K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

3. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.


2 tháng 5 2020

2.Vì sao chiếu Cần Vương lại nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân?

Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.

24 tháng 3 2021

So sánh điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, em đang cần gấp ạ câu hỏi 386745 - hoidap247.com

Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - Không thuộc phong trào Cần Vương.

- Giống nhau:

+ Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Đều thất bại.

- Khác nhau:

- Lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

+ Phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

- Mục tiêu: + Phong trào Cần Vương là chống pháp dành lại độc lập dân tộc.

+ Khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

- Địa bàn hoạt động: + Phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

+ Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

- Tính chất: + Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

+ Yên Thế là phong trào nông dân mang tính tự phát phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.

+ Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

+ Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, thời gian kéo dài nhất gần 30 năm, quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta dến những năm đầu thế kỷ XX.

+ Khởi nghĩa Yên thế không chịu sự chi phối của tư trưởng Cần Vương, mà là phong trào tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng, buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hòa và nhường bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Kết quả: ngày 10 tháng 2 năm 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Tham Khảo

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào. Cụ thể là: *Mục tiêu đấu tranh: - Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.  
1 tháng 4 2021

1.

Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần vương” là

Kêu gọi văn thân sĩ phu. đứng lên giúp vua cứu nước.

2.

Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892 )

Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887 )

Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )

Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 )

3.

 Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

4.

Hoàng Hoa Thám, Đề Nắm, nhân dân...

5,

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

     + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

Quảng cáo

     + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Tác đong:

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

     + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

     + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.