K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

Trẻ em như mầm măng nhỏ từ từ lớn lên cứng cáp, dẻo dai như cây tre

8 tháng 3 2016

Quên mất, bài CÂY TRE VIỆT NAM. Ai nhanh nhất mình tick cho

11 tháng 12 2018

a) Tình cảm thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vô cùng tự nhiên, chân chất và đầy tình cảm.

b) Đều giống nhau là trẻ em, có tiếng nói chung và cách suy nghĩ chung.

4 tháng 7 2021

Ai giúp mình đi mà!!!

4 tháng 7 2021

bạn vẽ gì liên quan tới việc phòng chống dịch ấy

Xin chào mọi người, câu chuyện mình sắp kể sau đây là 1 câu chuyện tình có hơi hớm liêu trai do chính bà nội nuôi của mình kể lại. Bà khẳng định với mình đây là 1 câu chuyện có thật 100%. Và bà kể cho mình nghe không chỉ vì mục đích thoả mãn tính tò mò của mình, mà còn là 1 lời cảnh báo cho mình và bất cứ ai nghe câu chuyện này đều nên biết tránh đi vào vết xe đổ của bà.Bà nội...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, câu chuyện mình sắp kể sau đây là 1 câu chuyện tình có hơi hớm liêu trai do chính bà nội nuôi của mình kể lại. Bà khẳng định với mình đây là 1 câu chuyện có thật 100%. Và bà kể cho mình nghe không chỉ vì mục đích thoả mãn tính tò mò của mình, mà còn là 1 lời cảnh báo cho mình và bất cứ ai nghe câu chuyện này đều nên biết tránh đi vào vết xe đổ của bà.
Bà nội nuôi của mình luôn tự hào thời 19 – đôi mươi bà là cô gái đẹp nhất làng. Để chứng minh điều đó, bà luôn chìa ra tấm hình trắng đen thời bà còn trẻ cho con cháu xem. Công nhận hồi trẻ bà đẹp thật. Không hề son phấn mà nét nào ra nét đó. Nếu so với vẻ đẹp của hiện tại, thì bà ngày ấy có khuôn mặt trái xoan với ánh nhìn pha chút Diễm Hương và nụ cười pha chút Giáng My vậy đó. Dĩ nhiên là hoa đẹp sẽ có nhiều bướm ong ve vãn, và bà là cô gái mà hết 90% chàng trai của làng theo đuổi. Bà bảo, ngày ấy mẹ của bà luôn cảnh báo bà đừng dại dột cho đàn ông chạm vào người. Chạm vào chỗ nào thì sẽ phình to chỗ ấy, nên bà sợ lắm. Gặp con trai trêu ghẹo là bà bỏ chạy vắt giò lên cổ.
Ấy vậy mà mối tình đầu của bà không phải là 1 người bình thường, mà là 1 hồn ma người lính trẻ.
Mỗi năm cả gia đình bà hay đi tảo mộ. Trong khu mộ tập thể với rất nhiều mộ khác nhau chứ không chỉ riêng mộ của tổ tiên bà. Mà gia đình luôn có thói quen mỗi khi tảo mộ thì không chỉ thắp hương dọn cỏ cho mộ phần của tổ tiên thôi đâu, mà còn cho cả những ngôi mộ lân cận gần nhất nữa. Mẹ của bà (tạm gọi là bà cố nhé!) bảo làm thế để “hàng xóm láng giềng” đối xử tốt với ông bà tổ tiên của mình. Và luôn luôn, bà nội nuôi của mình đặc biệt ưu ái thắp hương, cúng trái cây, và dọn cỏ kĩ lưỡng cho 1 ngôi mộ cách ngôi mộ của tổ tiên bà vài bước chân. Đó là 1 ngôi mộ có in hình 1 chiến sĩ đã khá nhoè nhưng vẫn có thể nhìn được vẻ mặt khôi ngô tuấn tú của người đó. Bà kể với vẻ vừa hóm hỉnh vừa tự hào rằng nhan sắc của Tiêu Ân Tuấn (1 diễn viên Đài Loan mà bà thần tượng) chỉ đáng “xách dép” cho người lính ấy. Ngôi mộ của anh như từ rất lâu không có người nhà quan tâm vậy. Bà nghĩ chắc cha mẹ của anh đã mất rồi, còn các anh/chị/em gì đó chắc lo làm ăn buôn bán nên chả còn ai quan tâm đến anh, 1 người đã chết. Bà tả cảm giác của bà dành cho anh đầy sự cảm thương như cảnh Thuý Kiều khóc mộ Đạm Tiên vậy đó. Những lần đang dọn mộ 1 mình cho anh, bà luôn thỏ thẻ với những lời an ủi và cả tiếc nuối. Bà vô tư nói “Giá mà anh với em sanh ra cùng 1 thời kì, cùng 1 làng quê, thì chắc mình sẽ lấy nhau rồi”.
Chỉ có 1 câu nói ấy thôi, mọi chuyện rắc rối về sau đổ ập lên đời bà tạo thành 1 kí ức vừa ngọt ngào và cũng ngập tràn cay đắng đau thương.
Đợt tảo mộ ấy về thì bà đột nhiên bị sốt. Nhiệt độ cơ thể có khi thì 38 độ, có khi 40 độ, rồi lại hạ xuống 37 độ… Bà mê man suốt cả 3 ngày. Và chỉ toàn được bón cháo trắng với chút xíu muối. Tuyệt nhiên không ăn được thịt. Mấy lần bà cố xót con nên nhừ chút thịt vào cháo vừa đưa tới miệng là bà nội nôn thốc nôn tháo cả hết. Qua ngày thứ 3 thì bà hết sốt, nhưng lại thích ăn chay và không thích ra khỏi phòng ngủ của mình. Đàn ông con trai nào tới gần thăm hỏi là bà nạt nộ xua đuổi hết. Còn với phụ nữ thì bình thường. Có 1 đêm nọ, bà cố vô tình nghe thấy tiếng nói lầm bầm khe khẽ trong phòng ngủ của bà nội. Bà cố không đẩy cửa vào vội, mà chỉ khẽ áp tai vào vách cửa buồng nghe kĩ coi con mình đang nói gì. Bà cố nghe bà nội nói chuyện trai gái rồi cười rúc rích với ai đó nên mới lén vén màng nhìn vào. Và dưới ánh sáng hăn hắt khi mờ khi tỏ của đêm trăng rọi vào cửa sổ căn buồng, bà cố như ngất đi khi thấy đứa con gái yêu quý của mình ngồi bó gối trên giường, mặt thì xoay vào vách đang trò chuyện với 2 cái bóng hắt trên tường. 1 bóng hình phụ nữ là bóng của bà nội, còn cái bóng kế bên thì cao dong dỏng nhìn không có vẻ gì là bóng của 1 người phụ nữ cả.
Bà cố thấy vậy lập tức quay trở về phòng lay chồng dậy để cùng qua phòng con gái. Nhưng khi 2 người qua thì chỉ thấy bà nằm ngủ ngon lành trên giường như không có chuyện gì xảy ra. Bà cố lay bà nội thức dậy hỏi chuyện nhưng không dám đề cập thẳng vấn đề vì sợ bà hoảng sợ. Chỉ hỏi qua loa là ban nãy bà có thức dậy giữa đêm hay không thôi. Nhưng bà chỉ ngơ ngác trả lời là ngủ suốt chứ đâu có thức dậy khi nào đâu. Sau vụ việc ấy thì Bà cố bị chồng quở là mắt mũi kèm nhèm, nhưng với bản năng người mẹ Bà cố đã nghi ngờ có 1 chuyện không lành xảy ra.
Và đúng là như vậy thật.
Tình trạng mộng du nói chuyện yêu đương một mình của bà nội ngày càng trở nặng hơn. Nặng tới mức bà đi đâu gặp ai cũng khoe đã có người yêu rất đẹp trai và hiền lành tử tế. Mỗi ngày bà đều trang điểm chút phấn son kể cả khi đi ngủ vì muốn người yêu thấy bà luôn xinh đẹp nhất. Bà còn lấy cả tiền tiết kiệm đi mua áo sơ-mi và quần tây dành cho đàn ông rồi cất trong phòng nữa. Kì lạ ở chỗ, trong nhà bà mà ai bị lạc mất món đồ gì thì bà nội cũng đều giúp được họ tìm ra ngay món đồ ấy. Có 1 dạo nọ, có 1 gã thanh niên đến xin thuê 1 chiếc xuồng của nhà bà. Lúc ấy, chỉ có bà cố ra tiếp đón gã ấy. Đột nhiên bà nội từ trong phòng chạy vọt ra trên tay lăm lăm cái rìu bửa củi gào thét hăm he & xua đuổi gã thanh niên ấy. Gã thanh niên hoảng hốt bỏ chạy. Bà cố và mấy người trong nhà gặng hỏi nguyên do thì bà nội mới nói là gã ấy có ý đồ xấu, hắn chỉ viện cớ thuê xuồng chứ thật ra muốn dọ tình hình nhà bà để ấp ủ âm mưu giết cướp. Bà cố không tin con gái, bảo mới lần đầu gặp người ta sao gieo tiếng ác rồi. Nhưng bà nội kiên quyết khẳng định gã kia là kẻ xấu và cấm người nhà không được chào đón hắn nữa. Bà hăm he nếu hắn tới nữa là bà sẽ giết chết, nên cả nhà ai cũng lo lắng e ngại cho tình trạng của bà. Lúc này, bà cố đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Tối đó bà rình bắt quả tang tại trận con gái đang ngồi nói chuyện một mình trong buồng ngủ. Bà nội không thể chối cãi nên đành khai thật sự tình cho bà cố nghe. Bà nội thú nhận là bà đang yêu say đắm 1 chàng trai và người ấy chỉ là … 1 hồn ma người lính trẻ. Người ấy chết trận lúc đang cố gắng giúp người dân di tản tới nơi an toàn. Rằng đó là 1 người tốt không cố ý hãm hại ai, vì còn trẻ chưa có người yêu nên khi chết rồi hồn vẫn còn vấn vương cõi tục. Khi gặp bà nội lúc ấy quá đẹp lại buông lời yêu thương nên người lính cô độc kia theo bà về nhà. Những việc mất mát đồ đạc trong nhà đều nhờ người ấy chỉ bà tìm thấy, kể cả việc vừa rồi cũng do người ấy báo trước với bà sẽ có kẻ xấu giả dạng thuê xuồng rồi tìm cách giết hại. Bà cố nghe xong rụng rời cả tay chân. Bà lo lắng sợ hãi tột độ khuyên nhủ bà nội hãy cắt đứt ngay với vong linh đó vì âm dương cách biệt không có kết quả tốt đẹp. Nhưng bà nội kiên quyết không nghe lời. Sau đó, bà cố ngày nào cũng lôi bà nội lên chùa cầu an cầu siêu, rồi lôi đến cả nhà mấy ông bà thầy bói để trục ma diệt yêu, nhưng đều công cốc. Người ta bảo “đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”, nên người nào tiếp xúc với âm linh thì sức khoẻ dễ tổn hại. Và bà nội cũng không phải là 1 trường hợp ngoại lệ. Bà tiều tuỵ hẳn đi. Dù mỗi ngày cũng ráng ăn uống 3 bữa, nhưng sắc mặt vẫn không thể khá hơn. Bà cố bèn lập đàn khấn vái với lòng chân thành nhất. Bà cố bày mâm cỗ với hương hoa và chút rượu giữa nhà. Rồi bà chắp tay lên ngực thiết tha nói giữa khoảng không như thể đang cầu xin 1 người nào đó đang hiện diện quanh đây: “Tôi cầu xin anh hãy buông tha cho con gái tôi trẻ người non dạ. Âm dương cách biệt nên dù thế nào thì mối lương duyên này cũng phạm ý trời. Tôi cảm ơn anh đối tốt với con gái tôi và với cả gia đình tôi. Nhưng chắc anh cũng biết con tôi ngày càng tiều tuỵ. Anh thương nó thì hãy giúp nó sống an lành hạnh phúc. Con gái tôi còn trẻ lắm anh ơi. Nó còn cả tương lai phía trước, còn biết bao hoài bão. Tôi không muốn nó chết, nó bỏ vợ chồng tôi. Tôi cầu xin anh!”
Thế là cả đêm đó bà cố thức trắng cầu xin vô cùng khẩn thiết. Bà cố chốc chốc lại khóc rưng rức rồi lại van xin. Bà không biết vong linh đó có nghe hiểu được nỗi lòng của bà hay không, nhưng có 1 sáng nọ con gái ra nói với bà là sẽ không gặp lại người con trai ấy nữa đâu vì người ấy đã đi rồi.
Bà nội kể với giọng đầy xúc động, ngay cái đêm mà bà cố khấn vái cầu xin thì khi ngủ bà nội chỉ nằm mơ thấy anh về nói là anh phải đi về núi nên sau này không thể gặp lại nhau được nữa. Anh khuyên bà nên giữ gìn sức khoẻ và hãy sống hãy yêu như những người bình thường khác. Anh đi rồi nên nếu có nhớ thì anh sẽ hoá bướm bay về đậu trên vai trái, còn bà nếu có còn chút nhớ tiếc thì ghé mộ thắp cho anh 1 nén hương là được.
Rồi từ đó về sau, bà không còn gặp lại anh nữa, dù chỉ là trong mơ. Bà buồn suốt cả năm trời. Về sau thì không còn cảm giác yêu ai được nữa. Chỉ khi cha mẹ “nắm tóc gả đi” thì bà ừ đại, bà nói vậy đấy.
Mình mới hỏi bà nội là bà có thấy con bướm nào bay về đậu trên vai hay không? Bà bảo rằng không. Nhưng có chuyện cách đây gần 10 năm về trước bà bị trợt chân té ngoài sân nhà. Lúc ngã xuống bà có cảm giác rõ ràng có 1 bàn tay ai đó đỡ lấy phần đầu nên nhờ thế bà chả bị thương gì. Bà nội nuôi của mình ăn chay trường từ thời con gái, cũng hay phóng sanh và làm việc thiện, nên những câu chuyện tâm linh thường hiếm khi “gió máy” lắm, hihihi….
Bà dặn dò sau này mấy cô cậu thanh niên có đi đâu vào chốn linh thiêng như đình chùa hoặc những nơi trang nghiêm như nghĩa trang, thì đừng có mà đùa giỡn nói năng xằng bậy, hoặc nói lời gây thương nhớ giống như trải nghiệm của bà. Bà bảo cõi này là cõi dục, con người ta vì tình yêu và dục vọng mà cứ dằng dưa ân oán và luân hồi. Cho dù có là động vật, hay là ma là quỷ ở cõi dục này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Bởi thế, “có kiêng ắt có lành” đấy cả nhà ạ. Dù tin hay không tin vào thế giới vô hình nhưng vẫn nên cẩn trọng thì hơn.

0
SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?3 Em cảm nhận được gì...
Đọc tiếp

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

4 Về ý nghĩa của nài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu dằm thắm , sâu nặng . Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giũa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương , đất nước. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

5 Theo em , bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ , ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ , các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm đó đã góp phần thể hiện thành công tình cảm . Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

10
20 tháng 11 2016

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

  • Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

  • Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

20 tháng 11 2016

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3.

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
1 tháng 12 2016

Mai Phương aNH

1 tháng 12 2016

mình làm rồi còn gì nữa