K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2020

Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ của Nguyễn Trãi

- Nhân nghĩa trong tư tưởng nho giáo xưa vốn là khái niệm về đạo lí  , cánh đối nhân xử thế và tình thương giữa con người với con người 

- Tư tửng nhân nghĩa được mở rộng , là '' yêu dân ''

Đối với một triều đạo nhân nghĩa là làm cho dân được ấm no hạnh phúc , hòa bình 

- Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với thương , yêu quý dân

Chúc bạn học tốt

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong bài nước đại việt ta là:

Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là yên dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.

Học tốt!

18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

21 tháng 3 2017

Đáp án A

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, tân báo của Trung Quốc cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. Như vậy, luồng tư tưởng chi phối các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chính là dân chủ tư sản

30 tháng 7 2017

Chọn đáp án A

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, tân báo của Trung Quốc cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản. Như vậy, luồng tư tưởng chi phối các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chính là dân chủ tư sản.

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

16 tháng 8 2017

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.



16 tháng 8 2017

đội tuyển văn đâu rồi giúp mình với mình ngu văn lắm . Giúp mình nha ( bạn nào biết làm thì nói cx đc nhaleuleu)

THANHK YOU VERY MUCH

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B