K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

Tham khảo:

Câu 2:

Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:

  • Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ đượ đưa ra mộ cách dồn dập :"“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào "
  • Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:
    • Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";
    • Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."
    • Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc...

=> Bài hịch tướng sĩ được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Gợi ý :

Gợi ý

- Con người là một động vật cao cả vì con người có tình yêu thương và những đức hạnh. Có thể nói một trong những đức hạnh cao cả nhất của con người là tình yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ. Chính vì vậy mà A-mi-xi đã từng nhắc nhở chúng ta : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Tại sao A-mi-xi lại khẳng định như vậy ?.
- Giải thích thế nào là yêu thương, kính trọng cha mẹ: biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ, không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình…
- Giải thích tại sao yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – câu ca dao trên cũng đã khẳng định công lao to lớn, tình nghĩa mênh mong của cha mẹ, cha mẹ chính là nguồn cội của tinh thần, tình cảm của tất cả mọi người.
- Mối quan hệ giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng và gần gũi. Nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người: một người không biết yêu thương cha mẹ thì không thể là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ cần phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.
- Chính vì vậy, từ xưa đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là nền tảng của đạo đức. Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu và là người Việt Nam, không ai không nhớ đến những ca dao quen thuộc: “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trong lịch sử cũng như văn học, rất nhiều tấm gương hiếu thảo đã được đề cập và nhắc nhở, ví dụ như trong “Nhị thập tứ hiếu”… và những tấm gương ấy luôn tạo được những xúc động trong tâm hồn của người đọc ở mọi thời đại.
- Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc chắn xã hội loài người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
- Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn A-mi-xi càng có giá trị đối với mọi người bấy nhiêu. Đây có thể là một liều thuốc giúp mọi người chống lại bệnh vô cảm và ích kỷ?.

15 tháng 2 2021

                                         BÀI LÀM

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng suất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e gại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS,... và đến cuối năm 2019, ta lại một lần nữa chứng kiến đại dịch của thé giới: COVID-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan 1 cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1.000.000 người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vật trách nhiệm của mỗi công dân khi dich bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Điều tiên ta phải ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phồng chóng dịch bệnh. Khi thấy bản thân có dấu hiệu như sốt, ho, khó thở...hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người phải được trang bị đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa tay thường xuyên với dung dịch khử khuẩnmỗi khi tiếp súc với bề mặt cúng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt chúng ta cần tuyên truyền, chia sẽ những thông tin chính thống từ chính phủ, Bộ y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và ko tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn. 

Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng sung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viện chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn góp sức mình vào"trận chiến" của đất nước. Hay những hình ảnh những chiến sĩ bộ đội, biên phòng đang ngày đêm trong coi khu vực biên giới...Thật tự hòa khi mọi người dân, từ lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dich bệnh. Mong mọi người và các bạn có ý thức hơn trong tinh thần chống đại dịch Covid-19 này nhá!

                                  YÊU CÁC BẠN

                                  CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐThihi

16 tháng 2 2021

chép mạng phải ko bẹn, mà thôi cũng cảm ơn bạn

6 tháng 4 2021

Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.

      Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng  sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu  dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

      "... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

      Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

      Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

      Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”

      Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

      "... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

      Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông,  yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.


 

6 tháng 4 2021

???????????

1 tháng 5 2019

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.