K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Theo em, Thanh niên nam nữ khi yêu nhau có nên cho ba mẹ biết hay không? Vì sao?

-> Theo em thì nên ( còn vì sao thì ko biết )

2. Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là của nhà trường? Em có nhận xét gì về ý kiến này?

-> Em ko tán thành vì việc giáo dục trẻ em còn là của cha mẹ nữa.

7 tháng 3 2022

Câu 1:

+ Quan niệm này là ko đúng đắn. bởi vì đã là học sinh thì vc quan trọng hàng đầu chính là học tập

+ Nếu yêu trong giai đoạn này thì chúng ta dễ chểnh mảng trong vc học khiến ta ngày càng sa sút hơn nữa sẽ dễ mắc những sai lầm đáng tiếc như: mang bầu ròi khi nạo thai có thể gây vô sinh.........

+ Tình yêu là sự rung động giữa 2 người vì vậy ko thể yêu nhiều người cùng lúc như vậy thì chưa phải yêu

+ Yêu nhau thì trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp lành mạnh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh chứ ko phải yêu 1 cách mù quáng ,cả tin dẫn tới hành động sai trái trong tình yêu 

 Tuy nhiên nếu có 1 tình yêu lành mạnh trong sáng , cùng nhau phấn đấu thì dok là điều đáng quý như vậy giúp cả 2 cùng tiến bộ hơn

Câu 2:

+ Sai, nhà trường chỉ là nơi để cung cấp kiến thức cho các em môi trường sống sẽ quyết định được 

vì vậy mới có câu "gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

7 tháng 3 2022

Câu 1. Em nghĩ câu nói "học sinh THPT là lứa tuổi đẹp nhất, không yêu đương sẽ thiệt thòi" hoàn toàn không đúng. Vì không có quy luật nào đưa ra thời gian để yêu đương, thời gian để có mối tình đẹp nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Nếu em là học sinh THPT em sẽ chăm chỉ học bài, để khi nào mình thành công thì hẳn nghĩ đến chuyện yêu đương. Vì yêu đương không phải lúc nào cũng đúng cả. Nếu gia đình hoặc ai có suy nghĩ thoáng và họ nhắm bản thân sẽ học giỏi mặc dù có yêu đương và họ chứng minh được điểm số tốt thì sẽ chẳng ai cấm cản được họ yêu đương cả.

Câu 2. Quan điểm "trẻ em là do sự giáo dục của nhà trường" cũng không đúng. Vì nhà trường chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ mà thôi. Khi ta đi học thì sẽ có thêm kiến thức mới, học được điều hay lẽ phải. Nhưng cũng phải phụ thuộc vào gia đình và chính chúng ta nữa. Nếu gia đình quan tâm và hỏi han hay tâm sự về những điều trên lớp, chỉ bài cho ta nếu không hiểu thì đó cũng có thể gọi là sự giáo dục. Bản thân cũng rất quan trọng, khi nếu ta có ý chí và mục tiêu sẽ chăm học. Thì chúng ta sẽ phấn đấu trong năm học đó để đạt được kết quả tốt.

ko,vì sao thì...

11 tháng 5 2022

=D 

13 tháng 5 2022

không vì nếu trẻ không làm gì thì trẻ sẽ ko thể tự lập đc

tick mik nha

13 tháng 5 2022

Em không đồng tình với ý kiến này bởi cũng như chỉ tịch Hồ Chí Minh đã nói tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, thật vậy tuy chỉ là một thành viên nhỏ trong gia đình nhưng chúng ta nên phải biết giúp đỡ bố mẹ, điều đó không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo mà còn rèn luyện nhân cách của chúng ta sau này

Xử lí tình huống:  a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao? b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố. Nếu là bạn của Thanh, em...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống: 

a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

2
3 tháng 1 2019

a. Hùng nên nói chuyện với ba mẹ và phân tích cho ba mẹ hiểu là làm như thế không đúng, trái với Luật Nghĩa vụ quân sự. Hùng và anh trai phải thuyết phục bố mẹ, rằng đi bộ đội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân khi đến tuổi trưởng thành. Vào quân ngũ anh trai Hùng còn được đào tạo và rèn luyện để trở thành người sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có ích. Việc đi nhập ngũ là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, dân tộc và đó cũng là cách trang bị kiến thức và sức khỏe phòng khi đất nước gặp chiến tranh sẽ có thể góp sức bảo vệ tổ quốc.

b. Em có thể khuyên Thanh trở về làm việc ở quê hương, làm tròn trách nhiệm đối với quê hương vì địa phương cấp kinh phí cho Thanh đi học là để sau này trở về phục vụ quê hương. Điều đó rất cần thiết với tất cả mọi vùng quê trên khắp Việt Nam. Nếu Thanh cố tình ở lại thành phố thì sẽ là không thực hiện nghĩa vụ của mình với quê hương, làm mất thiện cảm và niềm tin mọi người mong đợi.

c. Tiến hãy làm theo mong muốn của mình vì mỗi người có 1 chí hướng khác nhau, nếu cố gắng Tiến sẽ thành công và có thể thành công hơn những người bạn của mình. Con người cần có ước mơ và phải biết bảo vệ mơ ước của mình để biến nó thành sự thật. Không phân biệt nghề truyền thống hay hiện đại, miễn bạn có khả năng, yêu thích và quyết tâm thực hiện để xây dựng nền kinh tế của bản than và gia đình là điều đáng quý. Hơn thế nữa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là một điều vô cùng đáng quý và được khuyến khích trong đời sống nhân dân ta hiện nay.

6 tháng 12 2022

a. Hùng nên nói chuyện với ba mẹ và phân tích cho ba mẹ hiểu là làm như thế không đúng, trái với Luật Nghĩa vụ quân sự. Hùng và anh trai phải thuyết phục bố mẹ, rằng đi bộ đội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân khi đến tuổi trưởng thành. Vào quân ngũ anh trai Hùng còn được đào tạo và rèn luyện để trở thành người sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có ích. Việc đi nhập ngũ là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, dân tộc và đó cũng là cách trang bị kiến thức và sức khỏe phòng khi đất nước gặp chiến tranh sẽ có thể góp sức bảo vệ tổ quốc.

b. Em có thể khuyên Thanh trở về làm việc ở quê hương, làm tròn trách nhiệm đối với quê hương vì địa phương cấp kinh phí cho Thanh đi học là để sau này trở về phục vụ quê hương. Điều đó rất cần thiết với tất cả mọi vùng quê trên khắp Việt Nam. Nếu Thanh cố tình ở lại thành phố thì sẽ là không thực hiện nghĩa vụ của mình với quê hương, làm mất thiện cảm và niềm tin mọi người mong đợi.

c. Tiến hãy làm theo mong muốn của mình vì mỗi người có 1 chí hướng khác nhau, nếu cố gắng Tiến sẽ thành công và có thể thành công hơn những người bạn của mình. Con người cần có ước mơ và phải biết bảo vệ mơ ước của mình để biến nó thành sự thật. Không phân biệt nghề truyền thống hay hiện đại, miễn bạn có khả năng, yêu thích và quyết tâm thực hiện để xây dựng nền kinh tế của bản than và gia đình là điều đáng quý. Hơn thế nữa, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là một điều vô cùng đáng quý và được khuyến khích trong đời sống nhân dân ta hiện nay.

 

 

cô mình ra đề như sau :Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?dàn ý đây ạ: - MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh...
Đọc tiếp

cô mình ra đề như sau :
Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?
dàn ý đây ạ: 
- MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)
- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)
+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó
+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề
+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)
+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp
- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi

1
20 tháng 7 2021

ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết

Câu 1: So sánh sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?Câu 2: Có ý kiến cho rằng hôn lễ là sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời nên cần phải làm linh đình, phô trương. Em nhận xét gì về ý kiến trên.Câu 3: Những điều nên tránh trong tình yêu? Vì sao?Câu 4: Tục ngữ Việt Nam có câu: “lá lành đùm lá rách”, câu tục ngữ đó nói lên chuẩn mực đạo đức nào của con người. Liên hệ bản thân đối với câu tục ngữ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng hôn lễ là sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời nên cần phải làm linh đình, phô trương. Em nhận xét gì về ý kiến trên.

Câu 3: Những điều nên tránh trong tình yêu? Vì sao?

Câu 4: Tục ngữ Việt Nam có câu: “lá lành đùm lá rách”, câu tục ngữ đó nói lên chuẩn mực đạo đức nào của con người. Liên hệ bản thân đối với câu tục ngữ trên.

Câu 5: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?
Câu 6: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
Câu 7: Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
Câu 8: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?
Câu 9: Trên đường đi học, bạn P gặp một người bị tai nạn giao thông đang cần đưa đi cấp cứu. Mặc dù đã muộn học nhưng bạn P vẫn dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

a. Theo em, việc làm của bạn P là biểu hiện của việc thực hiện những quy định nào?
Vì sao?

b. Em hãy viết 5 câu thể hiện suy nghĩ của em về việc làm của bạn P?

Câu 10: Bạn H năm nào cũng đạt học sinh giỏi nhưng lại sống xa cách với các bạn khác trong lớp. Vì cho rằng mình học giỏi nên H không muốn hòa đồng, nói chuyện với các bạn khác, nhất là các bạn học dở trong lớp.

Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?

3

Câu 1: Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng. Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

Câu 2: Ý kiến trên là chưa đúng. Nếu có điều kiện thì tổ chức lớn một chút, nếu không thì chỉ cần làm vài mâm để mời anh em, bạn bè, họ hàng,...Làm ít nhưng ấm cúng, đủ đầy,...

Câu 3: Những điều cần tránh:

1.Không dám tìm hiểu kỹ về với các mối quan hệ của người yêu. 

2.Lơ là trước những dấu hiệu cảnh báo. 

3.Tiết lộ mọi bí mật.

4.Ràng buộc tiền nong. 

5.Thỏa hiệp quá sớm.

6.Bị choáng ngợp bởi vẻ quyến rũ bên ngoài.

7.Yêu vội vàng.

-Vì sẽ làm chúng ta đâu khổ, ân hận và ảnh hưởng tới tương lai sau này,...

Câu 4:

-Đoạ đức thương người như thể thương thân

-Liên hệ: Em luôn giúp đỡ các bạn, tham gia thiện nguyện,...

Câu 5: - Câu nói “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” muốn ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi.

- Đây là lối sống đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ.

Câu 6: 

Em không đồng ý vì:

+ Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, nhưng dù thế nào thì  hạnh phúc đó phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống.

+ Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.

+ Hạnh phúc phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh mới là hạnh phúc đích thực.

Câu 7: 

Em không đồng tình với cách sống này. Vì:

+ Sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng và họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng.

+ Việc chung sống như vợ chồng khi chưa đăng kí kết hôn sẽ gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe, tâm lí, ảnh hưởng tới gia đình và người thân.

+ Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu. 

Câu 8: – Ví dụ:

+ Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Câu 9: 

a.  quy định chuẩn mực đạo đức. Vì bạn P  dù muộn học nhưng vần dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

b. 

- Bạn P là người biết thương yêu, quan tâm mọi người. Dù bị muộn học nhưng bạn P vẫn dừng lại giúp đỡ người bị nạn. Đây là hành động mà nhiều người không làm được. Chúng ta cần học tập và noi theo bạn P.

Câu 10: theo mình thì H nên mỡ lòng mình ra để có thể đến gần với các bạn bè. Như vậy sẽ cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi đến trường. Cũng như các bạn sẽ dễ nói chuyện với H hơn. Không có nhiều khoảnh cách giữa các bạn khác, mọi người gần gũi hơn. Do H là học sinh giỏi nếu H học nhóm với các bạn thì rất tốt, H có thể kèm các bạn học yếu hơn, cùng cố gắng học tập và đưa lớp đi lên. Và một điều nữa là H đang là học sinh. LÀ một người học sinh ai chẳng muốn có một khoảng thanh xuân, kí ức tươi đẹp. Để thanh xuân ấy tươi đẹp hơn thì chúng ta không thể nào thiếu đi dược những người bạn cùng nhau học bài, nói chuyện, đi chơi chung...v.v. Để rồi phải xa nhau sẽ không cò thấy tiếc nuối vì mình đã xa cách với các bạn trong lớp. 

~~~~~~ Có ý bạn tham khảo#~~~~~~~

28 tháng 3 2022

Xin lỗi nhiều nha , mình sử dụng điện thoại mà lỡ tay ấn vào Gửi , mà bây giờ ấn vào cập Nhật để trl thì ko kịp nữa , nên mình xin phép trl tiếp tục câu sau nhé .

Câu 4 :

Câu tục ngữ muốn nói đến chuẩn mực đạo Đức là : lòng nhân hậu , giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn .

Liên hệ bản thân : em đã luôn áp dụng đến " lá lành đùm lá rách " . Những người gặp khó khăn , em luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn . Em đã làm việc này rất nhiều , và nhận được sự yêu mến từ rất nhiều người .

Câu 5 :

Nhận xét : cách sống trên là sai, cách sống này là cách sống ích kỉ , hẹp hòi, chỉ biết đến mình mà quên đi những người khác . Chỉ vì hành vi ích kỉ của mình mà đã làm rạn nứt đi nhiều mối quan hệ .Làm con người ta càng ngày càng trở nên không quen biết .

Câu 6 :

Em không đồng ý với ý kiến trên , vì " cầu được ước thấy " nó không phải trên phim , mà ta chỉ cần cầu nguyện ra thứ gì thì sẽ có thứ đó . Và , không phải phải , hạnh phúc là ta phải kiên trì , cầu được rồi thì phải tìm đủ mọi cách để thấy được thứ đó . < Mỗi người sẽ có cách suy nghĩ khác nhau >

Câu 7 :

Em không đồng tình với cách sống này vì : nếu như chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì pháp luật sẽ không chấp nhận kiểu nhểu vậy . Vậy ta nên đăng kí kết hôn , thì mới chung sống như vợ chồng, có như vậy pháp luật mới không cấm cản .

Câu 8 :

Xem pạn bên trên nhe!

Câu 9 :

a) Theo em , việc làm của P đã thể hiện đúng những nội quy chuẩn mực đạo Đức vì P đã giúp một người tai nạn đi cấp cứu, P không quan tâm đến viên có đi học muốn hay không ? Nhưng bạn vẫn cố gắng giúp họ được an toàn , rồi mới an tâm đi chị .

b)

- Việc làm của P là đáng được biểu dương 

- Em nên học hỏi , có những cách ứng xử chuẩn mực đạo đưa như P

- Em thấy bạn P là người tốt bụng , dù đang phải đến trường nhưng bạn vẫn giúp người gặp tai nạn .

- Cần lấy tấm gương thân ái , hiền hậu của P để học hỏi.

- Luôn biết làm những việc đúng đắn như P.

- Khi gặp những chuyện mà bạn P gặp thì phải giúp đỡ , hông được làm ngơ.

- ....,

Câu 10 :

Nếu em là bạn của H , em sẽ khuyên bạn :

- Nên hòa đồng với các bạn 

- Không phân biệt bạn nào học giỏi hay học dở , mà phân biệt đối xử .

- Luôn tươi cười khi nói chuyện với các bạn .

- Không được có suy nghĩ thiếu văn mình .

-....

 

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý. a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ; b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ; c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ; d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ; đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ...
Đọc tiếp

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;

b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;

c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;

d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ;

đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;

e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;

g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời ;

h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;

i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;

k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;

l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;

m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

1
10 tháng 6 2019

Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.

9 tháng 10 2017

- Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường.

- Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.

- Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường