K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

bạn muốn ảnh hẳn hoi hay anh lè lưỡi?

tôi chịu

mà bạn cần ảnh của ổng làm chi rựa 

1 tháng 9 2019

Với công thức E=mc2 ta có 1 vật có khối lượng nhỏ đến đâu khi nhân với bình phương của tốc độ ánh sáng sẽ cho ra một nguồn năng lượng cực lớn

6 tháng 9 2019

Thuyết tương đối có hai phần: tương đối hẹp (Special Theory of Relativity 1905) và tương đối rộng (General Theory of Relativity 1916-1919)

Thuyết tương đối hẹp có hai tiên đề chính:

1.Các định luật vật lý là bất biến (hay đồng nhất) trong mọi hệ quy chiếu quán tính (hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc).

2.Tốc độ ánh sáng trong chân không là như nhau đối với mọi quan sát viên, bất kể chuyển động của nguồn phát ánh sáng như thế nào. (c=const)

Thuyết tương đối hẹp chủ yếu sửa những lỗi sai và hạn chế của cơ học Newton khi vật chất đạt đến vận tốc của ánh sáng (được coi là vận tốc khả dĩ lớn nhất tự nhiên), đồng thời phủ định môi trường ete siêu sáng được nhà bác học J.C.Maxwell đưa ra. Thuyết tương đối hẹp đưa ra nhiều hệ quả quan trọng, trong đó có:

*)Phép biến đổi Lorentz: Với v là vận tốc của vật, c là vận tốc ánh sáng trong chân không (thường lấy là c=3.108m/s)

\(\gamma=\frac {1} {\sqrt {1-\frac {v^2} {c^2}}}\)

a)Sự giãn nở thời gian - Thời gian riêng: Nói đơn giản, có thể hiểu là một đồng hồ đặt trong hệ quy chiếu chuyển động (với vận tốc v thời gian t0) sẽ chạy chậm hơn một đồng hồ giống hệt như nó nhưng đặt trong hệ quy chiếu đứng yên (vơi thời gian t) so với hệ quy chiếu này.

\(t=\frac {t_0} {\sqrt {1-\frac {v^2} {c^2}}}\)

b)Co ngắn chiều dài: \(l=\frac {l_0} {\gamma}\)

c)Không thời gian - Nón ánh sáng - Biểu đồ không thời gian.

d)Công thức cộng vận tốc: trong trường hợp vận tốc của vật gần với ánh sáng, công thức cộng vận tốc tuyệt đối là:

{\displaystyle u_{x}={\frac {u'_{x}+v}{1+{\frac {v}{c^{2}}}u'_{x}}}}

+ux là vận tốc tuyệt đối (tại hệ quán tính đang khảo sát S).

+u'x là vận tốc tương đối (tại hệ quán tính đang chuyển động S' đối với hệ quán tính S).

+v là vận tốc của hệ quán tính S' so với hệ quán tính S.

+c là vận tốc ánh sáng trong chân không.

Nếu v<<c <=> ux≃u'x+v hay v13≃v12+v23 là công thức cộng vận tốc cổ điển.

e)Vận tốc-4; Vector-4; Vector-4 của năng lượng và động lượng:

Mối liên hệ giữa năng lượng và động lượng: {\displaystyle \left(E/c\right)^{2}-\left({\vec {p}}\right)^{2}=m^{2}c^{2}}

f)Biểu thức năng lượng trong trường hợp v gần với c:\(E=\gamma m_0c^2\); với γ là hệ số Lorentz (trên) và m0 là khối lượng khi nghỉ của vật. Đối với trường hợp v<<c ta có công thức nổi tiếng: E=mc2 biểu thị sự tương đương giữa năng lượng và khối lượng của vật.

Cái hẹp ở học thuyết này (SRT) là Einstein đã bỏ qua lực hấp dẫn, ông đã tiếp tục nghiên cứu về trường hợp tổng quát là tính cả lực hấp dẫn, từ đó bài báo "Cơ sở thuyết tương đối tổng quát" ra đời năm 1915, và Einstein hoàn thành thuyết năm 1916.

Thuyết tương đối tổng quát được chứng minh năm 1919 bởi hiện tượng nhật thực năm đó bởi một nhà thiên văn học người Anh, khi ông đã chứng minh được ánh sáng bị bẻ cong bởi khối lượng một góc nhỏ (cụ thể ở đây là Mặt Trời). Thuyết tương đối rộng tập trung nghiên cứu về một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng không hề như vậy: LỰC HẤP DẪN.

Newton đã đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn, được coi là một học thuyết vĩ đại thời bấy giờ, và đã tồn tại hơn 200 năm, cho đến khi Einstein đưa ra thuyết tương đối, lật đổ thành trì vững chãi của Newton. Để chứng minh cho những phát hiện tưởng chừng điên rồ của mình thời bấy giờ, ông đã sử dụng nhiều công cụ toán học được xem là cực kỳ khó và lằn nhằn thời bấy giờ (hình học vi phân, hình học Riemann, hình học Minkowski.

Einstein đã đưa ra một hệ phương trình tuân theo định lý phân kỳ hiệp biến tự do, định luật bảo toàn năng lượng-động lượng cục bộ đối với mọi tensor metric, nhằm mô tả các hiệu ứng hấp dẫn, nguồn hấp dẫn,... được sử dụng chủ yếu về mặt toán học trong thuyết tương đối rộng, ngày nay gọi là hệ phương trình trường Einstein:
{\displaystyle G_{\mu \nu }+\Lambda g_{\mu \nu }=R_{\mu \nu }-{\frac {1}{2}}g_{\mu \nu }R+\Lambda g_{\mu \nu }={\frac {8\pi G}{c^{4}}}T_{\mu \nu }}

Đây là một hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến, gồm 10 phương trình miêu tả tương tác cơ bản là hấp dẫn bằng kết quả của sự cong của không thời gian do có mặt của vật chất và năng lượng.

Các nhà vật lý tìm ra được metric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (metric FLRW) là nghiệm chính xác của phương trình Einstein mô tả vũ trụ đang nở ra hay co lại, cho phép mô tả sự tiến hóa của vũ trụ từ xấp xỉ 13,8 tỷ năm về trước, khởi nguyên từ Vụ nổ lớn:

{\displaystyle ds^{2}=-c^{2}dt^{2}+a(t)^{2}\left({\frac {dr^{2}}{1-kr^{2}}}+r^{2}d\theta ^{2}+r^{2}\sin ^{2}\theta \,d\phi ^{2}\right)}

Thuyết tương đối rộng có nhiều hệ quả: Sự giãn thời gian do hấp dẫn và dịch chuyển tần số; ánh sáng bị lệch và sự trễ thời gian do hấp dẫn; sóng hấp dẫn; hiệu ứng quỹ đạo và tính tương đối của phương hướng; sự tiến động của điểm cận nhật; giảm chu kỳ quỹ đạo; hiệu ứng trắc địa và kéo hệ quy chiếu.

Thuyết tương đối rộng cũng có nhiều liên hệ với Thuyết lượng tử (được nhà vật lý lý thuyết Max Planck khởi xướng) (trường lượng tử trong không thời gian cong; hấp dẫn lượng tử;... )

Thuyết tương đối là một phát minh cực kỳ quan trọng của ngành vật lý hiện đại cả thế kỷ 20, và của cả thế kỷ 21. Nó được xem là một trong hai trụ cột quan trọng của ngành vật lý hiện đại (Lý thuyết kia là Thuyết Cơ học Lượng tử)

Albert Einstein (An-be Anhxtanh) là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất của ngành vật lý nói riêng và của sự phát triển của khoa học nói chung.

Bạn tham khảo :

Phố vẫn đông, người qua đường vẫn nhộn nhịp, ông đồ vẫn ngồi đó như xưa nhưng không còn ai để ý. Chữ "vẫn" nén trong nó một lòng kiên nhẫn. Sự gắng gỏi của ông đồ không chỉ vù mưu sinh mà còn là sự cố công níu giữ những giá trị văn hóa thiêng liêng, đẹp đẽ đã tồn tại nghìn đời. Thế nhưng sự cố công đã tan thành vô vọng. Ông đồ đã bị bỏ rơi ngay phía sau lưng người đời. Ông bị lãng quên ngay khi còn hiện hữu. Ông ngồi đó mà như một pho tượng cổ không chút giao thoa, đồng điệu với cuộc đời. Hình ảnh ông đồ đã bị gạt ra bên lề cuộc sống,lặng lẽ, cô độc đến đáng thương biết nhường nào!

17 tháng 2 2021

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

Hình ảnh ông đồ được tác giả khắc hoạ đầy tinh tế. Qua đó, ta thêm hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ, thêm đồng cảm và trân trọng hơn những chân giá trị cũ, đích thực. Bài thơ như một lời nhắn nhủ chân tình tới mọi người về sự trân quý quá khứ.

12 tháng 8 2017

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước - những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ... Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.
15 tháng 1 2019

Đáp án C

Quan sát hình ảnh bên ta nhận thấy người đàn ông nói trên mắc hội chứng có túm lông ở tai, đây là dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y, chỉ gặp ở nam.

Vậy có 3 phát biểu đúng là I, II, IV.

ANHXTANH LÀM TÀI XẾSau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài. Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe...
Đọc tiếp

ANHXTANH LÀM TÀI XẾ

Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài. Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”. “Tốt quá!”, Einstein trả lời, “Tuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”. Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối. Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời: “Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.

Từ câu chuyện trên, hãy rút ra thông điệp em cảm thấy ý nghĩa nhất? (Mong mọi người giúp em! Em cảm ơn!)

0
12 tháng 12 2019

-Anbe Anhxtanh sinh năm 1879 tại một thị trấn nhỏ miền nam nước Đức, trong một gia đình gốc Do Thái.

-Năm 1880, gia đình chuyển đến Munkhen.

- Lên 6 tuổi, Anbe đã học chơi vĩ cầm, nhưng chưa thích thú gì lắm, mặc dù vẫn chăm tập luyện.

-Năm 10 tuổi, học xong tiểu học, Anbe vào học trường trung học Munkhen.

- Khi 12 tuổi, lúc chuẩn bị bước vào năm học mới lần đầu tiên cậu cầm trong tay cuốn sách giáo khoa hình học

-Anbe vào thẳng trường bách khoa Zurich mà không phải thi, anh chọn khoa sư phạm, khoa đào tạo giáo viên toán và vật lý.

- Anhxtanh tốt nghiệp xuất sắc trường Bách khoa, nhưng vẫn nổi tiếng là một sinh viên vô kỉ luật và tự do chủ nghĩa.

-Mùa hè năm 1902, do ông bố một người bạn thân giới thiệu, Anhxtanh được nhận đến làm việc ở Phòng đăng kí phát minh thành phố Becnơ, với chức danh "giám định viên kĩ thuật hạng ba".

-Ba năm liền sau đó là một thời gian thật hạnh phúc và hết sức phong phú đối với Anhxtanh. Anh cùng một số bạn trẻ ý hợp tâm đầu luôn luôn gặp mặt nhau, và nhóm bạn đó tự gọi nhau là "Viện hàn lâm Ôlimpia"

-Năm 1905, chỉ trong vòng một năm, Anhxtanh đã có năm công trình nghiên cứu có giá trị đăng trên "Biên niên vật lí học", là một trong những tạp chí khoa học có tín nhiệm nhất lúc bấy giờ.

- Công trình thứ nhất là một nghiên cứu nhỏ về kích thước của phân tử.

Công trình thứ hai nói về hiệu ứng quang điện, trong công trình này Anhxtanh nêu ra lí thuyết về lượng tử ánh sáng. ánh sáng không những bức xạ gián đoạn như giả thuyết của Plăng, mà còn lan truyền và bị hấp thụ một cách gián đoạn nữa.

Trong công trình thứ ba, Anhxtanh dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích bản chất của chuyển động Braonơ (Brown).

Công trình thứ tư là một sự trình bày tóm tắt thuyết tương đối hẹp. Công trình thứ năm là một khảo sát ngắn gọn về công thức E = mc2. Đó là những công trình hết sức cơ bản, đặc biệt là công trình thứ tư, đánh dấu sự ra đời của thuyết tương đối hẹp.

năm 1905 thật đáng kinh ngạc. Anhxtanh lúc đó mới 26 tuổi, chưa từng học ở một trường Đại học tổng hợp nổi tiếng nào, không có liên hệ với một trường phái vật lí học nào, và không được một nhà bác học lỗi lạc nào chỉ đạo

Cậu tham khảo xem nhé

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán:  - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1...
Đọc tiếp

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán: 

 - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1 chiếc đồng hồ đúng: kim phút không thể chỉ số 6 trong khi kim giờ chỉ số 12.Vậy có bao nhiêu vị trí của 2 kim đồng hồ mà sự hoán vị của chúng dẫn đến 1 vị trí có thể được trên 1 chiếc đồng hồ đúng ?

 - Đúng, - Anhxtanh đáp - đó là 1 bài toán khá lí thú và không quá dễ. Tôi chỉ sợ là cuộc tiêu khiển không kéo dài được lâu : tôi đã bắt đầu giải bài toán rồi đấy.

  Và , hơi nhổm lên khỏi giường, bằng 1 vài nét gạch , Anhxtanh vẽ trên giấy 1 sơ đồ biểu thị dữ kiện bài toán. Để giải bài toán này, ông đã không cần nhiều thời gian hơn thời gian phát biểu đề bài.

  Bạn hãy giải bài toán trên

0