K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2020

Gần đây, số lượng người tham gia và sử dụng facebook đã tăng lên nhanh chóng, hơn cả dân số của quốc gia đông dân nhất thế giới- Trung Quốc. Người ta ăn với facebook, ngủ cùng facebook, yêu facebook và sống cùng facebook. Điều gì khiến cho facebook trở nên hấp dẫn như thế? Bởi nó giúp cho con người thỏa mãn những nhu cầu cũng như mang lại những lợi ích nhất định. Nhưng đồng xu cũng có hai mặt, bên cạnh những lợi ích tốt đẹp, facebook cũng gây ra không ít hệ lụy. Trong chương trình Ngữ Văn 9, chúng ta sẽ gặp dạng đề bài nghị luận về lợi ích và tác hại của facebook. Với dạng bài nghị luận về một hiện tượng xã hội, cần làm đầy đủ các bước: nêu thực trạng, những lợi ích và tác hại của nó, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp để sử dụng cho hợp lí. Đây là vấn đề quen thuộc, cần có những kiến thức hiểu biết nhất định. Bài văn lập luận một cách chặt chẽ, những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu sẽ hấp dẫn và thuyết phục được người đọc. Sau đây là những bài ví dụ để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Trong cuộc sống vạn vật kết nối, con người gần nhau hơn bởi các thiết bị, các phần mềm thông minh. Và facebook là sự lựa chọn phổ biến và ưa thích của con người để giao lưu và kết nối với nhau. Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh là cây cầu dẫn mọi người đến với nhau, ở một mặt khác, facebook còn là bức tường ngăn cản ta.

Facebook là một phần mềm thông minh được thiết kế bởi Mark Zuckerberg. Đó là một mạng xã hội mà ở đó mọi người có thể làm bạn với nhau dù có chung một màu da, dân tộc, ngôn ngữ hay không. Họ có thể hiện những trạng thái và hoạt động của mình cũng như của người khác. Mọi người có thể kết nối và trò chuyện với nhau ở đó.

Với những tính năng đó, facebook đang dần được lan tỏa và phổ biến trên toàn cầu. Số lượng người sử dụng facebook đang tăng lên từng ngày cũng với thời gian sử dụng cũng nhiều hơn trước. Trên đường đi, ở mọi nơi, không lạ lẫm khi thấy ai cũng cúi mặt xuống điện thoại, những ngón tay lướt trong vô thức, thỉnh thoảng lại dừng lại để thả một nút hay một cảm xúc. Mọi người không liên lạc với nhau bằng số điện thoại nữa mà bằng facebook. Học sinh đi học, người đi làm đều có ít nhất một tài khoản hay một nick face.

Facebook trở nên phổ biến nhờ những lợi ích của nó. Trước hết, facebook có thể coi là một cây cầu. Facebook là cây cầu dẫn đưa con người đến với thế giới. Những thông tin của chính trị, văn hóa, xã hội đều được mọi người cập nhật trên facebook để chúng ta có thể nắm bắt. Bên cạnh đó, ta còn đọc được những bình luận, những ý kiến trái chiều của mọi người liên quan đến một sự kiện, để mở rộng thêm hiểu biết và tư duy về một vấn đề, sự việc. Facebook đưa chúng ta tới gần với mọi người hơn. Chúng ta biết được bạn bè mình đang làm gì, những người thân của mình đang nghĩ gì, họ có vấn đề gì không qua những dòng chia sẻ trạng thái của họ. Và nhờ đó chúng ta biết xung quanh mình, cuộc sống đang diễn ra như thế nào, ra sao dù ở nơi cách xa chúng ta nửa vòng trái đất. Facebook còn là cây cầu kết nối mọi người với nhau. Mọi người có thể kết bạn với nhau, nói chuyện và chia sẻ mọi chuyện với nhau dù chưa gặp mặt, chỉ cần có chung sở thích và tính cách. Facebook chính là một thể giới để mọi người được sống là chính mình. Đó là nơi những người tự ti về ngoại hình có thể tự tin kết bạn với mọi người mà không phải e ngại. Đó là nơi những người rụt rè, ít giao tiếp nhưng nhạy cảm có thể giãi bày những tâm tư ra ngoài; là nơi mọi người có quyền tự do ngôn luận về vấn đề, cùng nhau lan tỏa những việc tốt đẹp và lên án những chuyện xấu. Những đứa bé, gia đình khó khăn đã được trợ giúp nhờ đưa lên facebook, những chuyện cướp bóc, hôi của được đưa lên facebook mà giáo dục, tránh xa. Và như thế, facebook làm cho cuộc sống này tốt hơn.

Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó lại là một con dao hai lưỡi. Mọi người đang dùng quá nhiều thời gian vào một thế giới ảo để bỏ quên đi thế giới thực này. Thế giới sau màn hình quá hấp dẫn khiến họ không thể ngẩng mặt lên nhìn trời lấy một lần. Lúc nào cũng cúi mặt và lướt. Những sự việc diễn ra trên facebook thì thuộc làu còn hôm nay bố mẹ mình ốm, xã hội có việc gì, họ không quan tâm. Chưa kể, những thông tin trên face không phải lúc nào cũng chính xác và đáng tin. Rất nhiều thông tin đưa lên chỉ để câu , để tăng lượt thích. Dành quá nhiều thời gian cho facebook khiến cho việc học hành của học sinh bị ảnh hưởng. Họ sống trong facebook. Họ luôn muốn biết mọi người đang làm gì vì không muốn bị bỏ lỡ. Họ thấp thỏm làm sao để có nhiều lượt , theo dõi, để đợi tin nhắn từ người mình thích. Họ dành hàng giờ để nói chuyện trên facebook nhưng một ngày lại không nói quá mấy câu. Vì quyền tự do ngôn luận nên những “anh hùng bàn phím” bắt đầu bàn sâu vào đời tư, bới móc những chuyện của người khác và làm chủ đề bàn tán của mọi người. Chưa kể có những thanh niên kết thúc cuộc đời của mình chỉ để được nổi tiếng trên facebook. Những vụ tự thiêu, nhảy cầu vì “muốn giữ lời hứa”: “nếu được … , tôi sẽ tự thiêu/ nhảy cầu…”. Những nông nổi nhất thời mà bỏ lại sau lưng niềm thương tiếc của người thân và bạn bè. Khi sử dụng không đúng cách, thế giới ảo đang dần giết chết cuộc sống của bạn.

Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Chỉ là bạn nhìn và sử dụng nó như thế nào mà thôi. Mọi người chỉ nhìn thấy những lợi ích mà không nhận ra mặt sau của nó. Học sinh mới được tiếp cận không được hướng dẫn và giáo dục về cách sử dụng facebook dẫn đến lầm tưởng, gây ra những hội chứng “nghiện” facebook hiện nay. Bố mẹ, người lớn cũng đang dần chìm vào thể giới ảo ấy, không thể làm gương cho trẻ nhỏ.

Hãy tự quyết định cuộc đời mình. Nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, toàn diện và thông minh. Hãy dời màn hình một giây để ngước lên xem trời hôm nay màu gì. Bỏ điện thoại để xem cuộc sống hôm nay thế nào, để trò chuyện với một người lâu nay chỉ nói trên facebook. Kết nối để không lạc lõng nhưng cũng đừng bỏ cuộc sống để sống một cuộc sống đúng nghĩa.

For a long time, television has been regarded as a saving means of entertainment and acquiring useful knowledge. However, besides the benefits mentioned above, it also brings a lot of harm because of the following reasons. First, watching TV takes up a lot of our time. I do not deny the benefits such as entertainment or education that it brings. However, instead of spending all the day just watching TV, we can do some useful works such as doing homework, helping mother to do housework. Through that, we can gather for ourselves a lot of soft skills and become closer to the other. Second, sitting too close to the TV screen will make harm affect on our health. Studies have shown that sitting near television will shorten our vision, in addition increase the risk of cardiovascular diseases and degeneration of the neck vertebrae ... These are the disadvantages that no one expects. Therefore, let's limit the amount of time spending watching TV and save that time doing other useful things.

25 tháng 6 2018

Loi ich:

Television is very important for our lives so most families have televisions. It provides us with information and entertainment.
What would you do after a hard day at school or at work and you want to entertaining. It simple, just turn on your TV. Music channel, comedy channel or cartoon channel... is your choice, just pick a channel. And not only entertaining, TV can also help you update the news from all over the world in the end of the day
We stay at home and know what is happens all over the world. You can watch you favourite  programs and game shows you . Someone spends 3 or 4 hours sitting in front of television.
There are too much advertisements on television which makes us tired. Anyway, TV is a wonderful invention. It is a cheapest kind of entertainment for everybody.

Tac hai:

For a long time, television has been regarded as a saving means of entertainment and acquiring useful knowledge. However, besides the benefits mentioned above, it also brings a lot of harm because of the following reasons. First, watching TV takes up a lot of our time. I do not deny the benefits such as entertainment or education that it brings. However, instead of spending all the day just watching TV, we can do some useful works such as doing homework, helping mother to do housework. Through that, we can gather for ourselves a lot of soft skills and become closer to the other. Second, sitting too close to the TV screen will make harm affect on our health. Studies have shown that sitting near television will shorten our vision, in addition increase the risk of cardiovascular diseases and degeneration of the neck vertebrae ... These are the disadvantages that no one expects. Therefore, let's limit the amount of time spending watching TV and save that time doing other useful things.

10 tháng 6 2018

Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh. 

10 tháng 6 2018
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
  • Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
1 tháng 1 2020

= TA hay TV ạ??

Tiếng anh ạ

30 tháng 8 2016
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
  • Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
4 tháng 9 2016

t

Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.
Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.
 
 
…Đến những tác hại của facebook
 
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cung cấp thông tin mang tính chất cộng đồng, facebook  còn là nơi phát tán nhiều thông tin “ nhảm” nhất. Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bức xúc, gây xôn xao dư luận. Hay việc không ít các cô cậu học trò gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook thay vì chia sẻ tình cảm về việc yêu trường mến lớp. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy, cô” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để bày tỏ những ấm ức. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” công kích trên mạng. Và cả những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý như: Giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt. Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của Tổng thống Obama trên facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt.
 
“Nghiện” facebook: một căn bệnh khó chữa. 
 
Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.
Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
 
Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
 
Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "ảnh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy.
 
Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. 
 
Em Lệ, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lệ còn tiết lộ trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại – Lệ đúc kết.
 
Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
 
Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
 
 Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để “chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”…
 
Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
 
Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”.
 
Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.
 
Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
4 tháng 9 2016

đây là đề THPT quốc gia khá hay khi làm tập làm văn =)) 

4 tháng 9 2016

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đén việc học tập

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi cư xử văn hóa ,ngôn ngữ

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng đến lối sống,lí tưởng

*Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn những nguy cơ,hiểm họa

30 tháng 10 2021

Internet – one of the greatest innovations of our times – has become a familiar term in our daily life. Besides its undeniable positive influences, it is necessary to acknowledge the disadvantages it brings. The most predominant drawback that people need to consider is security issues. As the Internet is widely used in different aspects of life such as business or education, users’ privacy can run a risk of invasion by hackers, causing their personal information to be leaked. Furthermore, in the virtual world where people are connected with each other and access is unlimited, it is a good opportunity for scammers and cyber criminals to approach their “preys”. Another bad side of this tool is the spread of false or inappropriate information. Every day or even every hour, a number of information is freely uploaded and shared without any restrictions.As a result, many people exploit this to distribute fake news for their own advantage, which can have a negative impact on a large scale. Moreover, the availability of entertainment on the Internet also makes unhealthy materials more accessible than ever, leading to a rise in behavioral problems, especially juvenile delinquency. Last but not least, Internet can be seen as additive. Nowadays, people are likely to spend hours surfing the web, it can be at class, it can be at work or at lunch, anywhere and at any time. Sometimes it may become a distraction, causing them to work ineffectively. Watching your favorite film or finishing work – that’s definitely a hard question. Besides, some people are so addicted that they live in the virtual world more than in the real world. They tend to express their feelings and opinions freely on social network while being rather reserved in the outside world and lacking interaction with others around. To put it briefly, much as the Internet offers a wide range of benefits in different fields, it has the cost that needs careful consideration.

23 tháng 3 2022

trò chơi

23 tháng 3 2022

Tham khảo:

iện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Link bài: https://vndoc.com/em-hay-trinh-bay-tac-hai-cua-tro-choi-dien-tu-voi-hoc-sinh-151206

Chúc bạn học tốt!