K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2020

Đoạn văn:

“…Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”

Cảm nhận :

Giới thiệu chung

- Tác giả thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bà tham gia thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.

- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.

- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của nhân vật chính – Phương Định

Phân tích

- Là con gái Hà Nội xung phong vào chiến trường miền Nam khói bom, đạn lửa.

- Cô có một tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên, vui tươi ở bên mẹ, một căn buồng nhỏ nơi con phố yên tĩnh những ngày trước chiến tranh.

=> Kỉ niệm êm đềm ấy luôn sống lại trong cô, nó như một liều thuốc tinh thần làm dịu mát tâm hồn, động viên cô sau những giờ phút khốc liệt ở chiến trường.

- Cô tự nhận xét mình là một cô gái khá:

+ Hai bím tóc dài, tương đối mềm.

+ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.

+ Đôi mắt Phương Định được các anh lái xe bảo: cô cái nhìn sao mà xa xăm. Vậy nên Phương Định thích ngắm mình trong gương để chiêm ngưỡng đôi mắt dài dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng.

=> Đôi mắt ấy ẩn chứa một tâm hồn đầy nữ tính và vẻ đẹp ở chiều sâu tâm hồn.

- Phương Định là một cô gái kiêu kì, đầy nữ tính, cô không vồn vãn trước sự hỏi thăm của các anh chiến sĩ. Mà chỉ đứng từ xa nhìn lại. Nhưng thực sự trong tâm tưởng cô lại luôn ngưỡng mộ những người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường đó.

Tổng kết

- Nội dung: Đoạn văn đã khái quát vẻ đẹp năng động, tự tin mà cũng hết sức nữ tính của Phương Định.

- Nghệ thuật: trần thuật ngôi thứ nhất; ngôn ngữ giản dị, gần gũi,…

11 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân

+ Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và mảng đề tài về nông thôn Vin gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê nên hầu như Kim Lân chi viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

- Giới thiệu tác phẩm: Làng

+ “Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu. Kim Lân sáng tác truyện ngắn này vào năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Trong thiên truyện xuất sắc này, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai.

- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên

B. Thân bài

1. Khái quát chung 

- Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, đó là một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc, nhưng vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư.

- Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu quê ông và tự hào khoe làng ông là làng kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai đã được nhà văn đặt vào một tình huống đầy thử thách. Đó là tin đồn làng chợ Dầu mà ông vẫn tự hào đã làm Việt gian theo Tây. Người nông dân ấy đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải tự đấu tranh với chính mình để lựa chọn con đường đúng đắn. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ở nội tâm nhân vật nhà văn đã mở ra biết bao cung bậc cảm xúc của một tấm lòng yêu làng, yêu nước và những chuyển biến mới trong tâm hồn , tình cảm của người nông dân này.

2. Phân tích đoạn trích

a. Lúc mới nghe tin làng theo giặc

- "Cổ ông lão nghẹn ng hắn lại, da mặt tê rần rần, ông lão lặng đi đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è như nuốt một cái gì vướng trong cô, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi". Trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ác tâm lý hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.

- Song, ông Hai vẫn còn nghi ngờ chưa thể tin ngay lời đồn đại, ông lắp bắp hỏi lại: "Liệu có thật không hở bác, hay là chi lại ...". Ông hỏi lại để khẳng định cũng là để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là sự nhầm lẫn là một lời đồn đại vô căn cứ. Nhưng khi cái tin được khẳng định từ những người tản cư thì ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt bởi mặc cảm là người làng Việt gian. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian bán nước "ông cúi gằm mặt xuống mà đi" ta nhận thấy trong cái cúi mặt này biết bao xấu hổ, nhục nhã, đau đớn. Nỗi nhục khiến ông không thể ngẩng đầu lên được.

b. Về đến nhà

- Về đến nhà, ông Hai càng tủi thân, thương con thương mình và thương cả nhữn người nông dân làng chợ Dầu vì mang tiếng là làng Việt gian: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lại cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?". Nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người, ông Hai càng căm giận những kẻ Việt gian bán nước. Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".

=> Nhà văn Kim Lân đã sử dụng thật tài tình độc thoại để bộc lộ nỗi lòng nhân vật.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho nhân vật ông Hai, tác phẩm

11 tháng 12 2021

ngắn hơn được ko bạn

 

2 tháng 12 2021

oàng tử bé đã rời đi, cáo liền quay trở về cánh đồng lúa mì. Nó ngồi lặng im hàng giờ, hướng con mắt ra xa tận chân trời. Màu lúa mì vàng óng khiến nó nhớ về hoàng tử bé - người đã cảm hóa được nó. Cáo tưởng tượng ra cảnh cả hai đang ngồi bên nhau ngắm cánh đồng. Nó mong một ngày gặp lại cậu để tặng lại món quà bí mật cho cậu.

Của bạn đây nhé 
13 tháng 12 2021

6 câu cơ bạn 

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên".

Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trọng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cơ, “xinh đẹp tuyệt trần".

Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phép lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hợp được mọi vẻ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hợp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lượng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lớn".

“Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam. Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đàn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ.

Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo. -    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của...
Đọc tiếp

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.

 

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.

7
12 tháng 11 2021

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

12 tháng 11 2021

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

6 tháng 6 2019

Khổ thơ đầu tiên bài “Ánh trăng” nhắc nhở, tái hiện những năm tháng chiến đấu gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Những tháng ngày sống tự do, hồn hậu với tự nhiên, không có sự đổi thay:

Hồi nhỏ sống với đồngVới sông rồi với bểHồi chiến tranh ở rừngVầng trăng thành tri kỉ

Từ đó, gợi nhắc thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung từ trong quá khứ. Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, tha thiết kết hợp với các yếu tố trữ tình, tự sự hình ảnh ánh trăng đầy biểu cảm hiện lên trong trẻo, hiền hòa. Như vậy ở quãng thời gian trong quá khứ “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” cuộc sống gần gũi với tự nhiên, với trăng tưởng chừng không bao giờ quên được hình ảnh ánh trăng “tình nghĩa”. Những tháng năm sống hồn nhiên, trong sáng sẽ luôn là kỉ niệm đẹp, khó quên trong lòng người lính. Từ những lời nói này như những lời nói tâm tình kể theo trình tự thời gian, qua đó dòng cảm xúc của nhà thơ cũng men theo mạch tự sự đó để bộc lộ.

19 tháng 8 2023

Đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" của tác giả Tố Hữu mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương và tình mẹ. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của quê nhà. Từ việc trở về quê mẹ nuôi xưa, tôi cảm nhận được sự trở về nguồn cội, nơi mà tình yêu thương và kỷ niệm đã được gắn kết.

Một buổi trưa nắng dài bãi cát, tôi cảm nhận được sự rực rỡ và sức sống của thiên nhiên. Ánh nắng chiếu sáng lên bãi cát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và rạng rỡ. Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa, mang đến âm thanh êm đềm và những cảm xúc thăng hoa. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát, tôi cảm nhận được sự hòa mình vào không gian tự nhiên, và trong lòng tôi vang lên tiếng hát của tình yêu và trái tim chân thành.

Đoạn thơ này cũng gợi lên trong tôi những kỷ niệm về mẹ. Tình mẹ, tình yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ đã được tác giả Tố Hữu miêu tả một cách tinh tế. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình mẹ, và trong tiếng hát ngân nga, tôi cảm nhận được sự truyền cảm và sự hiện diện của mẹ.

Tổng thể, đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương, thiên nhiên và tình mẹ. Tôi cảm nhận được sự ấm áp, sức sống và tình yêu thương trong từng câu chữ. Đây là một đoạn thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến tôi nhớ về quê hương và tình mẹ một cách đặc biệt.

17 tháng 11 2016

1.

MB: Giới thiệu về vấn đề gia tăng dân số. Đó là sự tăng lên quá nhanh về số dân trong một đất nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Và ngày nay, nó là một thục trạng đáng báo động và cần đc giải quyết.

TB:
- Biểu hiện của vấn đề gia tăng dân số: sự tăng nhanh về dân số, mỗi năm có rất nhiều trẻ em được sinh ra. Chủ yếu là xảy ra ở những gia đình nghèo, những quốc gia đang phát triển. Mà Việt Nam đang ở trong tình trạng đó.

- Tác hại của vấn đề gia tăng dân số:

+ Đời sống người dân sẽ gặp nhiều khso khăn hơn. Đông con, sẽ ko có đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái cho tốt hơn.

+ Những đứa trẻ đc sinh ra ko được hưởng những điều tốt đẹp hơn.

+ Gia tăng dân số, vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của 1 quốc gia.

- Nguyên nhân:

+ Những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thừoi, tín ngưỡing nặng nề vẫn còn tồn tại trg tư tưởng mỗi người dân.

+ Tư tưởng "sinh nhièu con để sau này còn có cái mà sướng" và đặc biệt là hệ lụy của "trọng nam khinh nữ".

+ Chưa có sự can thiệp 1 cách mạnh mẽ, nghiêm khắc từ chính quyền địa phương.

- Dẫn chứng cụ thể của thực trạng gia tăng dân số ở nước ta, và một số nước khác trên thế giới.

- So sánh với những gia đình, những quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh và có khả năng ko tăng về điều kiện gia đình, cuộc sống của họ.

- Biện pháp:

+ Thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn kế hoạch háo gia đình.

+ Tự mỗi người chồng người vợ có ý thức hơn, tiến bộ hơn trong viẹc sinh con.

+ Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chưúc năng quản lý chặt chẽ hơn.

KB: Chốt lại vấn đề, định hướng tương lai về một dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung sẽ ko còn phải lo âu nhiều về vấn đề gia tăng dân số nữa. Đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
  
17 tháng 11 2016

2.Môi trường đã gắn liền với con người, từ khi Thế giới này tồn tại khái niệm con người. Nhưng hiện nay dường như con người ta chỉ biết đến mình mà quên mất đi mình đang sống, tồn tại cùng với môi trường. Đã có rất nhiều, rất nhiều những thứ mà con người ta đã làm để cho môi trường này tệ hại hơn.

Rác, rác và rác - đó là điều mà từng ngày đi trên con đường này tôi nhìn thấy.
ven đường, dưới gầm cầu, hay cả giữa đường, rác được vứt một cách táo bạo. Chẳng hiểu lúc cầm trên tay cả đống rác, tay cứ đung đưa và ném, trong đầu người ta đã nghĩ đến cái gì. "Nhà mình sạch hơn" - có lẽ thế.
Cái bản tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân đã khiến con người ta quên đi cái gọi là vì cộng đồng.
Tôi đã được học trên lớp cái bài môi trường. Nó cần được bảo vệ, khẩn cấp. Nhưng hình như những con người vô tâm ấy ko hề được đọc hay tệ hại hơn là có đọc mà ko tiếp thu.
Từ trên tivi, tôi nghe được đâu đây những con người đang oằn mình chống lại với con sông ô nhiễm nặng nề. Thương thay! Đến khi nào con người mới ngừng cái việc gây hại cho đồng loại và cho chính cuộc sống này.
Vấn đề này nó ko phải là mới, nó cũ rất cũ nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Có thể là khó, rất khó. Nhưng mỗi người một tay, mỗi người 1 ý thức thì đã chẳng đến nỗi báo động như bây giờ.
Nếu như cứ với tình trạng này, con người ta sẽ đi về đâu. Rồi một ngày nào đó, Thế giwois này sẽ chẳng có chỗ nào trong lành cho con người ta yên ổn dấn thân. Đó là hậu quả ko thể tránh khỏi nếu như cứ cái đà "vô ý thức" đó.
.....
Phải làm sao, trên Thế giới đã đưa ra bao nhiêu là biện pháp. Thực thi được có, trên giấy cũng có.
Nhưng chẳng gì có thể tốt hơn là ý thức bảo vệ môi trường của con người ta được nâng lên , để cho môi trường này được bảo vệ như chính những gì nó có.
Học sinh, học tập, tiếp thu, và hành động.
Tuổi nhở làm việc nhỏ, góp một phần nhỏ nhắn của mình cho môi trường to lướn đang bị đe dọa.
....
Tôi đã được nghe người ta nói nhiều về môi trường ngày nay. Ngạc nhiên cũng có, nhưng nhiều hơn là thất vọng. Có lẽ con người ta sẽ pahir hối hận vì những hành động sai lầm mà mình đã làm để cho môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Đến một ngày nào đó thiên nhiên sẽ ko còn có thể chịu đựng nổi cái sự "chai lì" của con người.

25 tháng 4 2016

Cảm nhận của tôi ở đoạn văn thứ ba trong bài''Cây tre Việt Nam'' là một cảm xúc khó tả. Khi đọc bài văn này, tôi như nhớ lại những tinh thần chiến đấu bất khuất cả người lẫn vật để giành lại non sông cho chúng ta ngày hôm nay. Không chỉ ở người mà tác giả đã nhân hóa cây tre lên như một người chiến binh, một người lãnh đạo, một người có thể hi sinh bản thân mình bất cứ lúc nào miễn sao tất cả đều trở về với vẻ bình yên của nó. Bài văn được dùng những từ ngữ thơ mộng mà mạnh mẽ, có thể cho ta cảm nhận được vẻ gian nan cực khổ của mọi người. 

mk viết ko hay lắm nhưng tick cho mk nha vui

28 tháng 7 2021

1

undefined

28 tháng 7 2021

thanks ạ