CÔ TÔBài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như...
Đọc tiếp
CÔ TÔ
Bài 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài cánh nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh »...
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn? giúp em cảm hiểu gì về bức tranh thiên nhiên và tình cảm của tác giả đối với một vùng biển đảo của tổ quốc?
4. Hãy nêu nội dun g chính của đoạn văn.
5. Là học sinh, em tự nhận thấy bản thân mình có thể làm được gì để góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo tươi đẹp đó của đất nước?
BÀI 2
Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa…”
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Cho câu “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ tác dụng của phép tu từ đó?.