K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

A. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập).

- Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

B. Thân bài:

- Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat,…).

- Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:

+ Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.

+ Không có kiến thức để làm việc sau này.

+ Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.

+ Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này

C. Kết bài:

- Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung vào việc học

Bài làm 
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: "Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ... Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân". Lenin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

9 tháng 5 2020

Tham khảo nha bạn :

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ "học hành" mang nghĩa gì không? "Học hành" có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn "học hỏi" là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước.

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sự chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tìm đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: "Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa" nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. "Thua keo này, bày keo khác" – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: "Một rương vàng không bằng một nang chữ" để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh... Quả đúng là thế: "tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ" – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

1 tháng 9 2019

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này..... Nhưng có lẽ là không.... Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: "Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?" Cô trả lời: "Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em". Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không... rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời.......! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc "hoa học trò" cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình....! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và... cô đã khóc....những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui......nhưng....bây giờ... sẽ không còn cơ hội nữa!

Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng....lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc- người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện......chính là cô..... cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!

Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như "Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?....." Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn - những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng...khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!

Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thỳ mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T- một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!

Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm - không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giot nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và.... cô đã đi.... bóng của cô từ từ mờ dần và.... khuất xa tầm mắt!

Khi kể xong mẹ em khuyên: "Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!" Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi...

1 tháng 9 2019

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ.

Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.

12 tháng 10 2016

Tham khảo nhé bạn

Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu:     “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng      Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?”

 

      
Nhắc đến hoa phượng là chúng ta nghĩ ngay đến mùa hè, đến sự chia tay của tuổi học trò với những kỉ niệm đáng yêu trong những tháng ngày đi học. Với em, kỉ niệm của những ngày tháng hồn nhiên đó gắn liền với cây phượng dưới sân trường vì có lẽ hình ảnh cây phượng đã quá gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em.       Phượng là loài cây to, cùng họ với cây vang, lá kép, lông chim. Cây phượng cao khoảng 10 đến 12 mét, trồng vài năm mới ra hoa. Gốc  phượng xù  xì, thân cây màu nâu sẫm, hoa mọc từng chùm đỏ rực, hoa càng đỏ thì lá càng xanh nở rộ vào đầu mùa hè. Phượng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ trồng, không kén đất, chịu được khô hạn, có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.Phượng có hai loại : phượng hồng và phượng tím nhưng người ta trồng nhiều là loại phượng hồng. Hoa phượng không thơm, có bốn cánh xòe ra dài 8 cm màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ năm mọc thẳng có đốm trắng. Hoa phượng nở không phải một cành mà là nhiều cành, nhiều chùm, nở một loạt, một vùng phủ một góc trời
đỏ rực.        Người ta trồng phượng để lấy bóng mát, thường là nơi sân trường, công viên, vỉa hè. Đi trên những con đường trồng
nhiều cây phượng vào nùa hè, chúng ta cảm thấy vui mắt khi nhìn những cành phượng đỏ rực cả một góc đường.         Hải Phòng là thành phố trồng rất nhiều hoa phượng nên có biệt danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ sáng tác bài hát nói về hoa phượng như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn, Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng … nhưng có lẽ nhiều người thuộc nhất là bài Nỗi buồn hoa phượng với những ca từ ngọt
ngào, đi sâu vào lòng người, nhất là lứa tuổi học sinh còn cắp sách đến trường, mỗi khi hè về lòng bỗng thấy buồn xao xuyến:       “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn          Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương         
….           Màu hoa phượng thắm như máu con tim           Mỗi lần hè sang kỉ niệm            Người xưa biết đâu mà tìm”        Có thể nói cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò. Vào giờ ra chơi, nam nữ học sinh thường ra vui chơi dưới gốc phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu, bắn bi, các bạn nữ thì chơi nhảy dây hoặc ngồi dưới những băng ghế đá nói chuyện vui vẻ. Hoa phượng nở và cùng với tiếng ve kêu là báo hiệu mùa hè đã đến, học sinh chuẩn bị viết lưu bút nhằm lưu giữ lại những kỉ niệm thân thương của những ngày tháng học trò vì sẽ chuẩn bị ôn tập và thi học kì hai rồi nghỉ hè, phải xa trường, xa lớp, chia tay thầy cô và bè bạn. Vì thế có câu thơ viết rằng :           “Hoa phượng nở là mùa thi cử          Chúc bạn hiền hai chữ thành công”.        Những cô cậu học trò thường có thói quen là hái hoa phượng rồi ép vào vở. Mỗi khi giở ra thấy những cánh phượng bị ép thành hình con bướm trông rất đẹp và rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Diệu  đã gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong sân trường có trồng nhiều cây phượng. Đến đầu tháng năm, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường gợi trong lòng học sinh những ngày tháng hồn nhiên của một thời áo trắng.       Em rất yêu quí cây phượng vì nó như một người bạn thân thiết với em. Hè đến, hoa phượng nở rợp đỏ cả sân trường. Chưa bao giờ hoa phượng lại đẹp như lúc này. Dù sau này có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ mãi kỉ niệm những tháng năm còn đi học với những tháng ngày vui đùa bên gốc phượng, bên mái trường dấu yêu chất chứa những tình cảm hồn nhiên của tuổi học trò.
12 tháng 10 2016

Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.
Hè đến nhớ về một loài hoa


Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

Đất trời sinh ra muôn loài hoa và mỗi loài hoa đều có một cái tên rất đẹp, với những mùi hương quyến rũ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa phượng là loài hoa nở đỏ vào mùa hè, khi các chú ve cất lên bản tình ca mùa hạ.

Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè, biểu trưng cho vẻ đẹp sắc sảo của thời thiếu nữ, sự rực rỡ của tuổi thanh xuân và tô điểm thêm nét đẹp cho tà áo trắng học trò.

Nói đến hoa phượng là nhớ về những ngày vô tư cắp sách đến trường, là mùa chia tay bè bạn, là những đêm hè cùng nhau quây quần trên bãi cỏ ngồi ngắm trăng sao. Trong chúng ta đã có ai không một lần bứt cánh phượng. Nào ép cánh hoa vào vở, nào hái tặng người yêu chùm phượng đỏ...

Hè đến nhớ về một loài hoa

Cúi xuống nhặt cánh phượng rơi, không ai không bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của một thời áo trắng, vô tư cười, vô tư yêu, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà không hề e ngại hay đỏ mặt.

Cứ đến mùa hè, dù đi đâu trên khắp cả ba miền đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn... ở đâu ta cũng bắt gặp màu đỏ tươi thắm của chùm phượng vĩ.

Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề. Ở thời điểm không có điện thoại, không có internet, ta mới thấm thía được cái cách xa biền biệt của chia ly.

Có những người bạn cùng lớp khi nghỉ hè trở về quê. Chúng ta chỉ gặp lại được họ trong niên học mới khi những bông hoa phượng bắt đầu rơi rụng khắp sân.

Hè đến nhớ về một loài hoa

Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm. Hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng năm cho đến giữa tháng chín, đôi khi vào tháng 10, người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa giấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm.

Mỗi hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vết loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm dày hơn. Hoa phượng mang một dáng vẻ kiêu sa với màu trắng mượt, điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng, cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.

Khi còn trong nụ, nhất là khi nụ còn non, phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như chúng ta ít ra cũng một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.

Hè đến nhớ về một loài hoa

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp. Họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng… Nhớ lại một thời áo trắng, ngồi bên gốc phượng tung tăng vui đùa, đôi khi vô tình giẫm lên những cánh hoa phượng ngời sắc đỏ, đã đồng hành với tuổi học trò và vời vợi lúc chia xa.

Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc.

Hè đến nhớ về một loài hoa

Khởi đầu cho đám học trò còn nhiều năm, kết thúc cho lứa học sinh ra trường. Bởi thế mà phượng mang tính cách của học trò, cũng hồn nhiên, sôi nổi, nồng nhiệt mà cũng không kém phần ưu tư…

Mùa phượng đến cũng nhanh, mà đi cũng nhanh như ta vừa chợp mắt mà trời đã sáng. Tuổi trẻ cũng vậy, chỉ khác hơn là mùa phượng còn trở lại những mùa sau, còn tuổi xanh chỉ đến duy nhất một lần. Chúng ta phải làm gì để mùa phượng đi qua không nuối tiếc, tuổi xanh còn lại không trở nên vô nghĩa.

Phượng nở nghĩa là hạ sang. Cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng làm cho hoa phượng trở thành biểu tượng của những nỗi niềm lưu luyến. Hoa phượng mang sắc màu của những buổi hoàng hôn - màu đỏ thắm, làm cho cả một góc sân chợt bừng sáng những tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu rằng người ta sắp phải xa nhau.

Bùi ngùi, nuối tiếc, ngồi ngắm từng cánh phượng lả tả rơi, cảm thấy trong lòng một nổi niềm bâng khuâng khó tả. Nhìn màu đỏ thắm rực hồng của hoa phượng, ta mới thấy hết cái ấm nồng của mùa hạ, cái phập phồng của những kỳ thi.

Hè đến nhớ về một loài hoa

Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

Em chở mùa hè của tôi đi đâu.

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám.

Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu”.

Liệu rồi, hình ảnh "những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng" có dần trở thành cổ tích?

Bạn tham khảo nhé!

Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mời nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.

Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca nô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:

- Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.

Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé Lượm hỏi chuyện:

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!

- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?

- Dạ, vui lắm chú ạ! Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.

- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.

Nhà thơ chưa kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

Bẵng đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồn Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồn Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:

- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy ... Cháu đã hi sinh rồi!

Tố Hữu sững người.

- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riêng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca nô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.

Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.

Sau ngày hôm ấy, bài thơ "Lượm" ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Đêm nay Bác không ngủ

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Lượm mẫu 2

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

"Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà"

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...

"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng"

... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi...

Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...

29 tháng 6 2019

ko chép mạng bạn Trần Tuấn Nam ơi

29 tháng 11 2018

Đề bài là:Hay nộp tờ giấy trắng cho cô,mk không biết nên hay lm thek!

29 tháng 11 2018

Mình làm rồi nà, đề bài là : " cảm nhận về bài thơ qua đèo Ngang", khó -_-

16 tháng 10 2017

Bài làm:

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.

Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.

Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

– HẾT –

tham-khao-nhung-bai-van-hay-ta-cay-phuong-vi-hinh-anh-2

16 tháng 10 2017

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.

Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ.Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò ?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng ? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm. 

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người.

Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn. 

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng ?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở.

Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng ? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình.

Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".



 

11 tháng 5 2020

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

*Ryeo*

22 tháng 5 2020

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

22 tháng 2 2017

DÀN BÀI THAM KHẢO

I/Mở bài
- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
II/ Thân bài:
- Luận cứ:
1)Lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi","học hành"...)
- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...
2) Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)
- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...
- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
"Một rương vàng không bằng một nang chữ"
"Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

III/Kết bài:
- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn

Bài tham khảo 1

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.


Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

10 tháng 7 2016

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Bài tham khảo 2
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.
Bài tham khảo 3
Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người… Học tập tốt không chỉ giúp ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.
“Học tập là hạt giống của kiến thức
Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…Đặc biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
(Hồ Chí Minh)
Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Tố Hữu)
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn, coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai, những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.

 RỒi đó nha
20 tháng 2 2016

Dàn bài văn lập luận chứng minh

- Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh

- Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn

- Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài

20 tháng 2 2016

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiên 4 bước

- Tìm hiểu đề và tìm ý

- Lập dàn bài

- Viết bài 

- Đọc lại và sửa chữa