K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2020

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá thế giới phi vật thể ở Việt Nam. Đây là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, vua băng hà và các lễ hội khác trong năm) của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn Việt Nam. Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là "Kiệt tác di sản văn hoá thể giới và truyền khẩu của nhân loại" năm 2003.

29 tháng 3 2021

Mình quê Hải Dương nè , để mình giúp bạn : Hải Dương là vùng đất phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng nghìn di tích lịch sử - văn hoá. Đây là vùng đất đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân . Có lẽ , ấn tượng nhất với em chính là khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt . Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng ... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm ... Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo . Em cảm thấy vô cùng tự hào khi là người con của quê hương Hải Dương .

* Nếu thấy ko hay thì mong bạn góp ý cho mình nhé vui

20 tháng 10 2023

Tham khảo
Với mỗi người, quê hương đều có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Với em, quê hương Hưng Yên cũng có vị trí vô cùng đặc biệt. Trong tâm trí em, danh lam thắng cảnh ở quê hương mà em ấn tượng hơn cả là đền Chử Đồng Tử - một danh lam liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh.

Đền Chử Đồng Tử được xem là “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân tộc. Nó nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh và xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Nói tới hai vị trí địa lí như vậy bởi đền gồm hai ngôi đền là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch nằm ở vị trí tương ứng với hai địa danh trên.

Đền Chử Đồng Tử là không gian thiêng liêng của tín ngưỡng, văn hóa. Không khí nơi đây là không khí mảnh đất Hưng Yên, không khí của làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đến thăm đền Chử Đồng Tử, ta không thể không ấn tượng với những cánh cò bay, những rặng tre xanh rì rào trong gió.

Cái mộc mạc của làng quê, hương vị xóm làng vô cùng thân thuộc với mỗi người. Đến gần các đền hơn, ta sẽ bắt gặp tượng thờ. Tượng được tạc bằng đồng, cao lớn, uy nghi. Hương khói phả ra ngày đêm tạo nên không khí thanh tịnh của một vùng tâm linh. Mọi thứ đều rất cổ kính, mộc mạc. Những nội thất từ gỗ làm ta dễ dàng chìm đắm trong cảnh quê, tình quê. Tượng thơ có Chử Đồng Tử, cũng có một vài tượng thờ khác trong mỗi gian thờ. Tượng tạc uy nghi và khiến ta không thể không nghiêng cẩn cúi mình tôn trọng, ngưỡng vọng.

Hằng năm, tại hai ngôi đền đều diễn ra những lễ hội độc đáo. Các lễ hội ở đây chính là sự tổ chức của bản sắc văn hóa. Du khách muôn nơi đổ về với sự ngưỡng mộ dành cho Chử Đồng Tử cũng như muốn tham quan văn hóa làng quê độc đáo, ấn tượng. Ý nghĩa mà ngôi đền mang đến không chỉ là sự thờ phụng, không chỉ là sự trân trọng, ngợi ca mà còn hơn cả là sự bảo tồn nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc trong từng nghi thức dâng hương, trong cái nghiêng mình kính cẩn.

Có lẽ không chỉ quê hương Hưng Yên với đền thờ Chử Đồng Tử. Trên đất nước Việt Nam, ta cũng bắt gặp muôn vàn cảnh đẹp, muôn ngàn cái hay, cái ý nghĩa ở đời. Mỗi danh lam thắng cảnh thì đều rất cần bảo tồn, lưu giữ. Và mỗi người thì đều có sứ mệnh vì quê hương, phát triển, làm giàu, làm đẹp giá trị văn hóa quê hương mình.

23 tháng 1 2018

biết òi

23 tháng 1 2018

mk bít rùi còn đoạn văn mk ko bít

29 tháng 4 2017

Di sản văn hoá phi vật thể:

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá thế giới phi vật thể ở Việt Nam. Đây là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, vua băng hà và các lễ hội khác trong năm) của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn Việt Nam. Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là "Kiệt tác di sản văn hoá thể giới và truyền khẩu của nhân loại" năm 2003.

29 tháng 4 2017

thank

19 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

*Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

19 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

*Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

4 tháng 3 2022

+ Di sản văn hóa

     – Cố đô Huế

     – Phố cổ Hội An

     – Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam )

     – Văn miếu Quôc Tử Giám (Hà Nội)

     – Nhã nhạc cung đình Huế

     – Chữ Nôm…

 

4 tháng 3 2022

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

     – Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng…

     – Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

-Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

  Các di sản văn hóa hiện nay có một số thứ đã bị xuống cấp trầm trọng,một phần cũng là do người dân quanh đó chưa có ý thức bảo tồn.Là một học sinh em đã biết về tình trạng này thông qua sách vở,em mong sao mọi người sẽ có ý thức hơn.Mọi người có thể chung tay bảo vệ các di sản văn hóa bằng cách tuyên truyền,nếu được cấp phép có thể tu bổ lại những công trình đã cũ hoặc hư hỏng.Nếu như mỗi người chúng ta ai cũng có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản này thì các di sản sẽ không bao giờ bị hư hỏng,các cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc mạnh mẽ hơn và sử phạt nặng tay hơn với các hành vi,vi phạm.

3 tháng 4 2022

Trong cuộc sống của chúng ta thì di sản văn hóa là một di tích cũng như lịch sử bao đời nay của ông cha ta để lại nó không những là văn hóa truyền thống mà còn là niềm tin niềm tự hào của ông cha ta đã bỏ ra biết bao nhiêu là sương máu để bảo vệ cho đất nước và nhân dân.Bảo vệ di sản là trách nhiệm chung của nhân dân cũng như nhà nước vì nó mang tính chất lịch sử bao đời nay của dân tộc ta.Bên cạnh những người biết bảo vệ cho di sản văn hóa đất nước thì cũng không ít người muốn phá hoại hoặc lấy làm của riêng,làm lợi nhuận cho bản thân họ.Để điều đó không xảy ra thì mỗi người dân cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.Có như vậy thì di sản văn hóa của chúng ta sẽ không bị hư hại.Bản thân em là một người học sinh trên ghế nhà trường cần phải biết quý trọng cũng như không làm tổn hại tài sản văn hóa của quốc gia.Đồng thời phải cố gắng hơn trong học tập.Để sau này có thể giúp ích cho đất nước giàu mạnh và sánh vai với các cường quốc năm châu.