K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2020

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn". Ba năm Trung học phổ thông. Ba năm – một khoảng thời gian quá ngắn, song ba năm ấy là một đoạn đời đẹp nhất trong cuộc đời một con người. Bởi, cái hồn nhiên trong trẻo của thời áo trắng mới đẹp làm sao; "Lơ đễnh nhìn ai qua cửa lớp; Vô tư nhặt ép cánh hoa xinh"!

Ngoài kia phượng rơi chưa? Mà sao nắng nồng nàn trên lá; mà sao nụ cười vẫn tươi, nhưng sao mềm đến lạ? Hạ đến rồi ư?! Những năm tháng ấy chất chứa bao nhiêu kỉ niệm, những lúc không làm vừa ý thấy, cô để rồi bị rầy la; những lúc cùng nhau chụm đầu giải bài toán khó; những lúc nô đùa giành nhau cánh phượng rơi xuống sân trường. Thế rồi: ve, nắng, phượng, và thi,... nghĩa là hạ đến!

Hạ đến rồi ư?! Những sắc màu của hạ rạng rỡ, lung linh.

Hạ đỏ là hạ của chia xa: những cái bắt tay hẹn tương lai rạng rỡ. Hạ tím là hạ của bâng khuâng, cổng trường khép – những lời chưa kịp ngỏ. Hạ vàng là hạ của mùa gặt hái những thành công qua bao tháng ngày gian khó. Hạ xanh là hạ của những bước chân lên rừng xuống bể: tay đắp đất, tay dựng nhà, tay chắp bút cho em thơ từng con chữ — hạ của những sẻ chia, đồng cảm với mọi người. Nước da có thể đen thêm, nhưng đen đẹp, đen duyên. Bàn tay có thể chai thêm mà tự hào cứng cáp. Thử thách có thể cao thêm mà chẳng hề chùn bước. Cuộc đời có thể rộng thêm, nhưng ta đã trưởng thành.

Ba năm chắt chiu, gom góp hành trang được trao từ thầy cô, giờ chúng ta đã lên đường bước vào cuộc sống mới. Cái quy luật khắc nghiệt của cuộc sống là vậy, làm sao ta cưỡng lại được. Lá xa cành đâu phải vì cơn gió kia cuốn đi, cũng đâu phảỉ là lá chẳng cần cây, mà đơn giản chỉ là đến lúc lá phải bay đi – bay đi đến những nơi xa, với những điều mới lạ: với mộng tưởng nên thơ về tương lai phía trước. Giờ chia tay đã đến! Những buồn vui hiện lên trong ánh mắt trìu mến của thầy cô, những nụ cười của bạn bè sẽ đi vào kỉ niệm. Góc sân, ghế đá, chiếc bàn của thầy cô và cái bảng đen sao hôm nay dội vào mình ta những điều thật lạ: bâng khuâng, bùi ngùi, xao xác cả nỗi lòng! Chợt nhớ câu thơ của Pháp "Đi là chết trong lòng một ít". Chết! Bởi khi ta đi, ta đã gởi lại nơi ấy một phần hồn. Ve sầu gọi, nắng vàng rơi, phượng rơi, tiếng ai gọi rơi thầm trong tâm tưởng, cổng trường khép — những lời chưa kịp ngỏ. Ánh mắt ai xa vắng u buồn,... nghĩa là hạ đến' — nghĩa là xa thầy xa cô!

Hạ đến rồi ư! Chợt hiểu, đời là những chuyến đi dài trong vô tận. Không muốn thầy là người chèo đò lam lũ trong quạnh quẽ u buồn, cũ kĩ thầy phải là một dải phù sa. Bởi lẽ, phù sa âm thầm bồi đắp cho những bãi bờ, những châu thổ, bến sông ngày một tốt tươi, xanh cành trĩu quả. Phù sa tự ngàn đời vẫn lặng lẽ chảy trôi mà chẳng đợi được vinh danh. Nhưng, phù sa đã hoá thân vào những mùa màng bội thu, đã nhuận sắc cho biết bao ngọt ngào hoa trái...!

29 tháng 8 2020

-> Có những khoảnh khắc trôi đi không trở lại, có những điều dù níu giữ lại cũng chỉ ở trong tim. Có những mùa hè xa rồi còn gặp lại nhau khi năm học mới đến. Nhưng có một mùa hè, mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mãi mãi đứng đó, không trở lại. Mùa hè năm học lớp 12 khép lại, mỗi đứa mỗi nơi, một con đường đi mới, nhiều khó khăn và thử thách hơn. Nhưng mùa hè đó còn neo giữ lại bao nhiêu kỉ niệm bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Mùa hạ cuối, mùa hạ chia li và mùa hạ hội ngộ ở những chặng đường mới.

Chắc hẳn rằng tâm trạng của cô cậu học trò nào học lớp 12 cũng sẽ bồi hồi, xúc động khi nghĩ đến mùa hè năm nay. Đây là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho hai kì thi căng thẳng là tốt nghiệp và đại học. Mùa hạ vẫn cứ trôi qua, những tiếng cười, tiếng nói vẫn còn văng vẳng đâu đây nhưng cảm xúc trong mỗi người dừng như đang nghẹn lại.

Suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, vô tư, hồn nhiên, không phải lo lắng, băn khoăn hay nghĩ ngợi quá nhiều ngoài chuyện học tập. Nhưng sau mùa hè này, các bạn sẽ phải định hướng con đường đi trong tương lai cho mình. Con đường đi đó sẽ được quyết định ở năm 12 này một phần, sự nỗ lực và cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Mỗi lần tiếng ve kêu lên râm ran trên những tán hoa phượng nở đỏ rực một góc sân, lũ học trò lại nhao nhao lên vì vui sướng. Có lẽ vui vì được nghỉ hè, được thư giãn, không phải bận rộn với sách vở, với trang viết, với phép tính. Nhưng mùa hè năm học lớp 12 có lẽ là mùa hè chưa bao giờ được mong đợi. Bởi rằng sau mùa hè này, mỗi một thành viên sẽ có một con đường đi riêng, có sự chia li, có nước mắt, có những lời hẹn áo trắng.

Mùa hè đang đến gần thì thời gian cho hai kì thi cũng không còn xa nữa. Lo âu, hồi hôp hiện hữu trên từng gương mặt. Không ai mong mình phải trải qua mùa hè của năm học lớp 12, bởi rằng đó là mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mộng mơ.

Chúng ta ai rồi cũng sẽ trưởng thành, sẽ phải đối mặt với chia li, đối mặt với rất nhiều thử thách, đối mặt với không ít chông gai đang chờ phía trước.

Có những cô bạn trong buổi lễ tổng kết năm học ở lớp 12 đã ôm mặt khóc rưng rức vì nghĩ đến chặng đường 3 năm học cùng với nhau, chơi đùa cùng nhau, tâm sự cùng nhau. Ấy vậy mà sau mùa hè này, liệu rằng có được học chung dưới một mái trường nữa hay không? Câu hỏi ấy cứa vào trái tim mong manh và dễ vỡ, để rồi những tiếng nấc cứ thế, cứ thế vang lên nghe chua xót.

Vẫn biết rằng chia tay nhau, mai này mình còn gặp lại ở một con đường mới, môi trường mới nhưng kỉ niệm còn vương mùi thời gian, vừa mới xảy ra hôm qua sao nỡ bỏ.

Ai dù mạnh mẽ nhưng cũng sẽ có lúc yếu lòng. Có không ít cậu con trai đã đứng sau gốc cây phượng thân quen, nhìn lần lượt từng chỗ ngồi từng đến, những đứa bạn từng cốc đầu nhau mỗi giờ ra chơi cũng bật khóc ngon lành. Bởi ai cũng biết rằng mùa hè không trở lại, thời gian không trở lại để chúng ta có thể vô tư như thế này nữa. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải lớn, phải trưởng thành...

Có lẽ những kỉ niệm suốt 3 năm học trên ghế trung học phổ thông sẽ là những điều tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người về sau. Vì đó là bước ngoặc, là những suy nghĩ của một người sắp phải lớn.

Lớp học, thầy cô và bạn bè là tất cả những gì mà chúng ta có được, còn lưu giữ cho đến khi không còn học ở đây nữa. Dù buồn, dù nuối tiếc nhưng cuộc đời là vậy. Trân trọng những gì đã qua, để đón nhận những điều chắc sẽ tốt đẹp ở phía trước. Những gì mà bản thân có được khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là hành trang đáng quý nhất trong cuộc đời về sau.

Những lần không học bài cũ bị cô giáo phạt, những lần trốn học đi chơi, những lần nói dối cô vì đến muộn và rất nhiều lần khác nữa... Tất cả, tất cả là một miền kí ức tươi đẹp nhất ở tháng năm tươi đẹp nhất.

Mùa hạ năm 12 đến rồi, chúng ta sẽ trân trọng những điều đã qua. Để mỗi khi nhớ về mỉm cười hạnh phúc vì những điều đã có với nhau.

Thế ày được chưa zậy???

Tui làm ko hay cho lém

10 tháng 10 2016

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.
Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.
Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.
Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski).  Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.
Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

8 tháng 3 2022

Refer

 

1. Viết lại câu:

"Tôi đã từng được đến tham quan vịnh Hạ Long - di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam vào mùa hè năm ngoái".

⇒ Tác dụng: đánh dấu bộ phận chú thích cho từ "Hạ Long"

8 tháng 3 2022

"Tôi đã từng được đến tham quan vịnh Hạ Long - di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam vào mùa hè năm ngoái".

 Tác dụng: đánh dấu bộ phận chú thích cho từ "Hạ Long"

 
6 tháng 3 2018

Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ