K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2020

- Từ thế kỉ X – XV, đất nước được độc lập, thống nhất. Trong thời kì này nông nghiệp phát triển mạnh mẽ so với những giai đoạn trước.

Nguyên nhân :

+Nhân dân tích cực khai hoang vung châu thổ sông Hồng và ven biển. Diện tích đất ngày càng mở rộng.

+ Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.

+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.

+ Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.

20 tháng 3 2021

trả lời giúp mình với

mai đi thi rồi

 

 

20 tháng 3 2021

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

 

11 tháng 5 2020

Từ thế kỉ XVI-XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:
+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..
+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

a. Nông nghiệp:
- Công cụ bằng sắt phát triển
- Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa
- Có đê phòng lụt
- Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

b. Thủ công nghiệp:
- Rèn sắt, làm gốm, tráng men..
- Nghế sắt phát triển.
- Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

c. Thương nghiệp:
- Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.
- Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)
- Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

20 tháng 3 2021

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Bạn có thể tham khảo nha

8 tháng 4 2019

-Nhà hán giữ độc quyền về sắt

-Nông nghiệp phát triển

-Nghề gốm , nghề dệt cũng rất phát triển

-Buôn bán không chỉ với người trong nước mà cả người nước ngoài

21 tháng 3 2021

Câu 1 : 

- Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: đồ sắt, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều rất đa dạng, phong phú. 

⇒ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
Câu 2 : 

Tình hình văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra : 

- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta

- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên



 

1 tháng 4 2018

2- Năm 679, nhà đường đổi giao châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Trụ sở Tống Bình.

- Sửa sang đường giao thông thủy bộ.

- Đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa,..

- Bắt nhân dân cống nạp các sản vật quý hiếm.

\(\Rightarrow\)Áp bức, bóc lột nặng nề.

3.-LND(Lý Nam Đế ) trao quyền chỉ huy cho TQP(Triệu Quang Phục). TQP chọn đầu Dạ Trạch làm căn cứ, sử dụng lối đánh du kích.

- Quân Lương tăng cường lực lượng tấn công.

- Năm 550, nhà Lương có loạn\(\rightarrow\)Quân Lương rút về nước. Ta phản công dành thắng lợi.

Xin lỗi nha mấy câu khác mình chưa được học.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

a. Nhận xét:

- Từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng của Việt Nam có sự biến động. Cụ thể:

+ Giai đoạn 1943 - 1983, diện tích rừng có xu hướng giảm (từ 14.3 triệu ha, giảm xuống còn 7.2 triệu ha).

+ Giai đoạn 1983 - 2021, diện tích rừng có xu hướng tăng (từ 7.2 triệu ha lên 14.8 triệu ha).

- Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng đã tăng lên 0,5 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn chưa thể phục hồi như trước (năm 1943, diện tích rừng tự nhiên đạt 14.3 triệu ha, đến 2021, chỉ còn 10.2 triệu ha).

b. Nguyên nhân:

- Giai đoạn 1943 - 1983, diện tích rừng giảm, do: hậu quả của chiến tranh; nạn khai thác rừng bừa bãi; hoạt động du canh, du cư của con người và một phần do cháy rừng.

- Giai đoạn 1983 - 2021, diện tích rừng tăng, do: chính sách bảo vệ, trồng và phát triển rừng của nhà nước; ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng được nâng cao.

31 tháng 10 2023

Thương nghiệp Đại Việt trong thế kỷ XVI - XVIII có một số điểm mới so với giai đoạn lịch sử trước đó, thế kỷ XIV - XV. Dưới đây là một số điểm nổi bật:

  1. Mở cửa thương mại: Trong thời kỳ này, Đại Việt đã mở rộng mạng lưới thương mại và thiết lập quan hệ thương mại với các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Tây Ban Nha. Việc mở cửa thương mại này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đại Việt.

  2. Phát triển nông nghiệp: Trong thế kỷ XVI - XVIII, nông nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của Đại Việt. Công nghệ canh tác, phương pháp trồng trọt và chăn nuôi đã được cải tiến, giúp tăng năng suất và sản lượng nông sản.

  3. Thương nghiệp đô thị: Trong thời kỳ này, các thành phố và khu đô thị phát triển mạnh mẽ. Hà Nội, Hội An và Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại sầm uất, thu hút người buôn bán và khách du lịch từ nhiều quốc gia khác nhau.

  4. Sự phát triển của thương nghiệp biển: Trong thời kỳ này, Đại Việt có một đội tàu thương mại mạnh mẽ, tham gia vào các hoạt động buôn bán và giao lưu với các quốc gia trong khu vực và xa hơn nữa. Điều này đóng góp vào sự phát triển của thương nghiệp biển và nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực.

  5. Quan hệ thương mại với các nước châu Âu: Trong thế kỷ XVI, Đại Việt đã thiết lập quan hệ thương mại với các nước châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Điều này đã mang lại những cơ hội mới cho thương nghiệp và trao đổi văn hóa giữa Đại Việt và các quốc gia châu Âu.

Những điểm mới này đã tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế và thương nghiệp của Đại Việt trong thời kỳ này và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi xã hội và văn hóa của đất nước.