Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:“- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:- Ba…a…a…ba!Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng...
Đọc tiếp
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
“- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba”mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
1. Đoạn trích trên kể về sự việc nào? Ai là người kể lại sự việc đó? Em biết gì về người kể ấy? Có thể chuyển đổi ngôi kể sang ngôi thứ 3 được không ? Vì sao?
2. Cụm từ nào lấy ý từ thành ngữ? Cụm từ ấy nhằm diễn tả điều gì?
3. Từ “cả” thuộc loại từ nào? Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng loại từ ấy trong diễn đạt “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
4. Hình ảnh “vết thẹo” trên má ông Sáu có ý nghĩa gì trong diễn biến của câu chuyện?
5. Dấu chấm lửng trong tiếng gọi ba “- Ba…a…a…ba!” có công dụng gì?
6. Câu văn: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”, sử dụng những biện pháp tu từ gì? Việc sử dụng các biện pháp tu từ đó đem lại hiệu quả như thế nào trong cách diễn đạt?
7. Ghi lại và gọi tên 1 thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.
8. Việc dùng từ trong đoạn trích trên cho thấy nét đặc sắc nào về ngôn ngữ của nhà văn?
9. Viết đoạn văn tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên. (khoảng 12 câu; chú thích rõ một câu phủ định và một trợ từ).
10. Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 15 câu.
Em tham khảo:
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.
em cảm ơn