Cho t/g ABC cân tại A . Lấy D và E lần lượt trên các cạnh AB, AC sao cho BD = \(\frac{1}{3}\)AB , AC sao cho CE = \(\frac{1}{3}\)AC
a) C/minh : BD=CE
b) Gọi I là giao điểm của BE và CD . C/minh : t/g IBC cân
c) Trên tia dối của tia BC lấy M sao cho B là trung điểm của MC . Đường thẳng CD cắt AM ở K . C/minh MK=KA
a) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)
mà \(BD=\frac{1}{3}AB\)(gt)
và \(CE=\frac{1}{3}AC\)(gt)
nên BD=CE(đpcm)
b) Xét ΔBDC và ΔCEB có
BD=CE(cmt)
\(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)(ΔABC cân tại A)
BC chung
Do đó: ΔBDC=ΔCEB(c-g-c)
⇒\(\widehat{BDC}=\widehat{CEB}\)(hai góc tương ứng)
hay \(\widehat{BDI}=\widehat{CEI}\)(1)
Xét ΔDIB có \(\widehat{DIB}+\widehat{BDI}+\widehat{DBI}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)(2)
Xét ΔEIC có \(\widehat{EIC}+\widehat{CEI}+\widehat{ECI}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)(3)
mà \(\widehat{DIB}=\widehat{EIC}\)(hai góc đối đỉnh)(4)
nên từ (1), (2), (3) và (4) suy ra \(\widehat{DBI}=\widehat{ECI}\)
Xét ΔDIB và ΔEIC có
\(\widehat{DBI}=\widehat{ECI}\)(cmt)
DB=EC(cmt)
\(\widehat{BDI}=\widehat{CEI}\)(cmt)
Do đó: ΔDIB=ΔEIC(g-c-g)
⇒IB=IC(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔIBC có IB=IC(cmt)
nên ΔIBC cân tại I(định nghĩa tam giác cân)