Viết đoạn văn bàn về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Gia đình là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi một con người chúng ta. Gia đình chính là một quê hương thu nhỏ của cuộc đời của mỗi con người. Cho dù đi đâu thì vẫn khao khát và mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của non sông Việt Nam cũng đã từng nói rằng “Gia đình là tế bào của xã hội”. Và ta như thấy được câu nói đó thật ý nghĩa, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, gia đình như cứ nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình còn được xem chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Dường như rằng tất cả chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình nhưng không phải ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của gia đình là gì. Gia đình là nơi có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Nơi đó là một mái ấm có cả cha cả mẹ, ông bà và cả anh chị em.Nhưng cũng có không ít gia đình không may thiếu đi hình ảnh của người mẹ, hay người cha,…Điều đó thật đáng buồn, song không thể phủ nhận được gia đình luôn là nơi cho chúng ta cảm giác an toàn nhất cho chúng ta thêm những nghị lực để có thể tự tin bước vào cuộc sống như đầy những chông gai và thử thách. Mỗi khi buồn, mỗi khi thất bại, thậm chí là có những khi bạn bị mắc sai lầm lớn nhưng gia đình vẫn luôn đón nhận bạn bằng sự yêu mến nhất. Dù vạn vật có thay đổi nhưng tình cảm tôi dành cho gia đình và gia đình dành cho tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi mà nó chỉ có thể lớn lên mà thôi. Gia đình mà ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, chia sẻ. Gia đình chính là nơi:"Một phút xa nhau vạn phút nhớ/ Một lần gặp gỡ vạn lần mơ."Tôi luôn luôn yêu quý gia đình của mình và cũng cố gắng học thật tốt để không phụ lòng cha mẹ. Gia đình đúng là hai tiếng thiêng liêng nhất trong tim mỗi người, như luôn nhắc nhở tôi cố gắng không ngừng, nỗ lực hết mình để có thể đạt được sự thành công trong tương lai.
Đôi khi trong công việc bạn cảm thấy bế tắc khi luôn chỉ đi theo lối mòn mà người khác đã vạch sẵn nhưng lại sợ và không dám tự mình bứt phá. Vậy thì hãy nhớ đến lời nói của Steve Jobs “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.” – một thông điệp truyền đến cho chúng ta thật nhiều năng lực và cảm hứng.
Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo muốn nhắc mỗi chúng ta ý thức về việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn. Câu nói của Steve Jobs muốn khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc của mình.Sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra. Cuộc sống là chuỗi những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công sức mới thấy được.
Khi tìm thấy một điều gì mà trước đó người khác chưa từng nghĩ đến hoặc chưa từng biết đến được coi là bước đầu tiên của việc sáng tạo. Sáng tạo còn là làm nên những điều mới mẻ mà trước đó con người chưa làm được. Đó có thể là việc tạo nên một ý tưởng đột phá trong công việc hoặc từ ý tưởng đó phát triển thành những sản phẩm thực tế, hiện hữu. Một sự sáng tạo thành công là khi sáng tạo đó được đưa vào trong thực tế, ý tưởng được sử dụng trong công việc. Khi sáng tạo đạt đến mức độ cao nhất, nó được hiện thực hóa thành những phát minh khoa học, những bằng sáng chế có giá trị của những nhà phát minh. Đó là kết quả được công nhận, được tôn vinh và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trong cuộc sống, sáng tạo đem lại cho con người những lợi ích gì để khiến công việc trở nên hiệu quả hơn? Xã hội có những con người biết sáng tạo sẽ tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những chân trời tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người biết sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hoàn cảnh.
Con người mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ vận động suy nghĩ một cách tích cực, không dựa vào những điều sẵn có mà bỏ quên những năng lực tiềm ẩn hoàn toàn có thể phát huy của bản thân. Mỗi người là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên những ý tưởng đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội. Cuộc sống sẽ trở thành thế nào, xã hội sẽ trở nên tụt hậu ra sao nếu không có sự sáng tạo của con người? Cuộc sống không có sự sáng tạo là một cuộc sống nghèo nàn bởi cuộc sống đó chỉ biết phụ thuộc vào những điều có sẵn.
Người không có sự sáng tạo là người chỉ biết làm theo những gì đã được định hình từ trước mà không biết phát huy những cá tính sáng tạo của mình, không phát huy được những giá trị tự thân, xã hội vì thế cũng trở nên trì trệ, không phát triển vì không có giá trị mới được hình thành. Sáng tạo là phẩm chất tốt và được khuyến khích nhưng chúng ta phải biết sáng tạo đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ, không thái quá để dẫn đến hậu quả ngược lại. Có những trường hợp phá cách không đúng chỗ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Bên cạnh sự sáng tạo, mỗi con người cần phát triển các phẩm chất khác trong học tập hay công việc như sự kiên trì trong công việc, sự quyết đoán trong việc giữ vững lập trường của bản thân để làm cho phẩm chất sáng tạo được phát huy một cách cao độ nhất.
Nghe hai từ sáng tạo đã quá đỗi quen thuộc với mọi người nhưng liệu rằng chúng ta đã thật sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về sáng tạo là gì và tại sao sáng tạo là quan trọng trong công việc và cuộc sống? Sáng tạo là gì - khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không ...
Nghe hai từ sáng tạo đã quá đỗi quen thuộc với mọi người nhưng liệu rằng chúng ta đã thật sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về sáng tạo là gì và tại sao sáng tạo là quan trọng trong công việc và cuộc sống? Sáng tạo là gì - khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không chỉ được sử dụng trong những ngành nghề đặc thù mà nó còn được nhắc tới trong cuộc sống hàng ngày. Liệu chúng ta có hiểu được sáng tạo là gì và vai trò của sáng tạo là gì trong đời sống hàng ngày?
Không phải ai cũng sẽ quan tâm sáng tạo là gì vì mọi người đã được nghe quá nhiều về nó và mặc định suy nghĩ sáng tạo là gì mà không cần một định nghĩa nào. Steve Jobs đã từng phát biểu rằng: “Creative is just connecting things. When you ask creative people how they did something, they feel a little guilty because they didn’t really do it, they just saw something”. Với ông thì sáng tạo chỉ là kết nối những thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta ngạc nhiên hỏi những người này về những sản phẩm của họ thì thật sự họ cũng chẳng biết họ đã sáng tạo như thế nào, vì họ chỉ đang họa lại những thứ họ thấy theo thế giới quan của họ.
Thực ra, sẽ không có một khái niệm cụ thể nào về sáng tạo là gì. Chúng ta đã quá quen với hai chữ này và cũng có những định nghĩa riêng về sáng tạo là gì. Có lẽ, khi tập hợp tất cả quan điểm của mọi người lại với nhau thì chúng ta sẽ thấy được điểm chung của những quan điểm này: “Sáng tạo chính là tạo ra những ý tưởng, những sáng kiến có thể ứng dụng vào cuộc sống thực tại.” Có những quan điểm cho rằng đây là quá trình say mê nghiên cứu, học hỏi để tạo ra những giá trị mới ở cả thế giới vật chất lẫn tinh thần, hay sáng tạo có thể là việc bạn tìm ra những cách giải quyết mới mà không bị gò bó và phụ thuộc vào những cái đã có.
Vậy từ những quan điểm riêng, chúng ta có thể hiểu khái quát về sáng tạo là gì. Từ đó, đưa ra khái niệm sáng tạo cho riêng mình: “Sáng tạo chính là sự nhìn nhận về thế giới xung quanh theo một góc nhìn mới nhằm kết nối mọi sự vật tưởng chừng như rời rạc với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo nên những sáng kiến vô cùng độc đáo và táo bạo. Vậy để kết luận một sản phẩm nào đó có phải là kết quả của sáng tạo không, chúng ta có thể nhìn nhận trên 2 phương diện: tính độc đáo nói đến sự mới lạ của ý tưởng, tính chức năng hay còn gọi là tác dụng của ý tưởng.
Sáng tạo là gì - nó có thật sự là một loại năng lực? Nó cũng giống như những năng lực bình thường khác như khả năng chạy nhanh 100m trong 10 giây, tính nhẩm nhanh hơn máy tính,...Sáng tạo có thể là khả năng tự nhiên của một cá nhân nào đó nhưng cũng là một mục tiêu sống, niềm đam mê theo đuổi đánh đổi bằng thời gian và công sức của những người khác. Khái niệm sáng tạo là gì dựa trên phương thức tư duy và hành động truyền thống. Khi vượt qua giới hạn tức là bạn sẽ vượt ra khỏi những vùng giá trị hiện hữu của những phương thức truyền thống và tìm ra những phương thức mới cải thiện những điểm đen của phương thức truyền thống.
Quá trình sáng tạo là gì dựa trên sự phát triển những điều mới và nguyên bản theo nhiều hình thái khác nhau. Nếu có một ý tưởng sáng tạo thì việc của bạn là nghiên cứu chuyên sâu để chứng minh ý tưởng của mình. Nếu là một quá trình mới, bạn phải là người đầu tiên thử nó và kiểm tra để xem hiệu suất hoạt động của tiến trình. Còn nếu nó là một vật thể hiện hữu, hãy xây dựng nó theo ý tưởng sáng tạo của bạn.
Trên phương diện khoa học thì sáng tạo trực thuộc sự quản lý của bán cầu não phải với chức năng đặc thù là tư duy hệ thống, cảm thụ âm nhạc và tư duy sáng tạo của con người. Nó chính là một trong những cách nhanh chóng nhất để trở thành lực lượng phát triển trung tâm trong nền kinh tế thế giới. Tư duy sáng tạo tạo ra những cái mới để thay thế và đào thải những cái cũ, đưa xã hội phát triển theo từng bậc thang. Sáng tạo đưa con người tiếp xúc với những cái nhìn mới, con đường mới, trải nghiệm mới giúp cho xã hội liên tục cải tiến, thay đổi và phát triển. Nếu như không có những ý tưởng sáng tạo, có lẽ con người sẽ không phát minh được những chiếc điện thoại hay những dịch vụ như ngày nay.
Nhiều người quan điểm rằng sáng tạo chỉ giúp ích trong những ngành nghề như âm nhạc, thời trang,...nhưng trong công việc thực tế thì bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ cần ý tưởng sáng tạo. Nó không chỉ là tạo ra những sản phẩm mới độc đáo mà nó còn là quá trình tìm ra những con đường, hướng đi mới giúp tối ưu hóa thời gian giải quyết công việc. Từ trước đến nay, nhiều người tin rằng sáng tạo là do bẩm sinh mà có, tức là con người sinh ra đã có những khả năng thiên phú về sáng tạo vì sự đặc thù của sáng tạo. Tuy nhiên, sáng tạo cũng như những kỹ năng sống khác, nó cũng là một kỹ năng có thể rèn luyện được nếu bạn chịu đầu tư thời gian và công sức để theo đuổi nó như một niềm đam mê.
Bất cứ kỹ năng hay những khả năng chuyên môn đều cần được xây dựng trên một nền tảng căn bản từ những bước đầu tiên. Vậy để phát triển khả năng sáng tạo thì chúng ta phải thật sự đam mê nó và từng bước khám phá, tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của kỹ năng này. Nền tảng cơ bản sẽ giúp cho bức tường kiến thức trở nên vững chãi hơn và phát triển xa hơn. Khi biết được quá trình phát triển của sáng tạo là gì, chúng ta sẽ có thể dễ dàng rèn luyện kỹ năng này thông qua việc đọc sách, nghe nhạc, tiếp cận trực tiếp với những kiến thức và thông tin để tạo vốn kiến thức nền tảng ban đầu.
Từ những kiến thức nền tảng, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyên sâu hơn, chi tiết hơn vào từng khía cạnh và bắt đầu sáng tạo những cái mới tiên tiến và nổi bật hơn. Tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện bằng cách tiếp cận qua thông tin hoặc hình ảnh, vì vậy việc đọc sách, nghe nhạc hay quan sát những bức vẽ và quang cảnh xung quanh có thể kích thích khả năng tư duy của bạn, giúp bạn tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
Tò mò có phải là kỹ năng chúng ta cần trên con đường tìm ra những ý tưởng sáng tạo là gì? Để chủ động tìm tòi và rèn luyện một tư duy sáng tạo, chúng ta phải luôn tò mò, tò mò về những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta hay những việc xảy ra quanh ta để tìm hướng giải quyết cho vấn đề. Có một cách khác đơn giản hơn chính là hỏi những người giỏi hơn mình hoặc những người đi trước đã có kinh nghiệm để học hỏi cách họ nhìn nhận vấn đề cũng như giải quyết vấn đề.
Sự tò mò sẽ giúp kích thích não bộ của con người liên tục hoạt động, liên tục tò mò và học hỏi để tiếp thêm thông tin mới, cách nhìn mới giúp nảy sinh những ý tưởng sáng tạo mới. Thực tế, để phát triển bất cứ kỹ năng nào, chúng ta cũng cần có tinh thần tò mò, học hỏi vì khi bạn tò mò, bạn sẽ nhận được những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận tới. Khả năng quan sát thật sự rất quan trọng vì khi quan sát, chú ý những vấn đề xung quanh mới giúp ta nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau. Từ sự chủ động dung nạp thông tin này sẽ giúp ta tự học hỏi những thứ tích cực và cả tiêu cực. Dù là cái nhìn tích cực hay tiêu cực đều sẽ giúp ta hiểu được vấn đề và thay đổi thái độ sống với xã hội.
Việc quan sát không chỉ dừng lại ở hình ảnh mà còn là hành động, quan sát hành động, cách làm, cách nhìn nhận vấn đề của người khác để tìm hướng giải quyết riêng cho bản thân. Đặt bản thân ở vị trí của mọi người, nhìn nhận vấn đề ở từng khía cạnh sẽ giúp bản thân chúng ta có được nhiều góc nhìn hơn và phát triển tư duy theo nhiều cách khác nhau. Từ đó, bạn sẽ tìm ra những ý tưởng sáng tạo là gì và phát triển theo con đường mình chọn.
Trải nghiệm là một trong những cách trực diện để một người có thể rèn luyện tư duy sáng tạo. Khi thử những điều mới, trải nghiệm nhiều cảm xúc mới, gặp gỡ những con người mới sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những luồng suy nghĩ khác với bản thân, từ đó học hỏi thêm. Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ dùng một ngày để đi đến những địa điểm mới, xem một bộ phim mới hay nghe một dòng nhạc mới, tất cả những trải nghiệm trên đều sẽ kích thích giác quan và tư duy của chúng ta. Những trải nghiệm mới cũng được xem là những thử thách với bản thân vì mình đã dám bước ra khỏi vùng an toàn và tiếp cận với những thông tin và những con người mới để học hỏi kiến thức mới để tìm ra ý tưởng sáng tạo là gì?
Đừng bỏ cuộc! Nếu đã đam mê sáng tạo, yêu sáng tạo và muốn theo đuổi và rèn luyện tư duy sáng tạo thì hãy kiên trì và dấn thân. Để có thể từ một trang giấy trắng và vẽ lên từng nét vẽ để tạo thành một bức tranh sáng tạo đầy màu sắc, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Những tác phẩm đầu tay có khi lại chẳng được công nhận nhưng hãy cứ tiếp tục và rèn luyện hơn nữa để tạo ra những ý tưởng mới. Kiên trì sẽ giúp cho một kẻ bình thường trở nên phi thường hơn họ nghĩ. Khi bạn thật sự dành thời gian để nghiên cứu và dấn thân vào nó thì bạn sẽ nhận ra khả năng phi thường của bản thân khi tiếp cận một kỹ năng mềm mới. Hiện nay, hầu hết mọi công việc, mọi ngành nghề đầu sẽ cần đến tư duy sáng tạo để tạo ra những cách làm mới nhanh hơn và hiệu suất hơn. Vì hiểu rõ đặc thù những ý tưởng sáng tạo là gì nên nhiều ngành sẽ yêu cầu những khả năng nổi bật.
Những công việc nằm trong nhóm nghệ thuật và mỹ thuật sẽ gồm những nghề như biên kịch, diễn viên, biên tập viên, nhà sản xuất nội dung, họa sĩ hay điêu khắc,...Vì tính chất công việc là tạo ra những sản phẩm nội dung mang đến cho người đọc, người xem những nội dung hay, mới mẻ nên phải thật sự hiểu sáng tạo là gì mới tạo ra được những tác phẩm thật sự. Sáng tạo là gì trong nghệ thuật. Nếu bạn là một họa sĩ, mỗi họa sĩ sẽ có một con đường nghệ thuật riêng và mỗi tác phẩm mà họ vẽ đều sẽ có những cái hồn riêng mà ngay khi nhìn vào, bạn sẽ nhận ra họa sĩ là ai. Bạn sẽ không thể họa lại bức tranh của một người khác và nói đó là tác phẩm của mình, đó không gọi là sáng tạo mà là ăn cắp chất xám. Vậy nên đừng nhầm tưởng rằng, mình có thể đạo nhái hay sử dụng chất xám của người khác như của mình nhé!
Ngành nghề liên quan trực tiếp đến truyền thông gồm có nhà viết kịch bản, người mẫu, nhiếp ảnh gia,...Công việc của họ là tạo ra những hình ảnh chất lượng, thu hút người xem nên nếu ở trong ngành này, bạn mới thật sự hiểu được tầm quan trọng của sáng tạo là gì. Công việc liên quan là nghệ sĩ trang điểm, thẩm mỹ và thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,...Trong những ngành nghề này thì hiểu được sáng tạo là gì sẽ giúp tạo ra những bản vẽ kết hợp với kinh nghiệm bản thân để tạo ra những bản thiết kế hoàn hảo mang tính thẩm mỹ.
Công việc liên quan trực tiếp đến ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong ngành marketing thường là những công việc trong agency hoặc client để tạo ra những ấn phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, bản chất của sáng tạo là gì trong marketing được ứng dụng để thiết kế những chương trình nghiên cứu thị trường, chiến lược hay kế hoạch kinh doanh để thực hiện chiến dịch quảng cáo. Những chiến dịch truyền thông đi kèm với hàng loạt những poster hay banner quảng cáo, mỗi sản phẩm này đều chứa đựng ý nghĩa, nội dung hay thông điệp của từng chiến dịch quảng cáo. Vậy nên để làm việc trong những công ty truyền thông đòi hỏi bạn phải có tư duy sáng tạo nhạy bén, cập nhật xu hướng thị trường nhanh và có một tư duy mở với khả năng tiếp nhận thông tin khổng lồ.
Sáng tạo là gì không còn quan trọng bằng cách chúng ta ứng dụng sáng tạo vào đời sống và xã hội như thế nào. Sáng tạo giúp chúng ta rất nhiều trong việc tạo ra những phương thức mới để cải thiện công việc, vẽ ra những bức tranh mới để thu hút ánh nhìn. Nếu bạn thử một lần áp dụng tư duy sáng tạo vào những vấn đề hay cách nhìn nhận xung quanh cuộc sống bạn sẽ thấy được bản thân mình mới mẻ như thế nào. Không cần phải có một tư duy sáng tạo nổi bật nhưng hãy cho bản thân mình được thử những cách mới, trải nghiệm mới để tư duy luôn được cập nhật và phát triển.
Tham khảo: Gia đình - hai tiếng thiêng liêng mà diệu kì. Đối với bất kì ai, gia đình vẫn luôn là bến bờ của hạnh phúc, của sự sẻ chia, yêu thương, đùm bọc. Gia đình là nơi mà có những người thân thương, luôn quan tâm, chăm sóc chúng ta. Ở đâu có cha mẹ, người thân yêu, đó chính là gia đình. Chúng ta sinh ra trong vòng tay rộng mở của gia đình. Lớn lên trong sự chăm bẵm, yêu thương, chiều chuộng của gia đình. Trưởng thành với sự hậu phương, tin tưởng vững chãi của gia đình. Lớn hơn nữa, mỗi khi mệt mỏi, lo âu, chúng ta lại trở về với tổ ấm hạnh phúc gia đình. Tất cả những điều tuyệt vời ấy, chẳng phải chỉ có gia đình mới mang lại cho ta hay sao? Thế nhưng, để mỗi gia đình đều thực sự là một tổ ấm thì không phải đơn giản. Bởi, chỉ khi mọi người trong gia đình thực sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau, khi đó gia đình mới là nơi ấm áp để trở về.
Tham khảo : Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.
Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.
Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.
Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bị cuốn theo công việc và những bộn bề của cuộc sống riêng tư khiến họ dần trở nên xa cách, thiếu quan tâm hơn đến những người xung quanh mình. Cuộc sống quá nhiều bộn bề, lo toan khiến người với người dần xa nhau hơn và câu nói "Sống trong đời cần có một tấm lòng" chưa bao giờ cần tiết như thế trong xã hội hiện nay."Tấm lòng" ở đây là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau. Liền sau câu hát đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bỏ ngỏ một câu hỏi: "Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi". Như vậy, câu nói đề cao đến vấn đề cho đi mà không cần nhận lại, lòng tốt chỉ đáng trân quý khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi điều gì.Chúng ta ngày càng mải miết đuổi theo vòng xoáy của cuộc sống, của nỗi lo cơm áo gạo tiền mà dần quên đi rằng chúng ta đang sống trong một cộng đồng, cần phải biết yêu thương và chia sẻ với nhau. Trong những ngày tháng tấp nập ở Hà Nội, hãy thử dành chút thời gian để sống chậm lại, lắng nghe câu chuyện của một người bạn hoặc thậm chí là một người lạ, cùng chia sẻ với họ câu chuyện của chính mình, chắc chắn bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy thử một lần giúp đỡ bất kỳ ai có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nụ cười hạnh phúc và lời cảm ơn của họ sẽ khiến ngày hôm đó của bạn tuyệt vời hơn rất nhiều."Lá lành đùm lá rách" là lối sống quý báu mà cha ông ta đã truyền lại cho con cháu từ bao đời. Ngày nay, chúng ta có thể thấy trên các phương tiện truyền thông xuất hiện rất nhiều những chương trình đem đến niềm vui, lợi ích cho những hoàn cảnh khó khăn như: Vì bạn xứng đáng, Trái tim cho em, Thắp sáng ước mơ... Để thực hiện được một chương trình không phải là dễ nhưng bằng một trái tim nhân hậu, một tấm lòng luôn yêu thương mọi người đã trở thành nghị lực để những người làm truyền hình có đủ sự kiên nhẫn, đủ ý chí để thực hiện những chương trình đó. Không chỉ vậy, ở rất nhiều tuyến phố của Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh bạn sẽ bắt gặp những ổ bánh mì từ thiện, hòm tiền từ thiện hay tủ quần áo từ thiện... Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người."Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương" quả không sai. Không chỉ một, hai lần chúng ta lên án những kẻ chỉ biết lợi dụng những vụ tai nạn, hay chết đuối... để quay video, chia sẻ lên các mạng xã hội nhằm mua vui cho mình. Không hề có một cánh tay đưa ra để cứu giúp những bạn nhỏ bán hàng rong, những cụ già nghèo đói mà ngược lại là sự xua đuổi, xa lánh. Tất cả những điều đó khiến cho cụm từ bệnh vô cảm trở thành một vấn đề rất đáng bận tâm trong xã hội hiện nay."Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là một thái độ sống tích cực, một lối sống tốt đẹp mà tất cả chúng ta cần phải hướng đến. Hãy cho đi mà không cần nhận lại, cho đi không toan tính vụ lợi, có như vậy thì lòng tốt mới đáng được trân quý.
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
*tk
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
TK:
Lối sống có trách nhiệm rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải đảm bảo làm tròn, nếu như kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hiệu quả. Đây là một đức tính đẹp, cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ sống có trách nhiệm là làm tròn bổn phận, nghĩa vụ với gia đình, nhà trường và xã hội. Con người sinh ra ai cũng mang trên mình một nhiệm vụ, một sứ mệnh dù lớn dù nhỏ đến đâu. Sống có trách nhiệm sẽ tạo niềm tin, cái nhìn thiện cảm của người khác về mình, được mọi người tôn trọng. Vì vậy những hành động thiếu trách nhiệm, bỏ dở công việc, không sát sao với công việc, làm mà không nghĩ đến hậu quả thật đáng phê phán. Chúng ta nên hành động, làm việc có trách nhiệm để góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Refer:
Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần "sống có trách nhiệm" rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề "sống có trách nhiệm" để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có". Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập. Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?"Live each day as it come!" (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.