K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

1.- So sánh:

  • Giống nhau:

 Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao

  • Khác nhau:

*Truyền thuyết:  Nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

*Cổ tích: Là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử

- Truyện dân gian gồm:

+Truyền thuyết

+Cổ tích 

+Truyện cười

+Ngụ ngôn

2.

Tại vùng đất Lạc Việt, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Ý nghĩa: Nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam ta. Nói lên tinh thần đoàn kết 1 lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều nhân hậu vì cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

6 tháng 5 2019

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mã Lương mồ côi cha mẹ, tự học vẽ rất giỏi nhưng không có cây bút nào trong tay. Thần linh đã cho em cây bút thần. Em vẽ để giúp cho người nghèo khổ lương thiện. Tên địa chủ trong vùng không thuyết phục được Mã Lương vẽ để thỏa lòng tham lam, hắn nhốt em và định giết, Mã Lương trốn thoát và ngồi trên yên ngựa em vẽ tên, cung để bắn chết tên địa chủ độc ác ấy. Tên vua tham lam bắt Mã Lương thỏa mãn dục vọng của nó. Cuối cùng Mã Lương đã vẽ biển, vẽ thuyền cho vua đi, sau đó vẽ bão tố để chôn vùi tên vua khốn kiếp đó.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.

Bài làm:

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bút thần, dân gian đã thể hiện quan niệm vè công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên e không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút , em không vẽ vàng bạc châu báu cho mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong  tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Qua đó, dân gian muốn khẳng định sức mạnh thần kì nhưng cũng là lẽ công bằng của cây bút thần. Mã Lương với tính tình khẳng khái, lương thiện, em nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương, dù cầm cây bút thần trong tay nhưng em vẫn kiếm sống bằng sức lao động và tài năng nghệ thuật của mình. Hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

29 tháng 11 2019

Nguồn  : Mạng 

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bút thần, dân gian đã thể hiện quan niệm vè công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên e không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút , em không vẽ vàng bạc châu báu cho mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong  tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Qua đó, dân gian muốn khẳng định sức mạnh thần kì nhưng cũng là lẽ công bằng của cây bút thần. Mã Lương với tính tình khẳng khái, lương thiện, em nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương, dù cầm cây bút thần trong tay nhưng em vẫn kiếm sống bằng sức lao động và tài năng nghệ thuật của mình. Hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

_Lạc_

28 tháng 11 2016

Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị… luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:
 Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức.
Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:
 Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây.
Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ?
Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:
 Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này.
Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:
 Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.
 Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa?
Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:
 Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: “Hiền như cô Tấm”. Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?
 Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt.
Tôi vội đỡ lời:
 Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này.
Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:
 Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ.
Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn.
Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo:
 Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm.
Tôi thắc mắc:
 Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?
 Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng.
À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:
 Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.
Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.

Chúc bạn học tốt.

28 tháng 11 2016

Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-mon chúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt. Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị... luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:  Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức. Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:  Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây. Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng cô Tấm nhỉ? Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:  Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này. Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:  Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.  Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa? Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:  Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: "Hiền như cô Tấm". Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?  Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt. Tôi vội đỡ lời:  Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này. Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:  Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ. Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn. Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo:  Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm. Tôi thắc mắc:  Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?  Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm. Tôi thắc mắc:  Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?  Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám ***** vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng. À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:  Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú. Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.

Chào em, em tham khảo gợi ý:
Vào một ngày nắng đẹp, cha con nhà tôi đang sải cánh ngao du nhìn ngắm thế gian. Bay mãi, bay mãi, tới khi đôi cánh đã mỏi, chúng tôi hạ xuống một vườn khế nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi! Cha hãy kể co nghe một câu chuyện cha nhớ nhất”. Ngắm những chùm khế sai lúc lỉu trong vườn, tôi chợt nhớ ra và kể cho con câu chuyện Cây khế.
“Hồi đó, cha còn rất trẻ nên thường bay khắp nơi ngắm cảnh. Cha thấy ở một làng kia, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hai anh em ở cùng nhau một thời gian, chăm chỉ làm lụng. Rồi người anh lấy vợ và càng ngày càng trở nên lười biếng, dồn hết công việc nặng nhọc cho người em. Vợ chồng người em lầm lũi, chăm chỉ làm việc không một lời kêu ca. Mùa màng trĩu hạt bội thu. Vợ chồng người anh sợ em tranh công bèn cho em ra ở riêng. Con có biết người anh chia gia tài như thế nào không? Này nhé, người anh thì được hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn còn người em thì chỉ được một túp lều và một cây khế mà thôi. Nhưng người em không phàn nàn, vẫn chăm chỉ làm thuê cuốc mướn sinh sống qua ngày. Đặc biệt, người em chăm cây khế của mình rất tươi tốt, đến mùa, từng chùm khế chín vàng, căng mọng rất thích mắt.
Lần ấy, khi từ phương Nam xa xôi bay về, cha thấy khát nước quá! Từ trên chín tầng mây xanh, cha thấy những trái khế vàng ươm óng ánh gọi mời. Cha lượn vài vòng rồi đáp xuống cây khế um tùm của người em. Đầu tiên, cha chỉ định ăn một quả. Nhưng khế mọng nước, vừa ngọt dịu, lại thơm mát, càng ăn càng ngon. Những hôm sau, cha không cưỡng lại được hương vị ngon lành nên quay lại ăn khế. Bỗng một hôm, cha nghe thấy tiếng người vợ than thở: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!”. Cha nhìn thấy hai vợ chồng nghèo khổ đang ngước nhìn cây khế, nước mắt rưng rưng, rồi lại nhìn túp lều rách nát, tồi tàn không có gì quý giá. Một nỗi xót thương lẫn ái ngại dâng lên trong lòng cha. Sực nhớ ra một chuyện, cha bảo: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng” rồi bay đi.
Sáng hôm sau, y hẹn, cha bay đến cây khế, lượn vòng đáp xuống mảnh sân trước túp lều. Người em cẩn thận trèo lên lưng cha như sợ cha mỏi lưng, rồi ôm lấy cổ cha. Trên đường, cha và người em nói chuyện rất vui vẻ. Bay qua những tầng mây cao vút, những cánh đồng bao la và biển xanh mênh mông vô tận, cha đưa anh ấy đến một hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng ngọc. Cha thấy anh ấy chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ấy mang theo. Đưa anh ấy về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này hiền lành, thật thà”.
Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại bay đến chốn xưa để thăm ân nhân và xin vài quả khế. Nhưng thật bất ngờ, cây khế trĩu quả đã thuộc về người anh. Ồ! Lẽ nào người anh đã nhận ra sự tham lam của mình mà bù đắp cho người em, đổi cho người em cả gia tài, chỉ nhận về cây khế? Cha đang miên man suy nghĩ thì người anh lao đến tru tréo: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, giờ chim ăn ráo ăn tiệt, thì nhà tôi biết trông cậy vào đâu”. Nghe thấy thế, cha cũng mủi lòng, bèn bảo anh ta: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Sáng hôm sau, cha đến. Người anh mang một cái tay nải rất to, đứng chờ sẵn. Hắn không chờ cha đậu xuống sân cho vững đã nhảy phốc lên lưng cha. Đến đảo vàng, chân hắn cuống lên, đôi mắt sáng rực nhìn hau háu vào trong cái hang. Hắn mê mải lấy vàng lèn đầy cái túi to, có lẽ phải sáu, bảy gang. Cha thấy trời âm u, biển sắp có bão, bèn giục hắn về nhưng hắn không chịu ra khỏi hang. Mãi khi trời sẩm tối, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra. Quanh thắt lưng quần của hắn cũng nhét đầy vàng. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha. Vàng nhiều và nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đến giữa biển, giông tố nổi lên. Đôi cánh của cha rã rời, đau nhói sau mỗi nhịp cánh vỗ. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá khiến cha nghiêng ngả, chao đảo. Bỗng trên mình cha nhẹ bẫng, hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng từ bao giờ.
Thế rồi cơn bão biển ầm ầm kéo đến, sấm sét vang trời. Cha vội vàng bay về tổ nằm dưỡng sức. Sau chuyến đi ấy, đôi cánh cha trầy xước, đau ê ẩm hàng tháng trời. Đến nay, mỗi khi trở trời, cha vẫn thấy nhức nhối từng khớp xương.
Thế đấy con ạ! Kẻ tham lam kia đã phải trả giá bằng mạng sống của mình. Còn người “ở hiền thì gặp lành” đã sống bình yên, hạnh phúc đến cuộc đời. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này con nhé!”.