kể chuyện tức nước vỡ bờ theo ngôi thứ nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Truyện diễn tả không khí căng thẳng của một làng quê trong những ngày nộp sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc hạng “cùng đinh” nhất nhì trong làng. Chị Dậu phải bán cả con đi mà không đủ tiền đóng sưu thuế, anh Dậu bị bắt ra đình đánh bất tỉnh. Được hàng xóm đưa về, chưa kịp tỉnh thì bọn lính lại vào đòi suất sưu thuế của người em chồng đã mất từ năm trước. Mặc cho chị Dậu hết lời van xin, bọn cai lệ vẫn đòi bắt anh Dậu, chửi mắng và đánh chị Dậu. Không chịu nhịn nữa, chị Dậu đứng lên phản kháng.
Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp SƯU cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. Maysao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.
Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.
Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”.
Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến đêm hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh. Lại được bà lão hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu bát cháo để anh húp cho lại sức.
Chồng tôi cố ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Thật kinh hoàng! ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chỏng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và mặc dù ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không tha thiết van xin cho được?
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phát cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ta xin tha cho chồng. "-Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc để cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi, Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu được vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy? Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế! nhưng tôi đã trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi khống chịu được..
I. Dàn ý chi tiết cho đề đóng vai bà hàng xóm và kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
1. Mở bài Giới thiệu về bản thân: Tôi là hàng xóm ngay cạnh nhà chị Dậu. Hoàn cảnh của gia đình tôi
+ Tôi ở ngay cạnh nhà chị nên chứng kiến bao nhiêu chuyện đau đớn của gia đình
+ Ngày hôm đó, đang dọn cơm thì tôi thấy tiếng kêu lớn của chị Dậu. Ra ngoài thì thấy bọn cai lệ đang vứt anh Dậu trả lại cho chị.
+ Thương tình tôi cho chị vay bát gạo
2. Thân bài * Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình chị
– Nói về gia đình nhà chị Dậu thì thật tội nghiệp. Nhà chị đông con, lại thêm nghèo đói vì năm đó mất mùa. Chị đã phải bán hết cả gánh khoai, đàn cho con mà chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến cái Tí, đứa con lớn của chị cũng đem bán cho ông bà Nghị Quế kia
– Thỉnh thoảng, tôi cũng chạy sang hỏi thăm gia đình chị. Cho chị những thứ lặt vặt
– Đêm hôm đó, tôi nghe thấy tiếng thét của bọn cai lệ: “ Con mụ Dậu kia! Ra nhận chồng này” . Tôi mới bàng hoàng chạy ra thì thấy anh Dậu như một cái xác chết bị quẳng về. Anh bị chúng đánh đập cả tối qua.
– Thương tình tôi cho nhà chị vay bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn
* Tôi chạy sang hỏi thăm gia đình chị
– Tôi chạy sang hỏi thăm anh Dậu : “ Bác trai đã khá hơn rồi chứ? “
– Chị Dậu vẫn dáng mệt mỏi trả lời: “ Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường”
– Tôi liền giục chị. Bảo bác ấy ăn bánh rồi trốn đi đâu thì trốn. Không bọn chúng vào bắt cho thì phải tội.
– Sau khi nghe chị Dậu nói, chờ anh Dậu ăn xong. Tôi trở về mang dáng vẻ boăn khoăn. Không biết gia đình chị có vượt qua được không? Anh Dậu có bị bắt nữa không đây?
* Tôi chứng kiến cảnh bọn cai lệ vào nhà chị Dậu đòi sưu.
– Vì nhà tôi đối diện với nhà chị Dậu nên tôi vừa đi về thì đã nghe thấy tiếng của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đi đòi sưu thuế
– Ôi, thôi xong, anh Dậu chắc còn chưa kịp ăn miếng cháo
– Chúng mang roi song, tay thước và dây thừng để đi bắt anh Dậu. Chúng quyết đòi sưu cho bằng được.
– Mang theo thái độ hung hăng, nào thét, nào mắng. Tôi nghe thấy mà như xót hết cả ruột gan, tức thay cho chị Dậu nhẫn nhịn chúng.
– Khi chúng khăng khăng vào trói anh Dậu, chị Dậu đã nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt lắm. Tôi thấy anh Dậu ở ngoài thì cố gắng can ngăn nhưng không được. Chúng chỉ ở ngoài và thét lên bắt anh chị vào tù
3. Kết bài Gia đình chị Dậu thật tội nghiệp. Tôi không thể giúp gia đình chị gì nhiều chỉ có thể an ủi chị cố gắng vì chồng con. Mong là gia đình chị sẽ thoát khỏi cơn khó khăn này.
II. Bài tham khảo Tôi là hàng xóm ngay cạnh nhà chị Dậu. Gia đình tôi cũng chả khá gì cả, chồng tôi mất, các con thì đi làm xa hết cả. Chỉ có một thân một mình tự nuôi thân . Tôi ở ngay cạnh nhà chị nên chứng kiến bao nhiêu chuyện đau đớn của gia đình. Đêm hôm đó thì tôi thấy tiếng kêu lớn của chị Dậu. Ra ngoài thì thấy bọn cai lệ đang vứt anh Dậu trả lại cho chị. Thương tình tôi cho chị vay bát gạo
Nói về gia đình nhà chị Dậu thì thật tội nghiệp. Nhà chị đông con, lại thêm nghèo đói vì năm đó mất mùa. Chị đã phải bán hết cả gánh khoai, đàn cho con mà chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến cái Tí, đứa con lớn của chị cũng đem bán cho ông bà Nghị Quế kia. Thỉnh thoảng, tôi cũng chạy sang hỏi thăm gia đình chị. Cho chị những thứ lặt vặt. Đêm hôm đó, tôi nghe thấy tiếng thét của bọn cai lệ: “ Con mụ Dậu kia! Ra nhận chồng này” . Tôi mới bàng hoàng chạy ra thì thấy anh Dậu như một cái xác chết bị quẳng về. Anh bị chúng đánh đập cả tối qua. Thương tình tôi cho nhà chị vay bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Dù sao nhà tôi vẫn đỡ hơn nhà chị, vì tôi chỉ sống một mình. Gia đình chị Dậu lại thân thiện với hàng xóm.
Tôi chạy sang hỏi thăm gia đình chị và anh Dậu : “ Bác trai đã khá hơn rồi chứ?” Chị Dậu vẫn dáng mệt mỏi trả lời: “ Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường”.Tôi liền giục chị.
– “ Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Bảo bác ấy ăn bánh rồi trốn đi đâu thì trốn.
Sau khi nghe chị Dậu nói, chờ anh Dậu ăn xong. Tôi trở về mang dáng vẻ boăn khoăn. Không biết gia đình chị có vượt qua được không? Anh Dậu có bị bắt nữa không đây?
Tôi chứng kiến cảnh bọn cai lệ vào nhà chị Dậu đòi sưu. Vì nhà tôi đối diện với nhà chị Dậu nên tôi vừa đi về thì đã nghe thấy tiếng của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đi đòi sưu thuế. Ôi ! thôi xong, anh Dậu chắc còn chưa kịp ăn miếng cháo.Chúng mang roi song, tay thước và dây thừng để đi bắt anh Dậu. Chúng quyết đòi sưu cho bằng được. Mang theo thái độ hung hăng, nào thét, nào mắng. Mặc cho chị Dậu vẫn van nài chúng, van xin chúng cho khuất đến hôm sau nhưng chúng lại càng hung hắn mà quyết trói anh Dậu bằng được Tôi nghe thấy mà như xót hết cả ruột gan, tức thay cho chị Dậu nhẫn nhịn chúng. Khi chúng khăng khăng vào trói anh Dậu, chị Dậu đã nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt lắm. Tôi thấy anh Dậu ở ngoài thì cố gắng can ngăn nhưng không được. Chúng chỉ ở ngoài và thét lên bắt anh chị vào tù
Gia đình chị Dậu thật tội nghiệp. Tôi không thể giúp gia đình chị gì nhiều chỉ có thể an ủi chị cố gắng vì chồng con. Mong là gia đình chị sẽ thoát khỏi cơn khó khăn này. Đối với người nông dân nghèo như chúng tôi, chỉ mong có đủ cái ăn là hạnh phúc rồi.
Đóng vai người hàng xóm kể lại câu chuyện"tức nước vỡ bờ"(Bài giải và dàn ý chi tiết), cậu muốn thì tham khảo, khum muốn thì thui vậyy ^^
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về bản thân:2. Thân bài
* Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình chị Dậu
Nhà chị Dậu đông con, lại thêm nghèo đói vì mất mùa. Chị phải bán hết cả gánh khoai, đàn chó con mà chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến cái Tí, đứa con lớn của chị cũng đem bán cho ông bà Nghị Quế.* Sang hỏi thăm gia đình chị
Thấy nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, tôi mang bát gạo sang để chị nấu cháo.Thấy tiếng trống tù và vang lên, tôi vội chạy sang hỏi thăm anh Dậu : "Bác trai đã khá hơn rồi chứ?"Chị Dậu vẫn dáng mệt mỏi trả lời: "Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường"Tôi liền giục chị. Bảo bác ấy trốn đi đâu thì trốn. Không bọn chúng vào bắt chó thì phải tội.Sau khi nghe chị Dậu nói, chờ anh Dậu ăn xong. Tôi trở về mang dáng vẻ băn khoăn. Không biết gia đình chị có vượt qua được không? Liệu anh Dậu có bị bắt nữa?* Chứng kiến cảnh bọn cai lệ vào nhà chị Dậu đòi sưu.
Về đến nhà chẳng được bao lâu, thì tôi đã nghe thấy tiếng của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đi đòi sưu thuếÔi, thôi xong, anh Dậu chắc còn chưa kịp ăn miếng cháoChúng mang roi song, tay thước và dây thừng để đi bắt anh Dậu. Chúng quyết đòi cho bằng được.Mang theo thái độ hung hăng, nào thét, nào mắng. Tôi nghe thấy mà như xót hết cả ruột gan.Khi chúng khăng khăng định trói anh Dậu lại, chị Dậu đã nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt lắm. Tôi thấy anh Dậu ở ngoài thì cố gắng can ngăn nhưng không được. Chúng chỉ ở ngoài và thét lên bắt anh chị vào tù.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của nhà chị Dậu.Bài làm
Tôi là một nông dân sống ở làng Đông Xá hàng xóm của gia đình chị Dậu trong xã hội thực dân nửa phong kiến này, thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ nhất và vào mùa sưu thuế trao ôi gán vợ đợ con mua rẻ bán đắt vay lãi với giá cắt cổ… Đều có cả! Gia đình chị Dậu là một ví dụ điển hình cho nỗi thấm khổ ấy.
Ở gần nhà tôi biết gia đình chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng. Vì vừa phải lo hai cái tang anh Dậu lại ốm yếu bán cả con cả chó mới nộp được một suất sưu thuế mà còn phải nộp cả suất sưu cho người đã chết, có ở đâu bất công vô lí như thế này không?
Hôm trước anh Dậu chết đi sống lại bị bọn chức sắc vác trả về nhà. Người xanh như tàu lá. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu anh mới tỉnh lại thương tình cả nhà đói khát tôi đem cho bát gạo người ta đã nói " Một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Mới sáng sớm không khí đã hết sức căng thẳng và tiếng mõ, tù và inh ỏi. Chẳng là hôm nay quan huyện về làng đốc sưu. Anh Dậu chắc chắn sẽ khốn khổ lắm đây, tôi vội chạy sang giục đưa anh đi trốn, chị Dậu đang múc cháo ra la liệt. Chị muốn cho anh ăn một chút cho tỉnh người. Kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi?
Vừa về đến nhà tôi đã nghe tiếng chân rình rịch vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào. Trời ơi trông mặt chúng mới dữ tợn làm sao? Đằng đằng sát khí tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng tên cai lệ đâu có để lọt tai hắn bịch vào ngực chị rồi xấn tới anh Dậu. Có lẽ tức quá chị cự lại.
Chồng tôi đau ốm chị không được phép hành hạ! Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh " bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là giọt nước tràn ly!
Bằng sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẹo khẹo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!
Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy rồi áp vào vật nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho anh kia một cái ngã nhào ra thềm. Thật sung sướng quá! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng tôi cũng rất lo cho chị Dậu. Đánh người nhà nước đã bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất rắn rỏi mạnh mẽ cương quyết.
Thà ngồi tù chứ để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được.
Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ có áp bức có đấu tranh! Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là đấu tranh giải phóng của đời mình. Tôi mong xã hội này sớm bị xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới công bằng tốt đẹp hơn.
-Nó (Bài văn) hơi dài, cậu thông cảm nha
-Có gì thì cậu rút 1 vài ý cũng đc ắ
Tym cho tớ nhenn
Tôi đã phải " dứt tình" bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cho chồng, nào ngờ còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Chồng tôi vẫn đang bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng trả anh ấy cho tôi trong tình trạng " thập tử nhất sinh".
Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lề, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Chồng tôi hốt hoảng " lăn đùng ra không nói được câu gì".
Ban đầu, khi thấy bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì tôi vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, tôi đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.
Khi tên cai lệ đấm vào ngực tôi và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, tôi phản kháng dữ dội. Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Câu 1 :
*Thể loại :
- Tôi đi học : Hồi kí
- Trong lòng mẹ : Hồi kí
- Tức nước vỡ bờ : Tiểu thuyết
- Lão Hạc : Truyện ngắn
*Ngôi kể:
- Tôi đi học : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Trong lòng mẹ : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Tức nước vỡ bờ : Ngôi thứ ba
- Lão Hạc : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
*Phương thức biểu đạt
- Tôi đi học : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
- Trong lòng mẹ : Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Tức nước vỡ bờ : Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Lão Hạc : Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Câu 2 :
*Nội dung
- Tôi đi học : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Trong lòng mẹ : Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
- Tức nước vỡ bờ : Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Lão Hạc : Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
*Nghệ thuật:
- Tôi đi học :
Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảmMiêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”Giọng điệu trữ tình trong sáng.- Trong lòng mẹ:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhâ vật
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc.giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Tức nước vỡ bờ :
Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vậtNgòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.- Lão Hạc :
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.Câu 3 :
Giống nhau:
– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.
– Phương thức biểu đạt: tự sự.
– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Câu 4 :
Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn. Lão chết vì khổ quá, nghèo quá, Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai. Lão chết vì thấy có lỗi với mọi người, với cậu Vàng - người bạn thân thiết của lão. Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết ấy còn tàn khốc hơn nữa.
Cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Lão chết vì sự tàn khốc của xã hội, sự bần hàn của cuộc sống. Cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.
Câu 5 :
Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Câu 6 :
Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé. Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡn thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."
Tôi đau đớn lắm khi phải đem bán đứa con gái đầu lòng với đàn chó nhưng vẫn chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng mình. Chồng tôi vì thiếu tiền sưu mà bị giam cầm, đánh đập đến tàn nhẫn mãi đến hôm qua, người ta mới cõng chồng tôi về, nhìn thấy anh ấy như một xác chết. May rằng còn có bà con đến cứu anh ấy mới trở về. Bà con hàng xóm thương tình cho bát gạo, nấu cháo để anh ấy húp cho khỏe.
Nấu cháo xong, tôi bưng lên cho chồng, vừa mới ngồi dậy, trên tay còn bưng bát cháo, chưa kịp ăn thì mấy tên ác ôn đó là cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào trên tay cầm roi song, tay thước, dây thừng. Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét lên và bắt chồng tôi phải nộp tiền sưu. Lo sợ bị đánh nên chồng tôi vội để bát cháo xuống lăn đùng ra mà không nói được câu nói. Ông người nhà lí trưởng còn miệng cay độc.
Trước hoàn cảnh nghặt ngèo đó tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin người nhà ông lí trưởng, xin được khất qua lần sau. Ông cai lệ đã quát mắng, chửi rủa một cách thậm tệ. Chồng tôi đang đau ốm không van xin chắc chồng tôi không qua khỏi.
Đùng đùng, ông cai lệ giật cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy vào để trói chồng tôi. Tôi vội đặt con xuống đất, chạy vào xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó tức quá tôi vội quát:
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi. Lúc này tôi không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng: Mày trói ngày chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tôi túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa, hắn ngả chỏng quèo, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Người nhà lí trưởng chạy đến giơ gậy đánh tôi. Tôi biết được ý định đó nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, hắn ngã nhào.
Tôi vẫn không hiểu được tại sao và từ đâu tôi lại có sức mạnh đánh ngã cả hai tên ác ôn đó. Có thể là từ bản năng của người vợ khi thấy chồng bị áp bức đến thậm tệ đã trỗi dậy.