Viết 1 đoạn khaonrg 200 chữ , nghị luận vè trang phục người học sinh hiện nay ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
I. Mở bài:
- Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước ngày nay mọi người không chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mình.
- Tuy nhiên vấn đề ở đây là thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
II. Thân bài
- Trang phục áo dài của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
- Học sinh bây giờ là một "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làm theo một cách khác....điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có một số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực.
- Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động không nhỏ tới nhận định của học sinh. Lớp trẻ bây giờ không thể mặc áo bà ba dịu dàng, không thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng không thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc học sinh "diện" quần jean áo phông hiện nay được cho là rất trẻ trung, năng động.
- Không phải học sinh nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng không có nghĩa là được ăn mặc một cách tự do không có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh không phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại được học sinh diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành một trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
=> Hình ảnh người Việt Nam bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
- Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: "Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì "mốt"
- Đâu phải mặc những chiếc áo không phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tuy nhiên không phải tất cả học sinh bây giờ đều đua đòi theo những "mốt" đó.
- Học sinh chúng ta chỉ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là không hở hang quá mức hay những bộ trang phục không phù hợp với lứa tuổi và cộng đồng.
- Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khe khắt với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.
- Nhưng không vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái - tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Một “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là một tác động không nhỏ rất có hại cho học sinh
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến một số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ...
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu được cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Việc những bộ trang phục của không phù hợp vẫn còn tồn tại trong học đường.
- Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc, trang phục của học sinh cần phải phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và xã hội.
- Xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng không nên gò bó học sinh quá mức trong vấn đề trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện nay.
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
Tham khảo:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng được được nâng lên một bậc. Nếu trước đây mục tiêu lao động của ông cha ta là “ăn no, mặc ấm” thì đến bây giờ đã nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Cũng từ đó mà vấn đề về trang phục và văn hóa ăn mặc của con người ngày càng được quan tâm hơn trong cuộc sống.
Vậy “Trang phục” là gì? Trang phục là một nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống của con người. Chức năng cơ bản trước nhất của trang phục đó là che chắn, bảo vệ con người. Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn, áo mặc là nhu cầu vô cùng cần thiết.
Một người có cách ăn mặc đẹp thì trước hết trang phục phải phù hợp với lứa tuổi. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi không chỉ tạo cho ta cảm giác thoải mái mà còn gây được thiện cảm tốt khi đối diện với người khác.
Tiếp đó trang phục phải phù hợp với văn hóa, tức là phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cách bạn ăn mặc như thế nào sẽ thể hiện trình độ văn hóa của bạn như thế đó. Nhìn người dân đi trên đường người ta cũng có thể đoán được nền văn hóa - giáo dục của một đất nước. Bởi lẽ trang phục không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước. Đặc biệt trang phục còn là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì thế mặc sao cho phù hợp với lứa tuổi, sang trọng, đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và trên hết là cách mặc thế nào để hòa vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, phù hợp với xu thế thời đại là một điều hết sức quan trọng. Có lẽ vì vậy mà dân gian ta có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.
Từ xưa, ông cha ta thường lấy câu thành ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một cách chủ quan về một ai đó. Tức ta chỉ cần quan sát gương mặt cùng với nhìn hình thức bên ngoài là cũng có thể đoán được họ là người như thế nào. Cách bạn ăn mặc, lựa chọn trang phục như thế nào sẽ nói lên tính cách con người bạn. Đúng vậy! Ví dụ như khi ta gặp một người có cách ăn mặc giản dị thì ta cũng thể đoán được rằng người đó có tính cách hiền lành, chất phác, không quá câu lệ. Bạn nên nhớ rằng trang phục của bạn thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Trang phục giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên nhìn vào thực tế ngày nay có một bộ phận giới trẻ có xu hướng thời trang “lập dị”. Các bạn chọn cho mình cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi học sinh, mà thay vào đó là những bộ quần áo “thiếu vải” – cái mà các bạn cho rằng “hợp trend”. Dẫu biết rằng chúng ta có quyền học hỏi cách ăn mặc đẹp và giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất. Bạn muốn theo đuổi phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước theo những thần tượng của mình. Điều đó không ai cấm bạn! Nhưng nên có chừng mực và không nên chọn cách gây sự chú ý và làm nổi bật cá tính bằng việc ăn mặc “lố lăng, kệch cỡm”. Vì bạn mặc không chỉ cho mình bạn mà còn cho những người xung quanh nữa đó!
Chắc hẳn những ai yêu thời trang thì đều biết tới Pi- e Các- đanh - Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp. Chính ông cũng đã từng nói rằng: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những người với phong cách thời trang hài hòa, phù hợp giới tính, độ tuổi, và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng hơn, được hưởng ứng và tán đồng.
Ngay từ hôm nay, trước khi lựa chọn một bộ trang phục khoác lên mình, các bạn hãy nhớ một điều rằng: Trang phục và văn hóa luôn là cách thể hiện con người của bạn. Nó là tiêu chí để gây ấn tượng với một người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Người xưa có câu “người đẹp vì lụa”, điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nhân cách con người. Do vậy khi bạn lựa chọn thời trang, nhất là các bạn trẻ ngày nay cần phải chú ý tới những bộ trang phục “hợp trend” đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng và hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy trang phục bạn chọn không những thể hiện sự trẻ trung năng động mà còn phù hợp với xu thế thời đại để không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Tham khảo:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng được được nâng lên một bậc. Nếu trước đây mục tiêu lao động của ông cha ta là “ăn no, mặc ấm” thì đến bây giờ đã nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Cũng từ đó mà vấn đề về trang phục và văn hóa ăn mặc của con người ngày càng được quan tâm hơn trong cuộc sống.
Vậy “Trang phục” là gì? Trang phục là một nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống của con người. Chức năng cơ bản trước nhất của trang phục đó là che chắn, bảo vệ con người. Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn, áo mặc là nhu cầu vô cùng cần thiết.
Một người có cách ăn mặc đẹp thì trước hết trang phục phải phù hợp với lứa tuổi. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi không chỉ tạo cho ta cảm giác thoải mái mà còn gây được thiện cảm tốt khi đối diện với người khác.
Tiếp đó trang phục phải phù hợp với văn hóa, tức là phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cách bạn ăn mặc như thế nào sẽ thể hiện trình độ văn hóa của bạn như thế đó. Nhìn người dân đi trên đường người ta cũng có thể đoán được nền văn hóa - giáo dục của một đất nước. Bởi lẽ trang phục không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước. Đặc biệt trang phục còn là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì thế mặc sao cho phù hợp với lứa tuổi, sang trọng, đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và trên hết là cách mặc thế nào để hòa vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, phù hợp với xu thế thời đại là một điều hết sức quan trọng. Có lẽ vì vậy mà dân gian ta có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.
Từ xưa, ông cha ta thường lấy câu thành ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một cách chủ quan về một ai đó. Tức ta chỉ cần quan sát gương mặt cùng với nhìn hình thức bên ngoài là cũng có thể đoán được họ là người như thế nào. Cách bạn ăn mặc, lựa chọn trang phục như thế nào sẽ nói lên tính cách con người bạn. Đúng vậy! Ví dụ như khi ta gặp một người có cách ăn mặc giản dị thì ta cũng thể đoán được rằng người đó có tính cách hiền lành, chất phác, không quá câu lệ. Bạn nên nhớ rằng trang phục của bạn thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Trang phục giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên nhìn vào thực tế ngày nay có một bộ phận giới trẻ có xu hướng thời trang “lập dị”. Các bạn chọn cho mình cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi học sinh, mà thay vào đó là những bộ quần áo “thiếu vải” – cái mà các bạn cho rằng “hợp trend”. Dẫu biết rằng chúng ta có quyền học hỏi cách ăn mặc đẹp và giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất. Bạn muốn theo đuổi phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước theo những thần tượng của mình. Điều đó không ai cấm bạn! Nhưng nên có chừng mực và không nên chọn cách gây sự chú ý và làm nổi bật cá tính bằng việc ăn mặc “lố lăng, kệch cỡm”. Vì bạn mặc không chỉ cho mình bạn mà còn cho những người xung quanh nữa đó!
Chắc hẳn những ai yêu thời trang thì đều biết tới Pi- e Các- đanh - Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp. Chính ông cũng đã từng nói rằng: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những người với phong cách thời trang hài hòa, phù hợp giới tính, độ tuổi, và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng hơn, được hưởng ứng và tán đồng.
Ngay từ hôm nay, trước khi lựa chọn một bộ trang phục khoác lên mình, các bạn hãy nhớ một điều rằng: Trang phục và văn hóa luôn là cách thể hiện con người của bạn. Nó là tiêu chí để gây ấn tượng với một người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Người xưa có câu “người đẹp vì lụa”, điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nhân cách con người. Do vậy khi bạn lựa chọn thời trang, nhất là các bạn trẻ ngày nay cần phải chú ý tới những bộ trang phục “hợp trend” đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng và hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy trang phục bạn chọn không những thể hiện sự trẻ trung năng động mà còn phù hợp với xu thế thời đại để không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Tham khảo:
Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “ Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”.Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.
"Nghiện mạng XH" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.
Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện MXH " của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại.
Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại...
Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng ta dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện MXH''.
Và kết cục, theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard - Mĩ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được... Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu... đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một sô' biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này.
Không lâu sau đó, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện MXH" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng ''nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện' nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diện ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ mọi lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người "nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trọng nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên... và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng nghiện cờ bạc", nó không phải là một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên quan đến thái độ và. hành vi xử sự của con người. Những người b mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân sô' mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vâ'n đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại dữ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet". Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.
Internet có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Hãy làm mạng Internet trở nên thực sự văn minh và đúng với ý nghĩa của nó khi xuất hiện!
Đây chỉ là dàn ý rùi cậu tự biến nó thành văn của cậu nha.
MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hoá của một người. Chính vì vậy, việc chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ. Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổi bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.
Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh ấy nào là phấn son, tóc để xõa, loà xoà, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học, mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thuỳ mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết xăm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.
Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử xinh đẹp”. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Cũng có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê trở nên ăn chơi, đánh mất bản thân, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu.
Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại. Trang phục phản ánh văn hoá, nhân cách của mỗi con người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải chỉ đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc ***** ố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn .tránh xa. Mình tưởng ăn mặc hợp mốt là đẹp, sành điệu nhưng người ngoài nhìn vào thì lại không đẹp chút nào, mà còn bị người ta chê, cảm thấy ác cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc với mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có chút văn hoá, hiểu biết nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn khiến ta gặp bao tác hại khác. Chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao tiền của cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Rồi khi hết tiền mua đồ, họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã “xinh đẹp và sành điệu” rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình.
Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ, hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!
Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hoá là những gì ta nhận được khi ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn ăn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.
Bn tham khảo ạ!
bạn chép mạng à . chẳng đúng yêu cầu j cả