K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?Câu III  a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.0,25b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.0,25c. Trình...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?

Câu III

 

 

a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.

0,25

c. Trình bày nội dung theo nhiều cách, theo các gợi ý sau:

 

* Mở đoạn: Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.

* Thân đoạn:

- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc  qua các chặng đường lịch sử.

- Những điều học tập được từ thế hệ đi trước.

* Kết đoạn: Bản thân sẽ phát huy truyền thống yêu nước.

0,5

 

 

0,5

 

0.5

 

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ trong cách diễn đạt.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảo bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

 

0
7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

2 tháng 11 2024

tui la gayyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy

 

 

 

 

16 tháng 3 2022

tham khảo

Từ xưa đến nay nhân dân ta đều có một lòng nồng làn yêu nước. Qua lời căn dặn của bác tuy lời nói mộc mạc nhưng ý nghĩa không tầm thường vô cùng sâu sắc. Truyền thống tốt ấy được truyền từ bao thế hệ nay, bởi lẽ truyền thống tốt đẹp ấy đã ngấm vào máu con người Việt Nam không gì có thể xóa mờ hay thay thế. Đối với chúng ta còn lạ những cô cậu học sinh ngồi ghế nhà trường hãy góp sức phát huy truyền thống yêu nước ấy, " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".Chúng ta cần phải học tập chăm chỉ để mai sau trở thành người có ích cho đất nước, xã hội , hay chỉ là cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường để đất nước mãi màu xanh, giúp đỡ nhau trong học tập để không ai dị bỏ lại phía sau,... Những việc làm ấy tuy nhỏ nhưng biểu hiện ấy đã giúp chúng ta kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

30 tháng 12 2021

các bn giúp mk với

 

14 tháng 3 2022

REFER

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

14 tháng 3 2022

tham khảo

Yêu nước là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đến hôm nay đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta càng có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc về tinh thần đẹp đẽ cao quý này.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến, văn bản đã khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Đồng thời trở thành sức mạnh chiến thắng các thế lực thù địch.

Đó là những nhận định vô cùng đúng đắn. Yêu nước là yêu thương, trân trọng đất nước. Có rất nhiều biểu hiện của tinh thần yêu nước, bao gồm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sự tôn trọng lịch sử, ý thức hành động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng. Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã "kết thành làn sóng mạnh mẽ", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán, 3 lần thắng giặc Nguyên - Mông,... đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bởi vì yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước. Nếu không yêu nước, những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh", họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trải dài lịch sử xưa kia, đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ trẻ không ngừng vượt khó, cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhân dân cả nước đồng lòng, cùng dựng xây Tổ quốc ngày càng lớn mạnh. Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Người doanh nhân nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh... Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước. Thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát, tinh thần yêu nước của nhân dân ta càng thể hiện rõ ràng hơn. Người người nhà nhà nghe theo chỉ đạo của Đảng, ở yên tại chỗ để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Khi có tin 20 hành khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện cách ly và lan truyền thông tin sai lệch về Việt Nam, cả dư luận đã trỗi dậy. Họ cùng nhau bảo vệ danh dự dân tộc bằng những hành động thiết thực. Tạo thành làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, giúp bạn bè thế giới nhìn nhận sự thật. Đó đều là những biểu hiện của tinh thần yêu nước.

Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài. Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc. Bên cạnh những trái tim yêu nước mãnh liệt, vẫn có một bộ phận tiêu cực, chống đối Nhà nước, có nhiều hành vi nguy hại cho xã hội. Chúng ta cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ. Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời cũng phải giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã nêu ra rất nhiều bài học ý nghĩa. Cha ông ta đã vất vả bảo vệ và dựng xây đất nước bằng tinh thần yêu nước tha thiết. Thế hệ chúng ta cần biết trân trọng và phát huy tinh thần đó, vì đất nước hạnh phúc và vững bền.

18 tháng 3 2021

Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.

 

Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.

Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…

Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam.

  

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến p, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.



 

27 tháng 4 2017

chị học trường nào vậy ạ

20 tháng 9 2017

Trả lời giúp e về e cũng dang cần