K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

Hồ chí minh đã từng nói: 'Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội, là tương lai của đất nước'. Từ rất sớm, Hồ Chủ tịch đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo đối với sự trường tồn của đất nước.Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng bàn luận về tuổi trẻ và tương lai của đất nước. Trước tiên chúng ta cần hiểu "tuổi trẻ", và" tương lai đất nước" là gì? Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ. Từ xa xưa đến nay, Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước.Hằng năm, lớp lớp thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ đi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc. Như Bác Hồ đã nói: “Đâu cần thì thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ ngày nay xông xáo vào các phong trào tình nguyện, đem sức trẻ dẻo dai giúp đỡ nhân dân các vùng khó khăn, thiên tai, bão lũ… Màu áo xanh thắm của đoàn thanh niên tình nguyện từ bao năm qua đã trở nên quen thuộc với người dân nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ ở trong thời chiến, mà ngay cả trong thời bình, tuổi trẻ cũng đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng cho xã hội và cuộc sống con người. Cụ thể trong thời gian qua, khi dịch virus crrona đang được xem là đại dịch của thế giới, thế hệ hệ Việt nam đang ra sức căng mình thể hiện sức trẻ để bảo vệ Tổ quốc. Nhuwnngx y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình chống dịch, hkoong chỉ vậy mà còn cả hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học ngành y nộp đơn đăng kí tình nguyện chống dịch cùng đất nước. Hàng trăm các anh chị tiếp viên hàng không tình nguyện đi cùng các bác sĩ vào những vùng tâm dịch để đón đồng bào ta trở về ở khắp các đất nước trên thế giới. Hay rất gần đây thôi, những anh chị thanh niên tình nguyện trong màu áo xanh, những anh chị kêu gọi hiến máu vẫn luôn cùng đồng bào hiến những giọt máu yêu thương cứu giúp hàng nghìn người gặp nạn. Không những vậy, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang là lớp người tiên phong trong chiến lược quảng bá hình ảnh con người và nền văn hóa Việt Nam ra khắp năm châu. Với trình độ công nghệ cao, sự nhạy bén tiếp biến và vận dụng tri thức, giỏi ngoại ngữ, tuổi trẻ Việt Nam từng bước giới thiệu với bạn bè khắp thế giới một nền văn hóa Việt Nam bình dị, nhân văn, mang đậm bản sắc Á Đông trên khắp các diễn đàn.Cụ thể, đã có hàng trăm giải thưởng quốc tế từ rất nhiều lĩnh vực như thể thao, toán học, khoa học nghiên cứu đã được học sinh, sinh viên Việt Nam vinh dự mang về cho nước nhà. Tuy nhiên, hiện nay, bên cnahj những tấm gương tuổi trẻ cống hiên hết mình cho đất nước thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hình ảnh đáng buồn, trước những tác động nhiều mặt của tình hình kinh tế - xã hội, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; nhiều thanh niên còn thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, tự chủ, ý chí, nghị lực, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuổi trẻ là thế hệ nòng cốt, là tương lai của Đất Nước như lời Bác Hồ đã khẳng định. Chúng ta - thế hệ tương lai ấy phải sống làm sao cho xứng đáng với độ tuổi và sự kì vọng ấy. Hãy luôn đặt câu hỏi và suy nghĩ rằng; "chúng ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay?"

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)

1
12 tháng 1 2017

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

Tham khảo:

 

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc. Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh ... mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng ... vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kỳ đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc.

 

Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại. Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Tiếp theo triều đại nhà Lý rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lý Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách. Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ. Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc, một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai họa đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.

 

Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng. Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề cao cảnh giác, “huấn luyện quân sĩ,tập dượt cung tên”. Đó là xác định duy nhất một con đường là tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đất nước, mang lại tự do cho nhân dân.

Kế thừa và phát triển tư tưởng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong “Hịch tướng sĩ”, vào năm 1428 sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi được công bố-một bản hùng ca đồng thời qua thi pháp, ngôn từ không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước hoàn thiện ở một tầm cao mới. Với giọng văn đầy hào khí, Nguyễn Trãi đã nêu cao sức mạnh quật cường của dân tộc "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã", qua dẫn liệu này chúng ta thấy nước Đại Việt đã hội đủ các điều kiện để trở thành một dân tộc quốc gia văn hiến:

 

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Những điều trên cho ta thấy rõ niềm tin của dân tộc vào cuộc kháng chiến chính nghĩa, niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc. Theo quan điểm của tác giả thì chống xâm lược là chính nghĩa, cứu dân cứu nước là đại nghĩa. Đây có thể xem là một nguyên lý đạo đức, đã góp phần hình thành nên hệ tư tưởng yêu nước truyền thống của nhân dân ta. Trong Nước Đại Việt ta, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân, quan tâm trước hết đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là một tư tưởng lớn nhất đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Ý tưởng đó là sự nối tiếp lời tâm huyết trong di chúc của Trần Hưng Đạo cho Vua Trần: "Khoan thư sức dân. Lấy kế bền gốc sâu rễ là thượng sách giữ nước". Đây chính là tư tưởng chính trị quan trọng trong chính sách quản lý đất nước. Qua ngôn ngữ thể hiện trong ba văn bản trên, tư tưởng yêu nước đã được phản ánh rất rõ nét:

Yêu nước, trước hết cần khẳng định nước ta là một dân tộc, quốc gia văn hiến, có đầy đủ các quyền, ngang hàng với quốc gia dân tộc khác, đặc biệt là "Bắc quốc".

Cơ sở tư tưởng yêu nước thể hiện qua việc tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược để nung nấu ý chí căm thù giặc, đồng thời tô đậm những chiến công mà tổ tiên đã giành được trong lịch sử để không ngừng nâng cao ý thức tự hào dân tộc.

Yêu nước đi đôi với xả thân cứu nước kiên quyết giành và giữ vững chủ quyền dân tộc. Đây là nguyên tắc đạo đức trong lối sống của người Đại Việt.

Yêu nước là tôn trọng sự sống (hiếu sinh) của mình cũng như của người khác, luôn thể hiện tính bao dung của người Việt. Từ đó mục tiêu của cuộc chiến đấu là giành được độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân. Yêu nước còn là yêu dân (thân dân), tức là quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo điều kiện giúp họ sống khá hơn. Đây cũng là kế sách trong trị vì, quản lý đất nước.

 

Nhờ hình thành nền văn học phong phú, mang đậm tính chất dân gian và đặc biệt là nhờ sự hình thành nền văn học yêu nước, mà nổi lên là những áng thiên cổ hùng văn (như đã nêu ở trên) nên những giá trị văn hóa nói chung và giá trị tinh thần thời kỳ Đại Việt nói riêng đã được thể hiện và lưu truyền. Đây chính là sức mạnh của lịch sử dân tộc Việt Nam, là sự tự hào, là sự tiếp ứng sức mạnh cho các thế hệ. Ngày nay, chính các giá trị tinh thần ấy phải được biến thành xung lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng đất nước.

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc.

B. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.

C. Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

1
10 tháng 10 2018

Chọn đáp án: C

31 tháng 3 2020

Câu hỏi là gì vậy bạn ?

11 tháng 8 2018

Đáp án là D.

Quang Trung (Nguyễn Huệ)

- Công lao của ông đối với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.

+ Lập ra triều Tây Sơn.

+ Khuyến khích nhân dân tổ chức sản xuất, khôi phục giáo dục và thi cử, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính.

+ Tổ chức quân đội theo quy cũ và trang bị vũ khí đầy đủ.

+ Quan hệ hoà hảo với nhà Thanh.

9 tháng 5 2021

Ông là Quang Trung 

CÔng lao thì tk đây nhé:

1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)