Viết cảm nghĩ của em khi bạn đến chơi nhà.Cần viết thêm phản đề giùm mình với,do lười học nên bài văn để 3 ngày chưa làm .Đúng lúc mai kiểm tra ,ai giúp mình với!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Mik lm thiếu
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối kì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đứa trẻ non nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. Quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi còn phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Văn học trung đại chứng kiến sự xuất hiện của hai nữ nhà thơ Hồ Xuân Hường và Bà Huyện Thanh Quan. Tên tuổi và thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ thi sĩ này đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của nữ quyền trên thi đàn Việt Nam. Nếu thơ Hồ Xuân Hương đầy gai góc, sắc cạnh, thâm sâu như chính tính cách của bà. Thì người đọc lại tìm thấy một hồn thơ mang âm hưởng trầm lắng, ý nhị, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Phong cách sáng tác đó của bà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Qua đèo ngang”. Đây cũng là bài thơ lột tả được tâm tư, tình cảm lớn của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước.
“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Bài thờ được viết theo thể thất ngôn bát cú, trầm mang nét buồn sâu lắng. Trong lần đầu tiên nữ sĩ tài danh xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”
Ngay từ câu mở đầu giới thiệu về Đèo Ngang, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh đèo Ngang dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung cảnh thiên nhiên được miêu tả dưới con mắt của một người xa sứ, mang theo nỗi buồn nhớ quê hương mênh mang. Sử dụng hình ảnh “xế tà” để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang là một biện pháp nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ hay ngay cả chính lòng ta cũng đang ngưng đọng trước khoảnh khắc đó?
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen” tác giả sử dụng làm hiện ra cảnh cây cỏ, lá hoa có sức sống mãnh liệt chính nơi chốn hoang sơ, ít dấu chân người này. Câu thơ không chỉ khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của thi sĩ mà còn dâng trào trong em nỗi xúc động, bâng khuâng, niềm mong ước được đặt chân đến miền đất xa sôi này. Bức tranh thiên nhiên nơi Đèo Ngang đẹp là thế, nhưng bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Người đọc như nhìn thấy trước mắt người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng yên. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Nhà thơ đã đặt vào trong hai câu thơ các từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cho ta cái nhìn về cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Ở cuối hai câu thơ, Tác giả liên tục đảo ngữ “tiều vài chú, chợ mấy nhà”, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc, mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đọng lại trong hai câu thơ này là một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê. Và có chăng, cái buồn hoài cổ của nữ sĩ không chỉ dừng lại ở cái niềm riêng xa nhà, xa quê hương ấy, mà là nỗi buồn lớn, nỗi buồn cho thời cuộc, nỗi buồn cho cảnh phân tranh:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Một lần nữa, nghệ thuật dùng từ hết sức tinh tế, khéo léo của nhà thơ thể hiện qua phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết ấy của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay chính là tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh được thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu thẳm là tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Trong những bước đi ấy, nhà thơ đã “Dừng chân đứng lại” thể hiện nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, đồng thời cũng là, lột tả sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Ở đây, em thật sự đồng cảm sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tột độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, qua đó thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. “Qua Đèo Ngang” là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan cũng là vì thế.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho văn học trung đại Việt Nam một tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn riêng trong ngôn ngữ thơ trang nhã, đài các của bà. Đọc thơ ta như buồn nỗi buồn với tác giả, nỗi buồn mang mác, hoài cổ.
Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang".
Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.
" Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là " bóng xế tà ", là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"
Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.
Đến hai câu kết:
"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "cuốc da" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.
Bài thơ "Qua đèo ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.
Chúng ta chắc hẳn ai cũng có một vài người bạn thậm chí rất nhiều bạn nhưng bạn thân thì lại ít. Em cũng có nhiều bạn bè, bạn ở gần nhà, bạn học cùng hồi cấp một, bạn cùng lớp cấp hai,... nhưng chỉ có duy nhất một người bạn thân đó là người bạn bên cạnh nhà em.
Lan Chi là người bạn thân duy nhất của em, chúng em đã lớn lên cùng nhau, trải qua những năm tháng tuổi thơ bên nhau và cho đến nay đã cùng nhau đi học gần 6 năm trời. Lan Chi là một cô gái xinh xắn, dễ thương và nhí nhảnh hay cười, hồi còn nhỏ trung thu năm nào bạn ấy cũng được nhận vai thỏ ngọc trên cung trăng cùng với Chú Cuội và Chị Hằng. Lan Chi rất thích để tóc ngắn và cậu ấy thường thả tóc ngang vang, chiếc mái ngố khiến cho khuôn mặt tròn càng thêm bầu bĩnh dễ thương. Em luôn ước mình cũng có làn da trắng hồng căng mịn như Lan Chi, nước da ấy khiến bao bạn bè ghen tị. Đối với em, Lan Chi là một người bạn thực sự tốt, bạn ấy luôn biết suy nghĩ cho người khác và giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngay trong tình bạn của chúng em, bạn ấy luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho em, nếu cả hai cùng bị điểm kém thì Lan Chi luôn động viên an ủi em, khích lệ tinh thần để cả hai cùng cố gắng, còn em chỉ biết kêu ca, phàn nàn. Đã nhiều lần em phải nghỉ học vì ốm, bạn ấy không chỉ đến thăm em mà còn mang hoa quả cho em ăn, mang sách đến chép bài cho em và cùng em làm bài tập, những lúc như vậy em càng cảm thấy quý bạn hơn, thầm cảm ơn vì những điều mà bạn đã làm cho em.
Có một người bạn tốt như Lan Chi em cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc, em mong sao
A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.
Tham khảo
Cảm ơn bạn nhiều bạn nhiều bây giờ mới cảm ơn được!Nhưng vui lòng đọc rõ đề bài trước khi trả lời đây không phải cảm nghĩ về bài" bạn đến chơi nhà" mà là cảm nghĩ khi bạn đến chơi nhà!Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn đã giúp mình phát huy trí tưởng tượng cùng chiều sâu khi làm văn răn mãi mới ra chữa nhưng may vẫn được 8 điểm văn.Hu..hu