K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2020

    MỘT QUẦN THỂ DI TÍCH ĐA DẠNG VÀ NỔI TIẾNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI,NƠI DỰNG LÊN TIẾN SĨ TRƯỚC ĐÂY:''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM'',THÌ NAY VẪN LÀ NƠI HỘI TỤ,TÔN VINH CÁC HỌC SĨ THIỀN TÀI VÀ CÒN LÀ ĐIỂM CẦU MAY MỘT SỐ THI NHÂN TRƯỚC KÌ THI CỬ.

     MỘT TÊN GỌI KÉP''VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM''VỚI Ý NGHĨA TÔN THỜ NHÀ VĂN(LITERATURE'S TEMPLE)VÀ NƠI ĐÀO TẠO QUỐC TỬ-CÁC BẬC ĐẠI QUYỀN QUÝ CỦA CHIỀU ĐÌNH.GIÁ TRỊ NGUYÊN THỦY CỦA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM SO VỚI MỤC ĐÍNH SỬ DỤNG CỦA CHÚNG BỊ THAY ĐỔI...

HOK TỐT

13 tháng 3 2018

Văn Miếu Quốc tử Giám được xây dựng ở đâu ?

TL: Ở Hà Nội.

Hiện nay còn bao nhiêu tấm bia khắc tên các vị tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử Giám?

Các bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long được dựng trong thời gian gần 300 năm gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).[3]

Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các năm trước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này. Trong số 7 bia tiến sĩ đầu tiên, thì 2 bia đầu được lập cho hai khoa thi Đình, được lấy làm đại diện, của các triều vua trước, là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448, được Lê Thánh Tông cử hai vị Đông Các đại học sĩ (sau này cũng là 2 phó soái Tao đàn Nhị thập bát Tú) là: Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn các bài văn bia, và được dựng riêng trong hai bi đình Tả vu, Hữu vu.

Số lượng bia tiến sĩ được dựng vào thời đại nhà Lê sơ gồm 12 bia tiến sĩ đầu tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 (bia tiến sĩ khoa thi năm 1514 được dựng năm 1521). Những người soạn nội dung văn bia đều là các danh nho bậc nhất đương thời của Đại Việt, như các tiến sĩ: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ, Lê Ngạn Tuấn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trùng Xác, Lưu Hưng Hiếu, Lê Trung, Vũ Duệ,... Nhà Mạc do điều kiện đang tiến hành nội chiến với nhà Lê trung hưng, nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mặc dù tổ chức được khá nhiều kỳ thi tiến sĩ Nho học, đó là bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1529 (niên hiệu Minh Đức thứ 3), khoa thi đầu tiên của triều Mạc Thái Tổ, và bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 thuộc triều đại Lê sơ, được dựng năm 1536). Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, với 22 khoa thi Đình được tổ chức, nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi tiến sĩ nhà Mạc được dựng bia tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Sang triều đại Lê trung hưng, các kỳ thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời triều vua Lê Trung Tông khi đang còn đóng đô ở Thanh Hóa và chưa chiếm lại được Thăng Long, với khoa thi Điện (thi Đình) đầu tiên là khoa thi Chế khoa năm 1554. Sau khi chiếm lại được Thăng Long năm 1592, các kỳ thi Đình được tổ chức đều đặn hơn. Nhưng cũng phải đến năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), thì nhà Lê trung hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu Thăng Long, với 25 bia tiến sĩ từ khoa thi năm 1554 đến khoa thi năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 (niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13), mới lại có đợt dựng bia lớn thứ 2 trong triều đại nhà Lê trung hưng, với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến khoa thi năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn, sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi (trung bình cứ 1 đến 4 năm sau mỗi khoa lại tiến hành dựng bia tiến sĩ cho khoa thi ngay trước đó, một số khoa dựng bia ngay trong năm thi Đình) cho tới bia tiến sĩ cuối cùng cho khoa thi năm 1779, nhà Lê trung hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82).

Năm 1805, vua Gia Long cho xây thêm Khuê Văn Các. Khuê Văn Các gồm có 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên đi vào bằng hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các là nơi tổ chức bình các bài thơ hay của các sĩ tử.

Sang triều đại nhà Tây Sơn (không tổ chức thi tiến sĩ Nho học) và đặc biệt là nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân-Huế, Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Thánh Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.

Không có thống kê chính thức số tiến sĩ được ghi trên các bia tiến sĩ này, các nguồn khác nhau cho biết trong khoảng thời gian đó đã có từ 1.303 đến 1.323 tiến sĩ [4], trong số này có 18 trạng nguyên, 21 bảng nhãn và 33 thám hoa. Tuy nhiên, số lượng 82 bia còn lại có thể không đầy đủ và không ghi hết các tên họ các vị tiến sĩ thời ấy.

13 tháng 3 2018

văn miếu quốc tử giám được xây ở hà nội, quận đống đa

hiện chỉ còn 82 bia tiến sĩ

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.

4 tháng 1 2024

true

14 tháng 10 2023

- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:

1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.

2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.

3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.

- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể...
Đọc tiếp

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? 

Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

 

 

6
23 tháng 3 2018

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

11 tháng 9 2019

Đáp án C

10 tháng 5 2022

Tham khảo

Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.

10 tháng 5 2022

Tham khảo

Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.

1 tháng 12 2021

Chữ viết

1 tháng 12 2021

là tư liệu chữ viết

18 tháng 11 2021

tư liệu hiện vật và chữ viết.

18 tháng 11 2021

tư liệu hiện vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Tôi cảm thấy thiêng liêng, tự hào