K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

Câu 1. 

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.

- Về cách gieo vần:

   + Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

   + Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2. 

 Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. 

Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3. 

 Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 

Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”….. 

Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

24 tháng 10 2021

1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

24 tháng 10 2021

Câu 1 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Câu thơ: mỗi cặp thơ gồm 1 câu 6 và 1 câu 8

- Gieo vần:

  • Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát 
  • Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo 

-  Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4 

- Thanh điệu:

  • Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
  • Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu bát được gieo thanh B - T - B - B

Câu 2 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nhà văn rất yêu quê hương của mình, ông luôn mong nhớ da diết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, và khát khao trở về quê nhà.

Câu 3 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ là sử dụng:

- Thể thơ lục bát dân gian

- Điệp từ "có" để liệt kê những hình ảnh quê hương tươi đẹp trong hồi ức

- Các hình ảnh nhân hóa sự vật

- Các từ láy gợi hình

Chọn B

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời) 1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung, ...
Đọc tiếp

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4

(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

 

1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau

1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)

- Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ”

-> tình cảm …..

 

2. Em hãy tìm từ ngữ để hoàn thiện bài tập điền khuyết sau

(*) Tổng kết về bài ca dao:

- Về NT của bài ca dao:

+ Bp …., ….

+ ……. giàu hình ảnh và giàu sức gợi

- Về nội dung của bài ca dao

+ Bài ca dao ca ngợi …, sự …. của …..

+ bày tỏ ….. của tác giả dân gian

 

 

(*) Tổng kết bài ca dao

…….

 

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 2

a. Em hãy đọc kĩ bài ca dao, đối chiếu với tri thức về thể thơ lục bát để tìm từ ngữ điền vào bảng chứng minh bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát có biến thể

Bài ca dao số 2

Số dòng thơ/ số cặp lục bát

+ Có …. cặp lục bát nhưng …… dòng đầu không đi theo cặp:

Số tiếng trong từng dòng

+ Đa số các dòng thơ đều có câu lục 6 chữ, câu bát 8 chứ. Nhưng có dòng …… tiếng: dòng đầu tiên

Vần

- 2 dòng ….: ra/ hòa, các dòng còn lại không tuân thủ …..

Nhịp

- dòng2,3- 4,5- 6,7- 8,9: ngắt nhịp ……

Nhưng dòng 1 lại ngắt nhịp …..

Thanh điệu

Có 1 cặp lục bát ( dòng …..) tuân thủ luật bằng trắc

Các dòng, cặp còn lại : chưa tuân thủ luật thanh điệu bằng trắc

 

b/ Đọc hiểu bài ca dao

1. Trong lời hỏi, cách xưng hô của cô gái tạo giọng điệu thơ như thế nào?

     Qua đó, trong lời hỏi, cô gái hỏi chàng trai về những điều gì?

* Lời hỏi

- Cách xưng hô “em-anh”-> giọng điệu thơ …..

 

- Hỏi tên ….., tên …….

2. Trong lời đáp, chàng trai trả lời và nhắc đến những địa danh nào? Những địa danh này có gì ấn tượng? (xem chú thích 3/sgk 62 và chú thích 1/ sgk 63 để trả lời)

       Qua đây, chàng trai thể hiện thái độ, tình cảm gì của mình

* Lời đáp

- Chàng trai nhắc đến …, ….- những địa danh ghi dấu …………

 

 

 

-> Niềm ……… về một dân tộc …….

3. Tóm lại, về hình thức, bài ca dao có có điểm gì độc đáo?

     Qua đó, bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp nào của quê hương đất nước ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc quê hương

B. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộc mạc của con người quê hương

C. Ca ngợi truyền thống giữ nước quật cường của dân tộc

* Bài ca dao có hình thức ……. độc đáo

-> ca ngợi ………….

 

3/ Đọc hiểu bài ca dao số 3, 4

Bài ca dao số 3

1. Bài ca dao đã nhắc đến những địa danh và món ăn nào của vùng đất Bình Định?

...............

2. Khi giới thiệu về những địa danh và món ăn đo, tác giả dân gian đã sử dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 4 biện pháp tu từ sau đây: điệp từ (lặp đi lặp lại 1 từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng), nhân hóa, liệt kê, so sánh

     Qua các biện pháp tu từ, tác giả dân gian đã giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Bình Định. Vậy, kết hợp xem phần chú thích của bài ở trang 63/sgk và qua các biện pháp tu từ, em hãy cho biết: mảnh đất Bình Định là mảnh đất như thế nào (thiên nhiên, con người, món ăn) ( em dùng các tính từ để chỉ ra đặc điểm của thiên nhiên, con người và món ăn)

* BP ......

-> mảnh đất Bình Định

+ có thiên nhiên ...

+ con người ....

+ những món ăn .......

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- ......

Bài ca dao số 4

1. Bài ca dao số 4 viết về vùng miền nào?

2. Trong bài ca dao có những hình ảnh nào? Có biện pháp tu từ nào? Những hình ảnh và biện pháp tu từ đó thể hiện đặc điểm gì của vùng đất này?

* vùng Đồng Tháp Mười.

* Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, bp điệp từ “sẵn”, liệt kê

-> ca ngợi vùng ĐTM trù phú, giàu có sản vật thiên nhiên

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- tự hào, yêu mến- tự hào, yêu mến

Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ,em cảm ơn

0
11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

29 tháng 9 2023

thánh gióng là 1 người trung thực và yêu nước xong ☺

29 tháng 9 2023

Bạn lên google gõ: " Soạn bài Thánh Gióng" đó ạk!!

Mình lên tìm cũng thấy !

12 tháng 10 2016

Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

1. Lỗi thiếu quan hệ từ

a. Hai câu đã cho sai vì thiếu quan hệ từ.

b. Chữa lại:

  • Đừng nên nhìn hình thức  đánh giá kẻ khác.

  • Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

a. Các quan hệ từ và, để dùng không đúng nghĩa, không thể hiện chính xác mối quan hệ giữa các thành phần câu.

b. Chữa: thay  bằng nhưng, thay để bằng .

3. Lỗi thừa quan hệ từ

a. Các câu này đều thiếu chủ ngữ. Các quan hệ từ qua, về ở đầu câu đã biến chủ ngữ của câu thành thành phần trạng ngữ. Đây là lỗi thừa quan hệ từ.

b. Cách chữa là bỏ quan hệ từ để khôi phục thành phần chủ ngữ cho câu:

  • Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

  • Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

a. Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn Văn; ... không thích với chị. Quan hệ từ không những ... đòi hỏi phải có quan hệ từ mà còn... đi kèm. Quan hệ từ với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa không thích và chị là không hợp lí, không tương ứng với vế trước.

b. Có thể chữa:

  • Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Bạn ấy không những giỏi về môn toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác.

  • Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

II. Luyện tập

Câu 1:

  • Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

  • Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

Câu 2: Thay các quan hệ từ dùng sai:

  • Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

  •  nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

  • Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ

Câu 3: Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa:

  • Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

  • Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

  • Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4: Các câu sai: (c), (e), (g), (i), có thể sửa như sau:

  • Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)

  • Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình)

  • Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của)

  • Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).

 

19 tháng 10 2016

Thks nha..!!! Chính xác lm ạ..hihi

 

8 tháng 10 2016

* Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

* Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.

- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.

= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  - trò, một cái tên rất đáng yêu.

8 tháng 10 2016

- Bài văn trên biểu cảm gián tiếp vì tác giả đã mượn hình ảnh cây phượng làm điểm tựa của văn bản để biểu đạt tình cảm