K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

- Cảm nhận về anh trai Kiều Phương:

Nhân vật người anh trong văn bản: Bức tranh của em gái tôi do nhau văn Tạ Duy Anh sáng tác đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc đến khó quên. Mới đầu người anh rất quan tâm,  yêu quý, coi những trò lục lọi đồ đạc trong nhà hay chế thuốc ve chỉ là những trò đùa của trẻ thơ. Nhưng khi mà tài năng của em gái mình được phát hiện thì người anh cảm thấy rất buồn bã, thậm chí còn đố kị với tài năng của em. Suy nghĩ ấy đã tan biến ngay sau khi người anh đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của cô em gái. Người anh đã cảm thấy xúc động, hối hận về cách cư xử không tốt của mình với cô em gái. Tôi cảm thấy rất hài lòng về người anh vì người anh đã biết suy nghĩ, hối hận về việc làm của mình. Cũng chính nhờ người anh trong câu chuyện, tôi đã rút ra được một bài học : trước thành công, tài năng của người khác, chúng ta không nên đem lòng ganh ghét, đố kị mà hãy có lòng vượt qua mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự. 

-Cảm nhận của Kiều Phương:

Sau khi học xong văn bản: Bức tranh của em gái tôi do nha văn Tạ Duy Anh sáng tác. Nhân vật Kiều Phương đã  để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc đến khó quên .Cô bé Kiều Phương nổi bật Lên những nét tính cách và phẩm chất đang quý: hồn nhiên, hiếu động, đam mê hội họa, có lòng tin cảm và Nhân hậu. Mặc dù tôi năng của mình được đánh giá cao nhưng cô bị không hề kiêu căng đánh mất đi sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ. Hình ảnh Kiều Phương được khắc hoa rõ nét là 1 cô bị có lòng vị tha, tính cách Nhân hậu bao dung. Kiều Phương hiện Lên trong mắt các bạn đọc thật đẹp thật cao cả, cô không chỉ vẽ bức tranh đoạt giải nhất mà cô còn vẽ lên bức hoa của chính mình. Từ cách cư xử của Kiều Phương, tôi khuyên mọi người rằng: cần sống mở lòng với mọi người xung quanh, không nên có thói ganh tị. Phai có lòng bao dung, độ lượng để cuộc sống tốt đẹp hơn. 

9 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé :

    Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lời viết, ở cách dùng ví von và bình dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ. Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu. Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

    Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Một người anh cũng cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con. Người mẹ hiền lành "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Từ cái khoảnh khắc ấy, người anh trai "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với một bé trai đang tuổi nổi loạn. Người anh buồn vì cảm thấy mình không có tài năng, cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho công việc vẽ". Có lẽ cảm xúc đó của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong cách thể hiện tình yêu thương với các con. Hậu quả chính là sự xa cách của hai anh em, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.

Tạ Duy Anh còn nhấn mạnh hơn về tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh". Tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Trước kia thấy gương mặt "lem nhem" của em gái mới đáng yêu làm sao, nhưng giờ đây anh vậy thì lại quát mắng khiến cô em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra". 

Khi em gái và bố mẹ trở về từ trại thi vẽ quốc tế đều vui sướng, hân hoan vì Mèo giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy có lẽ là một chút bốc đồng của tuổi thơ, ta càng cảm thông với người anh biết mấy.

Đến cuối truyện, cả gia đình đi nhận giải thưởng, khi người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này dường như xuất hiện hai nhân vật người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.". Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng do họa sĩ Mèo tí hon vẽ ra.

Người anh đứng nhìn bức tranh với bao tâm trạng. Xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Lúc này, cái suy nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Cuối cùng người anh còn muốn bật khóc và nói với mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

    Qua Bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai càng ngày càng trưởng thành hơn. Dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, hai anh em Kiều Phương hiện ra càng rõ nét biết mấy. Qua đó ta cũng cảm nhận được rằng: “Lòng nhân hậu và sự vị tha sẽ giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.”.

Chúc bạn học tốt !