Em hãy viết một đoạn văn về quy nạp hoặc diễn dịch về luận điểm sau ''bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ tràn đầy lãng mạn''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau :
- Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
- Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.
- Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.
Mở bài
+ Giới thiệu bạn mình là ai?
+ Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
+ Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
+ Sự việc chính và các chi tiết.
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
Kết bài
+ Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
+ Suy nghĩ của em về người bạn đó.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.
Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người.
Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình.
Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.
TL
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mỗi học sinh đều phải trung thực. vậy đức tính trung thực là gì? Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 1:
"Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành”là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.
Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?
Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.
2,
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta"Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
- Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
t
Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.…Đến những tác hại của facebook
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cung cấp thông tin mang tính chất cộng đồng, facebook còn là nơi phát tán nhiều thông tin “ nhảm” nhất. Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bức xúc, gây xôn xao dư luận. Hay việc không ít các cô cậu học trò gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook thay vì chia sẻ tình cảm về việc yêu trường mến lớp. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy, cô” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để bày tỏ những ấm ức. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” công kích trên mạng. Và cả những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý như: Giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt. Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của Tổng thống Obama trên facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt. “Nghiện” facebook: một căn bệnh khó chữa.
Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "ảnh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy.
Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính.
Em Lệ, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lệ còn tiết lộ trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại – Lệ đúc kết. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để “chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”… Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”. Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày. Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?