           Con chim sẻ nhỏ chết rồi           Chết trong đêm cơn bão về gần sáng          Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa          Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi          Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.           Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú           Không còn nghe tiếng cánh chim về          Và...
Đọc tiếp

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                         Tiếng vọng 

          Con chim sẻ nhỏ chết rồi 

          Chết trong đêm cơn bão về gần sáng 

         Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa 

         Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi 

         Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi. 

          Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú 

          Không còn nghe tiếng cánh chim về 

         Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt. 

          Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt 

          Một con mèo hàng xóm lại tha đi 

          Nó để lại trong tổ những quả trứng 

          Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời. 

         Đêm đêm tôi vừa chợp mắt 

          Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh 

          Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ 

         Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. 

           (Nguyễn Quang Thiều, SGK Tiếng Việt 5, tập một - NXB Giáo dục, 2008) 

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

Câu 2: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 3: Xác định thể thơ của văn bản? Vì sao em biết? 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

2. Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                 “Nắng trong mắt những ngày thơ bé 

                 Cũng xanh mơn như thể lá trầu 

                 Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau 

                 Chở sớm chiều tóm tém 

                 Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm 

                 Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài 

                 Bóng bà đổ xuống đất đai 

                 Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt 

  Rủ rau má, rau sam 

                 Vào bát canh ngọt mát 

                 Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ minh”. 

                                     (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) 

 Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ? 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 3: Xác định thể thơ của bài thơ trên  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

0
ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần...
Đọc tiếp

ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Ghi lại 2 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 4: (0,75 điểm) Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 3: Câu 5 . (0,75 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. (1.0 điểm) Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ?

2
7 tháng 2 2022

1, PTBĐ chính : biểu cảm

2, 2 từ ghép: con ve,ngôi sao

3, Biện pháp tu từ : so sánh

4, Tác dụng : So sánh "Mẹ" với "ngọn gió" vì ngọn gió luôn mang những điều mát mẻ, như nói lên được những điều mới mẻ mà mẹ dạy cho con và đồng thời nói lên sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con

5, Bài thơ trên thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con.

Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ : Phải biết trân trọng, biết ơn những thứ mà mẹ mang đến cho chúng ta .

7 tháng 2 2022

Đây là bài thi hay gì đây?

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Hai từ ghép: lời ru, bàn tay

3. BPTT : So sánh

4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho thấy tình yêu thương, mong muốn con có giấc ngủ ngon của mẹ.

5. Tình cảm của mẹ dành cho con.

6. Hãy yêu thương, kính trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ. 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: NGHE THẦY ĐỌC THƠEm nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xaBâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ cườiNghe thơ em thấy đất trời đẹp raĐêm nay thầy ở đâu rồiNhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...(Trần Đăng Khoa) Câu 1 (2 điểm). Bài...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

NGHE THẦY ĐỌC THƠ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra

Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...

(Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1 (2 điểm). Bài thơ viết theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm cụ thể của thể thơ ấy trong bài thơ.

Câu 2 (1 điểm). Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”

Câu 4 (1 điểm). Hiểu được nội dung bài thơ; theo em, cần phải thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo của mình như thế nào

1
20 tháng 12 2021

nhanh nhé

 

Đọc và trả lời câu hỏi: Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:- Cháu là Tuấn đây ạ.Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:- Chào cháu! Ông đây!- Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?- Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.- Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về,...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi:

 

Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:

- Cháu là Tuấn đây ạ.

Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:

- Chào cháu! Ông đây!

- Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?

- Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.

- Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháu sẽ nhắc ngay. 

Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:

- Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.

- Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!

- Cháu cảm ơn ông.

- Ông chào cháu!

- Cháu chào ông ạ!

Lê Minh

a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên ? Chọn ý đúng 

Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.

Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì

Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:

Nói năng lễ phép

Nói năng ngắn gọn

Nói thật to

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

a) Chọn: Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Chọn: Nói năng lễ phép.

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì

A. Tiếng gà nhảy ổ kêu cục tác, cục ta.

B. Tiếng người gọi.

C. Tiếng bước chân hành quân rầm rập.

1
17 tháng 1 2018

Chọn A

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"Để mẹ kể con nghe nhé!Mẹ kể con nghe những đêm mùa Đông rét buốt, gió lùa qua mái tranh từng hồi dài bất tận, mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội như...
Đọc tiếp

ĐỀ 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

Để mẹ kể con nghe nhé!

Mẹ kể con nghe những đêm mùa Đông rét buốt, gió lùa qua mái tranh từng hồi dài bất tận, mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.

Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội như thế, đôi dép lê đừng đứt ngang đứt dọc như thế, con trâu mộng đừng chạy rong như thế...để mẹ không phải đến lớp muộn với nước mắt ngắn, nước mắt dài.

(...)Mẹ kể con nghe những ngày giáp hạt, được ăn một bát cơm đã là niềm hạnh phúc to lớn. Nhìn bà ngoại chạy ăn từng bữa, mỗi khi về nhà trông thấy đàn con là thở dài, nước mắt giàn giụa. Mẹ ước mỗi bữa mỗi người trong nhà chỉ một bát cơm thôi cũng được. Mẹ ước sao thóc lúa đầy bồ, khoai sắn cứ vơi rồi lại đầy để ông bà không phải vất vả, các dì các cậu không phải chênh chao vì đói.

Mỗi năm chỉ đến Tết là háo hức trông chờ con ạ. Để làm gì con biết không? Không phải mong ngóng để được quần này áo nọ, được lì xì như các con bây giờ. Mà là được ăn thịt, ăn cá, ăn những món ngon mà ngày thường không có. Đến tận bây giờ, mẹ vẫn thèm món thịt kho đông, thèm món canh cải nấu tép mà con thường chê ỏng chê eo, con biết không? Vì nó là niềm mơ ước của mẹ khi còn thơ ấu...

Câu 1: Người mẹ trong đoạn văn trên đã mơ ước những gì?

Câu 2: Tìm câu văn được trích dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên

Câu 3: Qua lời kể của mình, mẹ muốn nhắn nhủ đến con bài học gì trong cuộc sống? 

2
17 tháng 2 2022

Câu 1:

 - Mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.

- Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội, đôi dép lê đừng đứt ngang đứt dọc, con trâu mộng đừng chạy rong.

- Mẹ ước mỗi bữa mỗi người trong nhà chỉ một bát cơm. Mẹ ước sao thóc lúa đầy bồ, khoai sắn cứ vơi rồi lại đầy để ông bà không phải vất vả, các dì các cậu không phải chênh chao vì đói.

- Mẹ ước được ăn món thịt kho đông, món canh cải nấu tép

Câu 2:

Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

Câu 3: 

Bài học mà mẹ muốn nhắn nhủ đến con mình là: Có nhiều ước mơ giản dị, đơn giản như là ước một bữa ăn no, đầy đủ nhưng mà chúng ta phải dựa vào tùy từng điều kiện hoàn cảnh sống, không được chê bai này nọ...Hãy trân trọng và quý những gì chúng ta đang có. Hãy yêu thương những người thân của mình hơn, vì họ đã phải rất vất vả!

< Câu 3 em làm chưa được hay lắm mong anh/chị thông cảm, nếu được thì có thể góp ý để em sửa lỗi ạ >

17 tháng 2 2022

1. Người mẹ ước: có cái chăn ấm, con đường đi học đừng lầy lội, đôi dép đừng đứt ngang, con trâu đừng chạy ngang, mỗi người trong nhà có 1 bát cơm, thóc lúa đầy bồ, khoai sắn vơi rồi đầy, ăn thịt ăn cá...

2. Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

3. Bài học: Phải biết trân trọng những gì mình đang có và phải nhớ những gì trong quá khứ ta từng trải qua để biết yêu quý thêm hiện tại. 

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Tả tiếng gà lan toả rất xa. 

B. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội.

C. Tả tiếng gà ngân dài.

2
11 tháng 11 2019

Chọn B

16 tháng 12 2021

Từ "nghe" được nhắc lại nhiều lần có tác dụng:

B. Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh bộ đội

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"?

1
3 tháng 12 2019

 Anh bộ đội chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ" vì với anh đó là một phần của xóm làng thân thuộc, đó chính là cuộc sống êm ả, thanh bình. Ổ trứng hồng và tiếng gà là tuổi thơ vất vả nhưng tươi đẹp với tình yêu của người bà thân yêu. Với anh, đó là những gì đẹp đẽ, tốt lành. Tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tượng trưng cho hoà bình, sự yên ấm của quê hương, làng xóm. Với anh bộ đội, đó cũng là một phần của Tố quốc yêu thương.

(Theo Đặng Thị Ngàn)