K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2020

- Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao.

- Tuy nhiên, quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng lại không được hưởng chút quyền lợi gì, mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.

=> Vì vậy nhân dân lại tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã thiết lập nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).

- Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính trị dẫn tới sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ.

- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh (tháng 12-1688).

⟹ Như vậy, với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, quyền lực chủ yếu thuộc về Quốc hội (tầng lớp tư sản, quý tộc mới).


=> Chọn D

22 tháng 4 2020

Câu 1. Sau năm 1688, thể chế chính trị nào được thiết lập ở Anh?

D. Quân chủ lập hiến.

15 tháng 6 2021

Câu 7. Hiện nay thể chế chính trị của nước Anh là gì ?

A. Quân chủ chuyên chế

B. Cộng hòa dân chủ

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa đại nghị

 
15 tháng 6 2021

Theo hiến pháp năm 1787, thể chế chính trị của Hợp chúng quốc Mĩ là gì ?

A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến C. Cộng hòa Đại nghị D. Cộng hòa liên bang

 

15 tháng 6 2021

A nha

Câu 8. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?A. Quân chủ lập hiến                                                B. Cộng hoà tư sảnC. Quân chủ chuyên chế                                         D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chếCâu 9. Những biểu hiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? A. Việc đẩy mạnh công...
Đọc tiếp

Câu 8. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến                                                

B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế                                         

D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế

Câu 9. Những biểu hiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và tiến hành chiến tranh xâm lược với Nga, Trung Quốc.

B. Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, sự tập trung trong sản xuất công nghiệp.

C. Sự tập trung sản xuất và tư bản, các công ti độc quyền chi phối đời sống kinh tế, chính trị, tiến hành chiến tranh xâm lược.

D. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng.

2
25 tháng 11 2021

8C, 9A

25 tháng 11 2021

Câu 8. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến                                                

B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế                                         

D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế

Câu 9. Những biểu hiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và tiến hành chiến tranh xâm lược với Nga, Trung Quốc.

B. Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, sự tập trung trong sản xuất công nghiệp.

C. Sự tập trung sản xuất và tư bản, các công ti độc quyền chi phối đời sống kinh tế, chính trị, tiến hành chiến tranh xâm lược.

D. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng.

Câu 22. Chế độ chính trị được xác lập ở Pháp sau Hiến pháp1791 làA. chế độ quân chủ chuyên chế.      B. chế độ quân chủ lập hiến.C. chế độ cộng hòa.                         D. chế độ xã hội chủ nghĩa.Câu 23. Mâu thuẫn bào trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng làA. giữa nông dân với địa chủ           B. giữa vô sản với tư sảnC. giữa tư sản với chế độ phong kiến    D. Giữa các tầng lớp nhân dân...
Đọc tiếp

Câu 22. Chế độ chính trị được xác lập ở Pháp sau Hiến pháp1791 là

A. chế độ quân chủ chuyên chế.      B. chế độ quân chủ lập hiến.

C. chế độ cộng hòa.                         D. chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu 23. Mâu thuẫn bào trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng là

A. giữa nông dân với địa chủ           

B. giữa vô sản với tư sản

C. giữa tư sản với chế độ phong kiến    

D. Giữa các tầng lớp nhân dân Pháp với chế độ phong kiến.

Câu 24. Phong trào Hiến chương” là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của

A. công nhân Anh                       B. công nhân Pháp  

C. công nhân Đức                       D. công nhân Hà Lan

Câu 25. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 ở Pháp thực sự là

A. Cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.

B. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp

C. Cuộc cách mạng vô sản lần đầu tiên trên thế giới

D. Một cuộc chính biến lật đổ đế chế thứ ba, thiết lập nền cộng hòa thứ ba ở Pháp.

Câu 26. Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành:

A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất.           B. công nghiệp nhẹ

C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải.    D. tài chính, ngân hàng

Câu 27. Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Anh diễn ra mạnh nhất trong ngành

A. công nghiệp khai khoáng        B. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

C. công nghiệp và tài chính         D. Tài chính và ngân hàng

Câu 28.  Chủ nghĩa đế quốc Anh có đặc điểm là chủ nghĩa đến quốc thực dân vì:

A. có hệ thống thuộc địa rộng lớn

B. chủ yếu đầu tư vào thuộc địa để thu lời

C. chủ yếu cho các nước thuộc địa vay với lai xuất cao

D. cả A và B đều đúng.

Câu 29. Nối cột A với cột B cho đúng với đặc điểm của của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

1. Anh

2. Pháp

3. Đức

4. Mĩ

a) Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến

b) Chủ nghĩa đế quốc thực dân

c) Xứ sở của các ông vua công nghiệp

d) Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

 

A. 1-b,2-d,3-a,4-c.                      B. 1-b, 2-a,3-d,4-c, 

C. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.                   D. 1-b, 2-d,3-c, 4-a

Câu 30. Quốc tế thứ hai được thành lập thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 4-7-1789, tại Luân Đôn.         B. Ngày 14-7-1789, tại Béc-lin

C. Ngày 14-7-1889, tại Pa-ri                 D. Ngày 14-7-1890, tại Mác-xây.

Câu 31. Phát minh lớn nhất về chủ nghĩa xã hội thế kỉ XVIII-XIX là

A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.    B. kinh tế chính trị học tư sản

C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.                 D. chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 32. Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành

A. công nghiệp chế tạo vũ khí.                               B. hàng không

C. giao thông vận tải đường thủy và đường bộ       D. ngành dệt

Câu 33. Dấu hiệu cơ bản chứng tỏ CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là.

A. sự xuất hiện của các công ti độc quyền.

B. giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn

C. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào công nhân

Câu 34. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây? (VD)
A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc  mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng.
B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà.
Câu 35: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là (H)
A. thành lập một nước cộng hoà.
B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
Câu 36. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? (B)
A. Hòa ước Mác xây.                       B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.                      D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 37. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
 A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác

 

 Câu 38. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?
 A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến.

Câu 39. Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
 A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
Câu 40. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
 A. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản

B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Câu 41. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là (Nhận biết)
A. chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. phát minh và sử dụng máy móc.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
D. thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.

Câu 42. Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? (Vận dụng cao)
A. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc.
B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào.
C. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh.

Câu 43. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? (Vận dụng thấp)
A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng.
B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.
C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
D. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất.

Câu 44. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?.
 A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834. 
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.

Câu 45. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
 A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

Câu 46 Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.

Câu 47. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. “Chính phủ Lập quốc”.                   B. “Chính phủ Vệ quốc”,
C. “Chính phủ Cứu quốc”.                   D. “Chính phủ yêu nước”.

Câu 48. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
 A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Câu 49: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên.
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.

Câu 50: Ai là tác giả của thuyết tiến hóa và di truyền?

A. Đác-Uyn.    B. Lô-mô-nô-xốp.   C. Puốc-kin –giơ.      D. Niu-tơn.        

0
23 tháng 2 2017

Đáp án: B

15 tháng 11 2021

D.

15 tháng 11 2021

D

25 tháng 11 2021

Câu 17. Sau cách mạng tư sản, nước Anh theo thể chế chính trị gì?

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chế

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa liên bang

18 tháng 9 2016

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.
Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 



Hình 60 - Xa quay tay

Hình 61 - Máy Gien-ni

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.
Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.
Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Hình 62-Máy hơi nước của Gien Oát


Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.
Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.
Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-anh-c85a12389.html#ixzz4KcJGmf9P

18 tháng 9 2016

Ở Pháp, cho đến đầu thế kỉ XIX, khi cuộc chiến tranh với các nước châu Âu kết thúc (năm 1815), đất nước mới dần ổn định và có điều kiện phát triển về kinh tế.
Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào thời gian 1850 — 1870.
Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, từ 5000 chiếc lên 27000 chiếc ; chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, từ 3000 km lên 16500 km ; tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần với trọng tải tăng hơn 10 lần.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-phap-duc-c85a12390.html#ixzz4KcJYPuQ8