K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá 

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện

2.Khó khăn:

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

 

19 tháng 12 2016

1,Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + tạo nên thuận lợi

Vùng được chia làm 2 tiểu vùng là Tây bắc và Đông bắc

a,Địa hình , đất đai

Đông Bắc địa hình núi trung bình và núi thấ

Tây bắc địa hình núi cao, hiểm trở

Đất feralit nâu đỏ

>>thuận lợi cho trồng cây CN , trồng rừng

b, Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa , có mùa đông lạnh

Tây bắc mùa đông ít lạnh hơn

>> thuận lợi cho các loại cây ôn đới , cận nhiệt đa dạng

c, Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi khá fat triển

>> xd nhà máy thủy điện

d, khoáng sản

Đa dạng

Giàu khoáng sản như than , sắt,thiếc, chì

>> nhiệt điện khai khoáng

d, Sinh vật

Tài nguyên rừng fat triển

>> Cây dược liệu giá trị

2, Khó khăn

Địa hình bị chia cắt >> đi ại khó khăn

Khí hậu thất thường

Chất lượng môi trường giảm sút

ok ,xong rồi đó bạn !!!!

13 tháng 11 2019

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

26 tháng 10 2023

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Bộ (ĐNB) đã có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

   - Khí hậu ấm áp và mùa mưa rõ rệt: ĐNB có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng quan trọng như lúa, cây cao su, và cây điều.
  - Vị trí địa lý gần biển: ĐNB nằm bên bờ biển Đông và biển Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và vận tải biển. Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và Hồ Chí Minh City đã phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng.
 - Dân cư đông đúc và lao động giá thấp: ĐNB có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, và du lịch.
   
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

   - Thuận lợi từ địa lý và biển: ĐNB có lợi thế địa lý gần biển, điều này hỗ trợ trong việc phát triển các ngành như du lịch biển và vận tải biển. Tài nguyên thủy sản từ biển cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế vùng.

   - Khó khăn trong nông nghiệp và nước: Mặc dù ĐNB có khí hậu ấm áp, nhưng cũng có mùa khô kéo dài và khó khăn về nước, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Sự cạnh tranh với các khu vực khác trong sản xuất nông sản cũng là một thách thức.

   - Tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm: Sự công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng đã gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu vực công nghiệp lớn như TP.HCM và Vũng Tàu. Điều này đe dọa tài nguyên thiên nhiên và sức kháng của môi trường.

   - Cơ sở hạ tầng và giao thông: Mặc dù có sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông, nhưng ĐNB vẫn cần đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống này để đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng tăng của vùng.

14 tháng 12 2021

tham khảo

 

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.

+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.

+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

 

+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.

 * Khó khăn:

-  Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.

18 tháng 12 2016

-Thuận Lợi:

+ Có hệ thống sông Hồng bồi đắp, tạo nên và mở rộng hằng năm đồng bằng phù sa màu mỡ, đồng thời là nguồn nước tưới quan trọng.

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng có 1 mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển đa dạng cây trông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

+ Tài nguyên: Đất có nhiều loại đất nhưng đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất, giá trị cao nhất, thích hợp thâm canh lúa nước.

Có nhiều khoáng sản có giá trị đáng kể: mỏ đá( Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh( Hải Dương), than nâu( Hưng Yên),...

+ Tài nguyên biển có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch.

- Khó khăn:

+ Có các loại đất: lầy thụt, đất mặn, đất phèn cần được cải tạo.

+ Diện tích đất canh tác ngoài đê bị bạc màu.

21 tháng 12 2018

THUẬN LỢI :
_Vị trí địa lí : dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế_xă hội trực tiếp với các vùng trong nước
_Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt, khí hậu thủy văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa
+ Khoáng sản quý như mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản
+ Phong cảnh: du lịch phong phu, đa dạng
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vịnh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả
KHÓ KHĂN :
_ Thời tiết thường không ổn định, hay có bão lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, công trình thủy lợi, đê điều
_ Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê điều về mùa mưa thường bị ngập úng

21 tháng 12 2019

-Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên

-Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, dầu khí ở thềm lục địa,...

-Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng