K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Ví dụ như việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây sói mòn đất, gây ra những trận lũ quét, làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá... Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường --> ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước.Như Việt Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
- Biện pháp:
+ Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền
+ Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí
+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng.

24 tháng 9 2019

- Khai phá rừng bừa bãi, dẫn tới xói mòn đất, lũ quét, giảm đa dạng sinh vật...

- Khai thác kiệt quệ tài nguyên thủy, hải sản đã làm giảm trữ lượng tôm, cá,...

- Cần tăng cường bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.

5 tháng 5 2016

- Các nước Đông Nam Á là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây ở đây chưa hợp lí và còn nhiều bất cập như : việc khai thác khoáng sản chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ song do trình độ còn hạn chế nên gây ra sự lãng phí tài nguyên, công nghệ khai thác còn lạc hậu và ý thức kém gây ô nhiễm môi trường. Việc

 phá rừng ở nhiều nước để lấy gỗ xuất khẩu, làm nương rẫy,... đã làm chất lượng và diện tích rừng nhiều nơi suy giảm. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển, việc khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ làm hủy diệt nhiều loại sinh vật, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản làm hủy hoại môi trường sinh thái.

- Chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường :

+ Khai thác tài nguyên rừng đi đôi việc trồng rừng và tu bổ rừng. Cần đầu tư các phương tiện hiện đại trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này và hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Tăng cường đầu tư phương tiện để đánh bắt xa bờ. Cấm đánh bắt bằng những phương tiện có tính hủy diệt, đánh bắt cá trong mùa sinh sản,..

+ Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.

+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

16 tháng 11 2016

chúng ta phải tuyên truyền để mọi người thấy được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên

5 tháng 12 2018

Đáp án C

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. à đúng

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người à sai

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. à đúng

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. à đúng

6 tháng 5 2018

Đáp án C

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. à đúng

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người à sai

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. à đúng

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. à đúng

24 tháng 2 2018

Đáp án C

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. à đúng

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người à sai

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. à đúng

 

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. à đúng

17 tháng 10 2017

Đáp án: C

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. → đúng

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người → sai

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. → đúng

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. → đúng

30 tháng 1 2022

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

30 tháng 1 2022

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;

+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;

+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.