tả về ng khuyết tật. ko sao chép nha.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.
Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “
chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói
''Lá lành đùm lá rách''
Một câu tục ngữ nói về đức tính yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau và là một đức tính ko thể thiếu ở mỗi con người VN , em cũng có làm vài việc tốt giúp đỡ người khác nhưng việc làm em nhớ nhất là việc giúp đỡ cậu bé ăn xin trên đường.
Vào ngày chủ nhật là ngày mà mẹ em rảnh nên mẹ chở em đi chơi.Đường phố lúc này rất đông người,ai ai cũng đều mặc những trang phục sang chảnh,đẹp đẽ nhưng bổng em thấy có một cậu bé gần đè đỏ đang nằm bên lề đường với một chiếc mũ đang cầm trên tay để ăn xin.Đầu tóc cậu ấy rối lên,quần áo rách rưới, cơ thể gầy gò yếu ớt chưa được ăn gì và cùng với đôi bàn chân chai sạn,nứt nẻ.Cùng lúc đỏ thì đang đèn đỏ nên em xin mẹ một chút tiền lẻ mua một ổ bánh mì bỏ vô mủ cho cậu bé,khi đó cậu mới tỉnh dậy và thấy trong mũ mình có đồ ăn thì rất vui mừng cảm ơn em.
Em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt như vậy,tuy đó chỉ là một món quà nhỏ nhưng khi em thấy cậu bé ăn xin rất vui thì điều đó đã làm em hài lòng rồi.Em khuyên mọi người nên làm việc tốt vì khi làm việc tốt thì ta sẽ được mọi người yêu quý mình.
Nhớ vote anh nhé
Trẻ em khuyết tật có quyền được học tập, tùy vào tình cảnh khuyết tật trẻ em có thể học ở các trường khác nhau.
Bằng việc ký Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), Việt Nam đã đánh tín hiệu rằng nước mình cam kết một xã hội thích ứng với nhu cầu của trẻ khuyết tật và Việt Nam đã đạt tiến bộ đầy ý nghĩa trong lĩnh vực này. Tại Việt Nam, như nhiều nơi trên thế giới, trẻ khuyết tật đương đầu với nhiều khó khăn tiếp cận môi trường vật chất, cũng như tiếp cận những dịch vụ dựa vào cộng đồng, dịch vụ y tế, giáo dục và hệ thống bảo vệ trẻ em. Thực thi CRPD sẽ đòi hỏi nhiều biện pháp tích cực để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử. Trong khi một số biểu hiện phân biệt đối xử là kết quả của luật pháp có tính phân biệt, đại đa số phân biệt đối xử lại là kết quả của những chính sách và cách làm có lịch sử từ lâu là tách biệt trẻ khuyết tật ra khỏi xã hội thông thường.
Đó là ý kiến của mình.Mong bạn tham khảo.
Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.
Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!
Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.
Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!
DÀN Ý
1. Mở bài
Giới thiệu về người bán bánh mì khuyết tật đầu phố.
2. Thân bài
* Giới thiệu chung
Người bán bánh mì là cô gái ngồi trên xe lăn.
* Miêu tả ngoài hình
- Dáng người gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt và teo nhỏ.
- Khuôn mặt tươi, ánh mắt sáng; vẻ mặt rắn rỏi, can đảm.
- Cô ngồi sau chiếc xe lăn (chế tạo riêng để bán hàng), bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động.
- Thời gian: từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt.
- Hình ảnh trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh.
* Giới thiệu cụ thể về hoàn cảnh
- Bị di chứng sau một trận sốt kéo dài: liệt nửa người, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh riêng có nhiều khó khăn.
- Tự lao động kiếm sống nuôi thân và giúp đỡ gia đình, mọi sinh hoạt trở nên quá khó khăn, vất vả gấp ngàn lần so với người bình thường.
* Miêu tả cụ thể công việc và hoạt động
- Sáng (bốn giờ) dậy lấy bánh, lăn xe vào thành phố để bán.
- Lao động trong mọi thời tiết, động tác bán hàng khéo léo, nhanh nhẹn.
- Tích cực rèn luyện, nỗ lực tham gia trong các cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật.
* Cảm nghĩ cá nhân về cô gái
- Cảm phục cô gái tàn mà không phế.
3. Kết bài
Liên hệ nghị lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong cuộc sống.
BÀI LÀM
Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, chỉ hai ngàn là cậu con trai như tôi ấm bụng cả buổi học, phần vì tôi rất quý cô bán hàng. Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn. Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô tô cạnh ngã ba đầu phố tôi. Hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Cô gái cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, cô mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, cô cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay cô làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm cô còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa cô đều có mặt đúng giờ. Nhiều lần mua bánh của cô tôi được biết cô phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, cô lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Cô phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, cô một mình về thành phố kiếm sống. Vậy mà cô không chỉ nuôi sống mình mà còn dành dụm đựơc tiền gửỉ về giúp cha mẹ.
Một buổi chiều đi dạo bên hồ Tam Bạc, bắt gặp cuộc thi xe lăn của đoàn vận động viên khuyết tật, tôi chợt nhận ra cô bán bánh mì của mình trên một chiếc xe, đang lao nhanh giữa đoàn. Cô ngồi dướn về phía trước, thân hình cúi rạp xuống chiếc xe, mắt chăm chú nhìn đường, hai tay bắt nhanh thoăn thoắt vào bánh xe. Tôi chạy theo cổ vũ nhưng chắc cô không nhận ra tôi. Hôm sau vẫn thấy cô đi bán bánh. Tôi hỏi cô nói cô vẫn tham gia tập luyện với những người cùng cảnh ngộ vào các buổi chiều cho vui. Tổ chức hội của các cô nghèo lắm nên các cô tham gia thi đấu hoàn toàn tự nguyện. Cô cho rằng đó là một việc làm cho cuộc sống của cô có ý nghĩa lên rất nhiều.
Hình ảnh của cô đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.
~ Chúc bạn học tốt ~!
Bài làm
Trong đời ai cũng luôn có một người bạn thân.Em cũng không phải là ngoại lệ.Bạn thân với nhau thì cũng phải có một kỉ niệm đẹp.Nhưng kỉ niệm đẹp nhất của em và bạn ấy bắt đầu từ năm học lớp 3.
Em có người bạn thân tên là Ninh Giang,bạn ấy rất tốt với em.Lúc đó nhà trương có một khu căn tin.Chỗ đó có một bộ thêu may mà em rất thích.Em đòi bạn ấy mua cho em nhưng Ninh Giang đã từ chối vì không thích.Em tức giận và bỏ đi nhưng vẫn lén lút xem bạn ấy làm gì?Ninh Giang đã tìm gặp em và đưa cho em bộ khâu thêu mà em đòi bạn ấy mua.Em đã không nhận ra lỗi của mình mà còn nhận quà của bạn ấy một cách vui vẻ.Em hỏi bạn ấy rằng:'Có phải bạn đã mua cho mình bộ khâu thêu này không?.'Bạn ấy đã trả lời là em bạn ấy không thich nên đã cho Ninh Giang.Nhưng khi đi mua đồ với bạn ấy thì lại thấy thiếu mất 5 ngàn và giá của bộ khâu thêu ấy là 5 ngàn đồng.Em cảm thấy hối hận và định xin lỗi bạn Ninh Giang nhưng mà lại cảm thấy ngại nên thôi.Mãi cho đến khi lên lớp 4 bạn ấy đã chuyển trường đi em mới thấy mình xấu xa.
Đến giờ em vẫn còn liên lạc với bạn Ninh Giang và đã xin lỗi.Nhưng bạn ấy nói là chúng ta là bạn mà!Em rất cảm động khi nghe bạn ấy nói thế.Dù chúng em không được gặp nhau hằng ngày ngư trước nữa nhưng chúng em vẫn có thể gặp nhau vào kì nghỉ hè sắp tới.
NHỚ K MÌNH NHA