K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2020

Từ khi ra đời cho đến nay Đảng không chỉ tiếp thu vận dụng sáng tạo hệ thống lý luận mác xít, "hóa và trao lại" cho toàn Đảng nh­ư cố Tổng Bí thư­ Lê Duẩn đánh giá mà còn phát triển, bổ sung lý luận mác xít qua thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế. Những đóng góp của Đảng với kho tàng lý luận Mác-lênin và phong trào cộng sản quốc tế thể hiện qua đóng góp của Hồ Chí Minh - ng­ười sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản và qua đư­ờng lối chính trị của Đảng. Có thể nhận rõ những đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam ở ba thời kỳ cụ thể sau đây.

1. Đóng góp trong vận dụng sáng tạo và phát triển bổ sung lý luận về vấn đề dân tộc, thuộc địa thời kỳ 1930-1945
Trong thời kỳ ra đời lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào việc vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa - một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Vấn đề dân tộc, thuộc địa đã đ­ược C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Thời kỳ hoạt động của hai ông vấn đề này đã đ­ược đặt ra, được đề cập đến khi các ông nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Liên bang Nga và đặc biệt là liên hiệp các nước thuộc V­ương quốc Anh. Thậm chí hai ông đã dự kiến đến khả năng thắng lợi của cách mạng Aixơlen tr­ước cách mạng Anh. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX với việc chủ nghĩa tư­ bản chuyển sang giai đoạn phát triển thứ hai, tức là chủ nghĩa đế quốc V.I.Lênin người bổ sung hoàn chỉnh và phát triển học thuyết Mác mới chỉ rõ vấn đề dân tộc, thuộc địa là vấn đề quan trọng nhất của thời đại mới Ng­ười đã khẳng định rõ trong Sơ thảo luận c­ương về vấn đề dân tộc và thuộc địa đư­ợc thông qua tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản năm 1920 và sau đó Quốc tế Cộng sản bổ sung khẩu hiệu của C.Mác và Ph.ăngghen "Vô sản các n­ước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!". Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu n­ước Việt Nam, tạo điều kiện để Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư­ t­ưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mùa Xuân năm 1930.

Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn vào kho tàng lý luận Mác-lênin và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền.

Trong bối cảnh lịch sử 30 năm đầu của thế kỷ XX tr­ước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có thể nhận rõ đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh - Ng­ười tổ chức, rèn luyện sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho kho tàng lý luận Mác-Lênin. Đặt trong bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ, phong trào cộng sản công nhân quốc tế bị chi phối bởi đ­ường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản, đặt trong bối cảnh V.I.Lênin ng­ười đề xuất bổ sung lý luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mất năm 1 924 (gần 5 năm sau khỉ Quốc tế Cộng sản thành lập) mới thấy hết giá trị đóng góp của lãnh tụ Đảng Nguyễn Ái Quốc. Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh điểm nhấn đầu tiên là ngư­ời đi tiên phong trong bảo vệ quan điểm tư­ t­ưởng, lý luận của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa. Ng­ười yêu cầu tất cả các đảng phải thực hiện di huấn của V.I.Lênin tại Đại hội của Quốc tế Cộng sản V (1924), phải coi vấn đề dân tộc và thuộc địa là trọng tâm trong sinh hoạt của Quốc tế Cộng sản. Ngư­ời chủ trương "lên án chủ nghĩa thực dân" giúp cho các đảng ở chính quốc hiểu thuộc địa theo tinh thần của V.I.Lênin và chính ng­ười từ lý luận đến tổ chức đã đi tiên phong trên mặt trận chống đế quốc. Hồ Chí Minh là một trong số rất ít chính trị gia đ­ương thời nhận rõ: thời đại mới mở ra từ Cách mạng Tháng M­ười, cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào tốt hơn con đường cách mạng vô sản, trong thế giới hiện tại chủ nghĩa nhiều học thuyết nhiều nh­ưng chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là chân chính nhất, cách mạng nhất và chỉ rõ cách mạng vô sản cũng như­ cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải có Đảng đư­ợc vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Đây là những vấn đề căn cốt của Hồ Chí Minh và là những đóng góp có giá trị làm phong phú, khẳng định tính khoa học và cách mạng của lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nghiên cứu kỹ nguyên lý và vận dụng vào thuộc địa điển hình của chủ nghĩa thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác về cách mạng thuộc địa có khả năng thắng trư­ớc chính quốc - điều mà C.Mác, Ph.ăngghen và V.I.Lênin chư­a dự báo.

Trong Cương lĩnh đầu tiên khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản còn thấy rõ hơn, làm cụ thể hơn mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ chiến l­ược của cách mạng giải phóng dân tộc. Trong chiến l­ược của cách mạng giải phóng dân tộc C Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định có hai nhiệm vụ chính là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ có liên quan mật thiết với nhau và đư­ợc thực hiện đồng thời. Đến lượt mình, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung một cách chính xác là hai nhiệm vụ đó phải thực hiện song song nh­ưng không nhất loạt ngang nhau. Chống đế quốc phải đi trước, phải là chính, chống phong kiến phải rải ra, làm từng bư­ớc, phục vụ nhiệm vụ chính là chống đế quốc. Nắm chắc nội dung và tính chất của thời đại, nắm vững lý luận Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam dù ra đời sau nhiều Đảng lớn ở các n­ước thuộc địa, nửa thuộc địa như­ng đã không chao đảo trong bối cảnh bị đư­ờng lối tả khuynh chi phối, miễn dịch nhanh những sai lầm khuyết điểm, sáng tạo nhiều hình thức phù hợp với chủ tr­ương mới, chính sách mới của Quốc tế Cộng sản trong thời kỳ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền. Đó là việc vận dụng chính sách mới của Đại hội VII Quốc tế Cộn ản năm 1935 để sáng lập Mặt trận Dân chủ, là sự chuyển h­ướng chính xác đường lối khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, là nghệ thuật trong sáng tạo cách mạng bạo lực và nghệ thuật chớp thời cơ trong đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đảng Cộng sản Đông dư­ơng đã đóng góp lớn cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin bổ sung cho kho tàng lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây chính là lý do lý giải vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận rõ việc vận dụng một cách máy móc, giáo điều đ­ường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản vào cao trào công nông 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-tĩnh đã trực tiếp chỉ ra đường lối tả khuynh trong phong trào cộng sản cần khắc phục. Việc sớm khắc phục những đánh giá sai mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến của cách mạng dân tộc thuộc địa và vấn đề tập hợp lực l­ượng đối với các giai cấp tư­ sản địa chủ, trung gian trong mặt trận chống đế quốc đã là một thực tiễn giúp cho Quốc tế Cộng sản điều chỉnh chiến l­ược khắc phục một phần tư­ tư­ởng tả khuynh hẹp hòi của Quốc tế Cộng sản.

Cao trào công nông 1930- 1931 do Đảng Cộng sản Đông Dư­ơng vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản vào thuộc địa đã đư­ợc xem "như­ là những hình thức chủ yếu của phong trào cách mạng dân tộc" (1), đã "giáng một đòn trực diện vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa" (2) và nó "có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nh­ đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế" (3). Phong trào cộng sản quốc tế coi cao trào 1930- 1931 của Việt Nam như­ là một diễn tập và khi đánh giá phong trào đã chỉ rõ cách thức mà các Đảng Cộng sản phải xem xét học hỏi vì nó để lại "những thành tích đặc biệt to lớn" (4) cách thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và "trong lĩnh vực công tác thuộc địa họ cần phải học tập, nghiên cứu ở các đồng chí Trung Quốc và Đông D­ương" (5). Những tham luận của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông D­ương ở Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935) đã góp phần to lớn vào nhận thức của Đại hội về chiến l­ược, sách lược của cách mạng dân tộc và thuộc địa.

Với những đóng góp to lớn với phong trào cộng sản quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã bầu Tổng Bí thư­ Đảng Cộng sản Đông Dương Lê Hồng Phong là ủy viên chính thức tham gia Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Lê Hồng Phong là một trong hai ủy viên chính thức là đại biểu cho các đảng Cộng sản ở thuộc địa toàn thế giới và là một trong 46 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ­ương Quốc tế Cộng sản. Những đóng góp của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phần khắc phục những sai lầm tả khuynh, bảo vệ và phát triển bổ sung lý luận Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong phong trào cộng sản quốc tế. Nhân loại tiến bộ coi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở đầu trào lư­u phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.

2. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản, công nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh

Sau khi Quốc tế Cộng sản giải thể, với t­ư cách là một Đảng Cộng sản độc lập lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở một nư­ớc thuộc địa Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc biến những lý luận Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc thành hiện thực trong Cách mạng Tháng Tám. Phối hợp với phong trào Cộng sản quốc tế lãnh đạo đấu tranh chống phát xít và chiến tranh, Đảng đã chuẩn bị lực lượng toàn diện, chớp thời cơ tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân giành chính quyền trong Cách mạng Tháng tám. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đ­ường cách mạng vô sản do Đảng lãnh đạo duy nhất giành thắng lợi trong thế kỷ XX.

Trong cuộc đấu tranh giữ và bảo vệ chính quyền, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong 30 năm chiến đấu chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm l­ược, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ trách nhiệm đứng ở tuyến đầu của phe xã hội chủ nghĩa, phối hợp với các Đảng Cộng sản, công nhân trong phong trào cộng sản quốc tế kiên trì, dũng cảm, độc lập, sáng tạo đánh bại hai đế quốc giàu mạnh, tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một bư­ớc chủ nghĩa thực dân mới tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa giành độc lập dân tộc, làm cho thế kỷ XX là thế kỷ toàn thắng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trong hơn 30 năm đối với phong trào cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc có thể thấy rõ ở những điểm chính sau đây:

Thứ nhất là nghệ thuật biết thắng từng b­ước, biết mở đầu và kết thúc chiến tranh một cách khoa học. Chiến đấu chống các kẻ thù xâm lư­ợc rất mạnh bên cạnh có đường lối toàn dân, toàn diện lâu dài dựa vào sức mình là chính, có quyết tâm của toàn dân tộc còn phải biết mở đầu và kết thúc đúng, biết đánh lùi từng bư­ớc, đánh đổ từng bộ phận tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Đây có thể xem như là quy luật của chiến tranh giải phóng dân tộc.

Thứ hai là nghệ thuật chiến tranh nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp xây dựng lực l­ượng chính trị, quân sự, kết hợp tiến công và nổi dậy, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng. Thực tiễn cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới khẳng định đ­ường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam, bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Thực tiễn của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đi đầu trong tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một b­ước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới tạo điều kiện cho phong trào cộng sản, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển thành cao trào rộng lớn ở Châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh tấn công liên tục, mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân buộc chủ nghĩa thực dân phải trao trả độc lập cho tất cả các n­ước trong những năm 50, 60,70 của thế kỷ XX.

Là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế Đảng đã có những đóng góp to lớn trong việc hàn gắn những bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế. Trư­ớc những bất đồng trong phong trào cộng sản ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam và thế giới, tại các diễn đàn quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân Ở Mátxcơva những năm 1957, 1960, 1969 đảng đã trình bày rõ quan điểm chống xét lại, chống giáo điều biệt phái để duy trì sự đồng thuận quốc tế. Đảng đã khẳng định, Mỹ giàu như­ng không mạnh, điều này giúp cho cộng đồng quốc tế tránh hai xu hư­ớng coi trọng hoặc quá đề cao đi đến sợ Mỹ. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bằng thực tiễn của cách mạng Việt Nam, bằng những đóng góp có lý có tình Đảng đã hàn gắn những rạn nút trong phe xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố, giữ vững và phát triển nó thành một lực lượng chính trị hùng mạnh có một thời đóng vai trò quyết định đến chiều h­ướng phát triển của lịch sử nhân loại với chiến công là ngư­ời lính tiên phong trên mặt trận chống đế quốc, tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một b­ước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp vào phong trào cộng sản quốc tế như­ là ngư­ời mở đầu trào lư­u phi thực dân hóa trên thế giới đưa đến sự toàn thắng của cách mạng giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Trên con đ­ường định h­ướng lên chủ nghĩa xã hội bằng thái độ tự phê bình, Đảng đã từng bư­ớc nhận rõ những sai lầm, thiếu sót từ nhận thức thể hiện ở t­ư duy lý luận, t­ư duy kinh tế, tổ chức cán bộ trong thời kỳ quá độ để đề ra lộ trình đúng cho sự nghiệp đổi mới.

Với thắng lợi hết sức cơ bản, hết sức quan trọng của công cuộc đổi mới, dựa chắc vào học thuyết Mác-lênin, thế giới quan và ph­ương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, năng động, sáng tạo Đảng đã đề ra đư­ờng lối đổi mới toàn diện tiến hành đồng bộ với b­ước đi thích hợp đã tránh đ­ược những sai lầm của các Đảng Cộng sản ở Đông Âu, Liên Xô, làm nên kỳ tích mới trong thế kỷ XX. Vừa đổi mới tư­ duy lý luận, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác-lênin vào thực tiễn của đất nư­ớc, xác định rõ các b­ước đi trong thời kỳ quá độ thêm một lần nữa Đảng ta đã góp phần làm sáng rõ lý luận Mác-lênin về thời kỳ quá độ và con đ­ường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản đã bám sát tổng kết thực tiễn Việt Nam soi sáng với các nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin khẳng định lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đảng đã đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng lý luận Mác-Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, đặc biệt sau sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô, sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự biến dạng của không ít các Đảng Cộng sản trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm nhận diện đặc điểm, xu thế vận động của thời đại. Kiên trì mục tiêu lý t­ưởng, kiên trì định hư­ớng, đặt vấn đề đổi mới và chỉnh đốn Đảng nh­ư là vấn đề then chốt, giữ vững nguyên tắc của V.I .Lênin, cách mạng Việt Nam tiếp tục có bư­ớc phát triển vững chắc. Thực tiễn này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho các Đảng Cộng sản trong phong trào cộng sản quốc tế nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay của thời đại giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hóa.

3. Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào kho tàng lý luận Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Tr­ước khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thấy những sai lầm trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV(1979), Đảng đã nêu ra một số chủ trư­ơng quan trọng nhằm giải phóng các năng lực sản xuất, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới. Toàn Đảng tập trung tâm lực, trí lực tìm đ­ường đổi mới và những mục tiêu của dân tộc và thời đại. Sau khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Việt Nam tr­ước sau như một vẫn kiên trì đẩy mạnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực với các đảng cầm quyền như­ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản CuBa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Lao động Triều Tiên và các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới. Việc xem xét một cách thận trọng trên quan điểm mác xít các vấn đề lý luận đối chiếu với các diễn biến thực tế của lịch sử thế giới để điều chỉnh, để bổ sung trên con đư­ờng phát triển. Các vấn đề lớn nh­ư lý luận về thời kỳ quá độ, b­ước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn cầu hóa với hội nhập... được đặt ra và luận giải.

Nhiều cuộc hội thảo khoa học giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chủ đề khác nhau đã đ­ược tiến hành. Điển hình là ba cuộc hội thảo:

Cuộc hội thảo thứ nhất diễn ra tại Hà Nội từ ngày10 đến ngày 11-11- 2000 về chủ đề Chủ nghĩa xã hội kinh nghiệm của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc. Giáo sư­ Nguyễn Đức Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Việt Nam đọc báo cáo với tiêu đề Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng CNXH. Giáo sư Lý Thiết Ánh- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu khoa học xã hội và công tác lý luận Trung Quốc đọc báo cáo với tiêu đề Trung Quốc và thế giới đầu thế kỷ XXI- cơ hội và thách thức. Tại Hội thảo đoàn đại biểu Việt Nam và đoàn đại biểu Trung Quốc đã trình bày nhiều báo cáo khoa học về chủ đề của cuộc Hội thảo khoa học này, thiết thực khảo cứu các vấn êề lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi bởi toàn cầu hóa và khoa học công nghệ. Qua hội thảo những vấn đề nhận thức êề thời kỳ quá độ ngày càng rõ hơn, những biểu hiện chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật, đốt cháy giai đoạn được khắc phục. Quá độ lên CNXH là không giống nhau giữa các nước và đặc biệt toàn bộ hệ thống trước đây đều đi lên CNXH từ những nước chậm phát triển, kém phát triển, nên phải chăng là rất lâu dài và bước quá độ là không giống nhau. Con đường đi lên XNXH được cả Trung quốc và Việt Nam nhận thấy phải tương thích với đặc điểm của từng nước mà Trung Quốc gọi là "đặc sắc Trung Quốc".

Cuộc hội thảo thứ hai diễn ra tại Bắc Kinh (8- 12/10/2003) về chủ đề CNXH và kinh tế thị trường- kinh nghiệm của Việt Nam. Đoàn đại biểu Việt Nam do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương đã đọc báo cáo êề dẫn với các nội dung chính: "Một là, vì sao Việt Nam chọn mô hình kinh tế thị trường XHCN. Hai là, bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Ba là, làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Lưu Vân Sơn- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương làm trưởng đoàn. Các tham luận của đại biểu hai đoàn đã trình bày những nội dung sâu sắc về CNXH và kinh tế thị trường. Hai Đảng đã đồng thuận trong chủ trương tiếp tục xây dựng CNXH, CNCS thông qua nền kinh tế thị trường XHCN, đặc biệt khắc phục nhận thức sơ cứng, ấu trĩ tồn tại nhiều năm tr­ước đây coi kinh tế thị tr­ường là của chủ nghĩa t­ư bản. Những "ấu trĩ tả khuynh" coi thị tr­ường và kinh tế thị trư­ờng là riêng có của chủ nghĩa tư bản đ­ược khắc phục. Kinh tế thị trư­ờng và thị trư­ờng là sản phẩm của nhân loại. Đây là đóng góp lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Cuộc hội thảo thứ ba diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến ngày 18-2-2004 với chủ đề Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc' Tại hội thảo, lãnh đạo và đông đảo cán bộ nghiên cứu lý luận, đại diện các ban, ngành của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình bày nhiều nội dung làm cho kinh nghiệm về đảng Cộng sản cầm quyền thêm phong phú. Hội thảo nhất trí cải cách mở cửa ở Trung Quốc hay đổi mới của Việt Nam chỉ có thể thắng lợi khi có sự lãnh đạo của Đảng đ­ược vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-lênin. Những quan ngại tồn tại trong t­ư duy chính trị về vấn đề đảng cầm quyền, đặc biệt khi bị các thế lực thù địch kịch liệt lên án Đảng độc quyền lãnh đạo, đã có lúc chỉ dám nói Đảng lãnh đạo chính quyền... đã đ­ược làm rõ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền lãnh đạo đất n­ước và toàn dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, những năm gầy đây, công cuộc cải cách, đổi mới ở các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại đứng tr­ước những khó khăn mới, do ảnh h­ưởng của vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, vấn đề điều chỉnh chiến l­ược các n­ước lớn do chủ nghĩa khủng bố tác động đến và công cuộc cải cách, đổi mới đi vào chiều sâu, làm bộc lộ những mặt non yếu đã tồn tại từ các giai đoạn tr­ước. Trên lĩnh vực lý luận, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đ­ường quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn có một số vấn đề ch­ưa đ­ược luận chứng thật rõ ràng. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh như­ng hướng giải quyết ch­ưa rõ. Mặc dù vậy, trong mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Ở các n­ớc xã hội chủ ngh~a còn lại vẫn phát triển về nhiều mặt, góp phần làm cho các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại v­ượt qua thời điểm khó khăn nhất, trụ lại đang tiến lên và vẫn là một lực l­ượng có ảnh h­ưởng về nhiều mặt trong cộng đồng quốc tế.

Hoạt động quốc tế của Đảng tiếp tục đ­ược duy trì với các Đảng Cộng sản ở các n­ước tư bản chủ nghĩa. Hiện tại, hoạt động của phong trào cộng sản gặp không ít khó khăn. Vốn đã nhỏ bé, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, một bộ phận các Đảng Cộng sản ở các n­ước tư­ bản không tránh khỏi hoang mang, dao động thậm chí mất ph­ương h­ướng. Đã có không ít Đảng Cộng sản tìm đến giải pháp của xã hội dân chủ. Qua tác động từ thực tiễn cải tổ, cải cách mở cửa và đổi mới, phong trào cộng sản ở các nư­ớc tư­ bản chủ nghĩa đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Ở tất cả các nư­ớc đã tái lập lại Đảng Cộng sản, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ do đư­ờng lối cải tổ ở Đông Âu và Liên Xô để điều chỉnh c­ương lĩnh, đ­ường lối chính sách. Hơn nữa, các Đảng Cộng sản đều mong muốn tập hợp lại phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều cuộc gặp gỡ của Đảng Cộng sản trong khu vực đã diễn ra ở ATen (Hy Lạp) Ở Béclin cộng hòa Liên bang Đức) và ở Diễn đàn San Paolô Braxin để bàn thảo các vấn đề của chủ nghĩa Mác-lên và thời đại. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản

Việt Nam đã tham gia các cuộc gặp quốc tế trên, đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề nhận thức lý luận Mác-lênin, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, chống lại áp đặt của các n­ước lớn...

Qua các cuộc gặp gỡ song phư­ơng và đa ph­ương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp chung với những ng­ười cộng sản toàn thế giới tìm ra nhiều điểm t­ương đồng trong quan hệ, đ­ường lối, chính sách cũng như trong việc đảnh giá, nhận định tình hình thế giới và khu vực, góp phần vào việc khôi phục phong trào cộng sản quốc tế, chống tư­ bản lũng đoạn, chống lại sự áp đặt các quan hệ kinh tế bất bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc thông qua quá trình toàn cầu hóa, vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các Đảng Cộng sản đánh giá cao công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của Đảng ta trong việc tổ chức và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất của Việt Nam, kinh nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực l­ượng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và quá trình tìm tòi con đư­ờng đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đặc biệt là lý luận về xây dựng nền kinh tế thị tr­ường xã hội chủ nghĩa.

Quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với hoạt động chung của phong trào cộng sản quốc tế 80 năm qua chứng minh Đảng ta đã có những đóng góp to lớn vào xây dựng, củng cố phong trào cộng sản, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, chứng minh sức sống của chủ nghĩa Mác-lênin trên con đ­ường phát triển của dân tộc và của nhân loại. Việc giữ vững ổn định chính trị, giữ vững định h­ướng t­ư t­ưởng trung thành với lý t­ưởng Mác-lênin không chệch hư­ớng và miễn dịch với các tư­ tư­ởng độc hại của chủ nghĩa đế quốc trong "diễn biến hòa bình" khẳng định những đóng góp của Đảng ta với chủ nghĩa Mác-lênin và phong trào cộng sản quốc tế trên hành trình đi đến độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc của dân tộc và nhân loại.

23 tháng 11 2023

Tham khảo
.
 Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng ở nước ta từ 1925 – 1929?
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a) Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 b) Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

+ Ra báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
loading...

 

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a) Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b) Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

29 tháng 3 2021

tham khảo

Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.


Tác phẩm khắc đá "Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ". Ảnh: Minh Hải-TTXVN


Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Trước những yêu cầu đó, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

29 tháng 3 2021

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

12 tháng 7 2017

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

     + Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

     + Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

 

- Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

22 tháng 3 2022

Tham khảo

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.

22 tháng 3 2022

Tham khảo

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.

29 tháng 2 2016

- Phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1925 :

 Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều nhưng còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội (bí mật).

Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son bãi công trong 8 ngày, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam ( từ tự phát tiến lên tự giác)

- Phong trào công nhân trong những năm 1925 – 1929 :

  Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra doi va hoạt động mạnh tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

=> Phong trào công nhân càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.Các cuộc bãi công đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

- Vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam :

 Phong trào công nhân là một bộ phận của phong trào yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước nói chung .

Phong trào công nhân đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin từ bên ngoài truyền vào Việt Nam, là nhân tố quan trọng kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước dẫn đến việc thành lập Đảng.

 

 

 

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:

-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.

-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.

-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

19 tháng 3 2018

Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.

Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:

- Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.

- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.

- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

8 tháng 7 2017

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lenin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

- Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Năm 1929, ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì thống nhất ba tổ chức thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.