K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

Trước thềm tổ chức Ngày Sách Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ III năm 2017 với chủ đề “Sách và sự phát triển tri thức cộng đồng” cũng như thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cùng nhìn lại lời dạy của Bác về vấn đề đọc sách và tự học. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.

Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1/9/1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự: “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu”. Vậy mà Bác đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục. Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên (9/12/1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.Sinh ra trong cảnh nước mất, lớn lên chứng kiến nỗi bế tắc của bao tầng lớp sĩ phu yêu nước và nỗi thống khổ của nhân dân. Dù vậy, Bác Hồ vẫn miệt mài đọc sách. Và không chỉ đọc sách bằng chữ quốc ngữ, sách Hán mà Bác còn đọc cả sách Pháp. Trong tác phẩm “Nhật ký chìm tàu” của Bác (1925-1926), Bác đã nhiều lần nhắc tới giá trị của sách báo và yêu cầu đối với người đọc sách báo, Bác viết: “Sách là thuốc bổ tinh thần” và “Sách là thuốc chữa tội ngu…”. Với Bác Hồ, sách là nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “tự do, bình đẳng, bác ái là gì?”.

Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên đó là: Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Do ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi đọc nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt dán. Với cường độ đọc cao, một ngày khoảng trên hai chục tờ báo trong và ngoài nước, nếu không có những phương pháp đọc khoa học thì khó có thể nhớ và tổng hợp hết được các vấn đề và thông tin đã đọc. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, Bác đã từng căn dặn : “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy - để dùng để viết”. Nếu ghi chép cẩn thận thì khi cần sẽ không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại.

Hồ Chủ tịch của chúng ta có tác phẩm “Bút ký đọc sách” trong đó ghi lại những ý chính của các cuốn sách Bác đã đọc cùng với những nhận xét đánh giá của mình. Và Bác còn cho cắt những bài báo phản ánh gương người tốt việc tốt dán thành chuyên đề về gương chiến đấu, sản xuất, thiếu nhi học giỏi dũng cảm… sau này cho in thành tập sách “Người tốt việc tốt”.Chúng ta phát hiện ra thêm nhiều điều thú vị ở Bác Hồ đối với lĩnh vực Thư viện. Hơn ai hết, Bác hiểu rất rõ tác dụng của Thư viện. Bởi vì, Bác không chỉ là bạn đọc thường xuyên của các thư viện mà chính Bác đã từng làm cán bộ Thư viện mẫu mực khi Bác dạy học ở trường Dục Thanh. Mặc dù không qua một trường lớp đào tạo nào nhưng Bác làm công việc rất cẩn thận và chu đáo. Nhờ trực tiếp làm công tác thư viện nên Bác đã nhận thấy vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của thư viện trong việc lưu giữ, truyền bá và tổ chức sử dụng chung sách báo. Vì thế, việc tổ chức những thư viện để mọi người đều có thể đọc chung sách báo là rất phù hợp và cần thiết. Đó cũng là lý do để Bác căn dặn các cán bộ cách mạng trong lớp huấn luyện bí mật ở Quảng Châu Trung Quốc những năm hai mươi thế kỷ trước, qua tác phẩm “Đường cách mệnh”, cần phải “Lập nơi xem sách, xem báo” cho quần chúng nhân dân. Đây cũng là những tư tưởng đầu tiên của Bác về sách báo và đọc sách báo.

Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời tin ngay theo sách. Người đã từng nhấn mạnh: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn”.

Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Bác có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ Bác đã có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Và Bác Hồ đã không tán thành lối đọc để mà đọc, không hiểu biết thực sự những điều đã đọc và theo Bác đó là dạng đọc phù phiếm.

Tiếp thu quan điểm của Nguyễn Trãi: “Sửa mình lấy thiện làm vui. Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông” và tán thành quan niệm của Lê Quí Đôn: “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đem áp dụng được một chữ, thế là được”, Hồ Chủ tịch luôn rất chú trọng, đem ứng dụng các điều đã thu lượm được qua sách báo. Người nhấn mạnh:“Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành, thì trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Và sự vận dụng tài tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong vấn đề đọc sách của Bác Hồ.

Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau, sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Lời dạy của Bác Hồ “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân” càng ý nghĩa hơn khi Hậu Giang nói riêng, cả nước nói chung hòa cùng không khí tổ chức Ngày Sách Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tạo nên nét đẹp trong đời sống xã hội.

12 tháng 2 2019
Sau này, trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công nghìn việc, khi tuổi cao, sức khỏe giảm, Bác Hồ vẫn không ngừng tự học tập, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Bác luôn khuyên cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập để có trình độ hiểu biết mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công tác. Cần tự học để nâng cao trình độ của bản thân, coi đây là tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của mỗi người và là nhu cầu, thói quen hằng ngày của cán bộ, đảng viên. Những cán bộ, đảng viên lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên cập nhật thông tin mới, hiểu biết mới cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức. Năm 1966, trong một buổi nói chuyện với đảng viên mới của Hà Nội, Người nhắc nhở: Thời kỳ bí mật, điều kiện học tập của đảng viên rất khó khăn: thiếu thầy, thiếu sách, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học. Bây giờ điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô, các chú càng phải ra sức học tập cho tốt,... “Bác thường nghe nói có đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu khó học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”
10 tháng 9 2023

Phong cách của Hồ Chí Minh là một nguồn cảm hứng vô cùng đặc biệt đối với tôi. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tâm huyết, đã dẫn dắt đất nước Việt Nam qua những thời kỳ khó khăn và chiến tranh. Phong cách của ông được đánh giá cao về sự khiêm tốn, sự tận tụy và lòng yêu nước mãnh liệt. Ông luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và luôn tìm cách giải quyết các vấn đề một cách công bằng và nhân văn. Phong cách lãnh đạo của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài học

Một số điều thu nhận được

Cách đọc một văn bản thơ.

- Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Đọc diễn cảm.

- Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

- Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

- Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

6 tháng 5 2023

Bài học

Một số điều thu nhận được

Cách đọc một văn bản thơ.

- Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Đọc diễn cảm.

- Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

- Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

- Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

11 tháng 3 2022

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô. Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5. Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.  Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa. Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm.Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.