K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai lầm. Khi bạn làm sai việc gì đó, có thể nhận lỗi trước cha mẹ, bạn bè, quần chúng, thậm chí nhận lỗi trước con cái hoặc đối thủ, bản thân vừa không mất đi thứ gì, ngược lại còn thể hiện sự độ lượng của bạn. .... Yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là trao đổi, thấu hiểu lẫn nhau, tha thứ cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Thiếu đi sự trao đổi sẽ sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Đời người giống như chiếc va li, lúc dùng sẽ kéo lên, lúc không dùng thì hạ xuống, lúc nên đặt lại không đặt, giống như đang kéo hành lí nặng nề, không thoải mái được. Tháng năm hữu hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung mới khiến người khác chấp nhận, nhìn thấy điểm tốt của người khác nên vui mừng. Thấy người tốt, việc tốt nên cảm động. Mấy chục năm đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động. (Trích Xin cho tuổi trẻ can đảm nguyện cho thanh xuân rực sáng - Hoàng Học Quân, NXB Phụ nữ Việt Nam, tr114,115) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về quan điểm “đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động” Câu 4. Lời khuyên “Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của việc biết chủ động nhận sai trong cuộc sống.

0
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.

I)Phần đọc hiểu  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những...
Đọc tiếp

I)Phần đọc hiểu
  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.''
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích
Câu 2:''Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận....".            **Hãy bộc lộ quan điểm của em về ý kiến trên

1
11 tháng 4 2020

 Nội dung của đoạn trích là nói về cách học và hk luôn giúp con Người lịch sự và bt tôn trọng người khác 

  Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ NhậtBí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách...
Đọc tiếp

 

 

Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ Nhật

tin tức goIOE

Bí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.

Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách dạy con thường thấy ở những người mẹ Nhật:

1. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự mình làm những thứ mình thích. Có đến 31% bà mẹ đồng ý với quan điểm dạy con theo "chủ nghĩa tự do", "được làm những gì mình thích", "tôn trọng tính tự chủ".

2. 21% các bà mẹ Nhật tham gia cuộc khảo sát không yêu cầu con cái của họ phải học quá nhiều. Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ.

3. Việc học là trọn đời, nhà trường chỉ là một phần trong việc giáo dục, bản thân của mỗi người lúc nào cũng phải không ngừng học hỏi, học từ bạn bè, học từ sách vở, học từ tất cả mọi thứ… Tuy nhiên, chỉ có 16% bà mẹ mong muốn con mình cố gắng học hành nghiêm túc, siêng năng ở trường.

4. 14% bà mẹ đồng ý rằng tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu khi giáo dục trẻ. Hơn ai hết, bản thân mỗi người Nhật hiểu rằng, nếu không biết kỷ luật thì mọi thứ đều khó mà làm tới nơi tới chốn được.

5. 4% bà mẹ nhấn mạnh việc dạy dỗ nên từ phía người mẹ. Người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ nên người. Ngay từ khi lọt lòng, cũng là người mẹ đồng thời cũng chính là người thầy uốn nắn, dạy bảo, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Tầm quan trọng của người mẹ được đánh giá rất quan trọng trong xã hội người Nhật.

Cuộc khảo sát trên đã rút ra kết luận: để nuôi dạy một đứa trẻ thành công, các mẹ Nhật có 3 bí quyết chính:

Bí mật thứ 1: Không nói "Phải học"

52% những người tham gia cuộc khảo sát cho thấy không nên ép trẻ học hay làm những gì chúng không thích, trái lại phải để trẻ được tự do làm những gì chúng thích. Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó. Điều này giúp bố mẹ nhận biết được trẻ có khuynh hướng quan tâm đến cái gì, về nghệ thuật, về kỹ thuật… để đầu tư cho trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết. Bố mẹ những đứa trẻ này chờ đợi sự tự nguyện học tập ở con cái.

Bí mật thứ 2: Thể hiện sự quan tâm, cổ vũ

Bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đạt được thành tựu này nọ. Nhưng những bà mẹ này sẽ không bao giờ thể hiện sự quan tâm "quá đáng" của mình trong việc học của trẻ. Những gì họ làm là cổ vũ tinh thần để trẻ tự nỗ lực, tự cố gắng bằng sức lực của chính mình, đồng thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi quan tâm dành cho trẻ không chỉ là việc học.

Bí mật thứ 3: Nhất định phải dạy trẻ sự nghiêm túc và kỷ luật

Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra. Ví dụ như không được phép làm phiền người khác, thời gian ăn ngủ là mấy giờ, thời gian xem tivi giải trí là khi nào…

Cần rèn cho trẻ phải biết tính kỷ luật dù là làm bất kỳ việc nào. Chẳng hạn như việc làm bài tập về nhà là bắt buộc, cần xem đây là một thói quen cần phải rèn luyện.

Xây dựng một nền móng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng

Khi nhận thấy trẻ có thái độ và đạo đức tốt, những bà mẹ Nhật thường sẽ cho phép trẻ được học tập một cách tự do, được phép làm những gì chúng thích. Tuy nhiên, mọi thứ trẻ làm đều phải gắn liền trách nhiệm với bản thân, đây là dấu hiệu của ý thức lớn lên thành một người biết tự lập.
Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ tò mò, khám phá mọi thứ ở những lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ở mỗi giai đoạn quan trọng như thi cử, bố mẹ đều phải nhắc nhở và quan tâm đến con cái hơn.

Khi trẻ được lớn lên dưới sự bảo đảm và tin tưởng từ bố mẹ, chúng sẽ có xu hướng thoải mái học tập và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.

 

2
4 tháng 9 2018

Cảm ơn bạn nha.

Nhưng mình cưa có con...

Vậy phải làm sao để mình có con được đây???

Có con thò mới dạy nó được chứ

4 tháng 9 2018

bộ bn có con rùi hay sao mà đăng như thế

ko đc đăng câu linh tinh đâu nha

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
Em hãy đọc đoạn văn sau:Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán –...
Đọc tiếp

Em hãy đọc đoạn văn sau:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém…

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a, Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên

b, theo tác giả đọc sách không kĩ sẽ gây nên những tác hại nào 

c, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ về chủ đề sau muốn đọc sách có hiệu quả cần phải chọn sách cho tinh

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0đ): Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:​

Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay bạn công việc quan trọng này.​

Quyền lựa chọn giờ đây hoàn toàn thuộc về bạn. Bạn có thể để mặc khung cửa sổ của mình nguyên trạng như vậy với bụi bặm hay những vết ố màu của thời gian. Bạn có thể chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới mà bạn không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó. Và cứ như thế, bạn sẽ sống một cách thụ động, tuyệt vọng, chán nản mà không bao giờ tìm thấy niềm vui. Bạn sẽ chỉ gặt hái được những kết quả nhỏ nhoi so với khả năng tiềm tàng của  mình mà lẽ ra với khả năng đó, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều vĩ đại hơn.​

Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm.​

Một ô cửa sổ tinh khôi, sáng trong sẽ làm bạn thanh thản, hạnh phúc và tràn đầy sinh lực. Cả một thế giới mới mẻ nằm gọn trong mắt bạn, qua ô kính sáng ngời. Bạn sẽ thấy muốn được sống, được làm việc, được phấn đấu, được cho đi và được chia sẻ.​

Bạn bắt đầu đặt ra cho mình các mục tiêu và  không ngừng nỗ lực làm việc, phấn đấu để thực hiện nó. Lúc đó, niềm tin trong bạn mới thực sự bắt đầu trào dâng.​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.​

Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới” mà bản thân mỗi chúng ta “không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó”?​

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả văn bản lại cho rằng: “Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay  bạn công việc quan trọng này”?​

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm” không? Vì sao?​

0