K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

thi

24 tháng 1 2022

mình ko thi 

13 tháng 9 2023

Theo em có nên học môn Tin học vì:

- Tin học là kỹ năng cần thiết: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, kiến thức về Tin học là một trong những kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc hiệu quả.

- Tính thực tiễn cao: Kiến thức về Tin học được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, khoa học, y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Học Tin học sẽ giúp em phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế.

- Cơ hội nghề nghiệp tốt: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người có kiến thức về Tin học.

- Học Tin học giúp phát triển tư duy logic: Việc học Tin học sẽ giúp em phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy phân tích.

6 tháng 1 2022

Em học được qua những bài về lòng trung thực, đoàn kết tương trợ ,.v.v....Em học tập đc những điều hay và em đã có nhiều thay đổi suy nghĩ và hành động tốt , áp dụng đc những cách ứng phó hay cách cư xử với mọi người xung quanh trong giao tiếp XH

Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước, ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính, giúp chúng ta có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về lối học và lợi ích của việc học đi đôi với hành.

Vậy học là gì? Học là quá trình, là hoạt động thu nhận từ những người xung quanh, từ sách vở,… để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người.

Trong Luận pháp học, từ đầu Nguyễn Thiếp đã bàn về quan niệm, mục đích của việc học là để hiểu rõ đạo bởi: " Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Điều đó có nghĩa, học trước hết là học đạo làm người, học không phải nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân để vinh thân, phì gia mà học để " lập đức", " lập công", mang tài trí của mình để phò vua, giúp nước. Đó là nền tảng của " chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh, dân giàu, thái bình thịnh trị. Cách nhìn của ông thực sự có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc.

Tiếp đến, Nguyễn Thiếp bàn về cách học đúng. Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ " phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí và lựa chọn được nhân tài.

Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là học từ thấp lên cao theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm này, ông chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Điều này cho thấy, Nguyễn Thiếp với tầm nhìn xa rộng đã thấy trước ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cây đức, cây tài sẽ tươi tốt về sau. Cách học này giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện dài lâu trong việc học.

Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược cho gọn. Có nghĩa người học muốn nắm chắc được tri thức thì phải biết tóm lược, tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Cách học này giúp những gười học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng, biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất.

Quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Học để làm: đây mới là đích đến cuối cùng của việc học. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng, không trở nên thứ xa lạ chết cứng với cuộc đời khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lý thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học nhiều mà chỉ thuộc lí thuyết, bị động vào sách vở thì chỉ là " con mọt sách", chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì người khác nói. Học như thế, không có lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Gioóc – giơ Đu – ha – men từng nói: " Đừng sợ máy móc từ bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng". Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Ngày xuân dạy con" cũng từng viết: "Bể học tràn lan là đáng ngại". Như vậy, mục đích học chân chính, cách học đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước, làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Đạo học thành sẽ có khả năng cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

Ngày nay, dù xã hội phát triển hiện đại nhưng quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn luôn đúng. Hiểu lời khuyên của ông, chúng ta rút ra được phương pháp học đúng ở hiện tại có nghĩa: học toàn diện những tri thức trong nhà trường để tích lũy nguồn kiến thức cho mình. Chú trọng tích lũy những kiến thức về các môn học có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, vật lý, hóa học,… Thêm vào đó chúng ta cần học với một niềm đam mê, với khát vọng vượt qua thử thách, biết chọn lựa những cái hay, cái tốt đẹp để học. Và điều quan trọng là ta cần có tinh thần tự giác, khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu để mang những nghiên cứu, ứng dụng đó vào thực tế sao cho hữu ích.

Song trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối học lệch lạc. Đó chính là việc học một cách đối phó, học chạy theo thành tích chứ không phải học để tích lũy kiến thực thật cho bản thân. Để không cảm thấy hoang mang, sợ hãi, chán nản trước việc học, chúng ta nên học vừa sức và đặt ra mục tiêu vừa tầm với mình thì việc học sẽ đạt kết quả tốt.

Để phát huy phương pháp học đúng đắn từ đó tạo cho mình một tương lai tươi sáng, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc học, biết phân chia thời gian học một cách hiệu quả, trau dồi, tích lũy trang bị cho mình vốn kiến thức ngoài cuộc sống để góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

25 tháng 12 2020

gianroi chịu thui

 

9 tháng 1 2018

vô cung nhàm

9 tháng 1 2018

trả lời cẩn thận tí đi !!

31 tháng 1 2018

Cảm nghĩ của em về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

31 tháng 1 2018

Hịch tướng sĩ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng tài ba, uy phong lẫm liệt, văn tài võ lược thời nhà Trần, người có công lao hàng đầu trong đại thắng ba lần chống quân Nguyên- Mông, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà văn chính luận xuất sắc với những lập luận sắc bén, hùng hồn. Sự mạnh mẽ, đanh thép nhưng không kém phần sâu sắc của văn chương chính luận Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nét thông qua tác phẩm “Dụ chư tì tướng hịch văn” hay còn được gọi với một tên khác, đó là “Hịch tướng sĩ”.

Mở đầu tác phẩm, Trần Quốc Tuấn đã kể lại những tấm gương lớn về lòng yêu nước, trung quân “ Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ…” Đây đều là những nhân vật nổi tiếng về sự anh dũng, về tấm lòng trung quân ở Trung Quốc. Đưa ra những luận cứ này là cách để Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh vào tình hình cấp bách của thời thế, vào sự cần thiết của sức mạnh toàn dân để chống lại móng ngựa của lũ quân xâm lược. Tác giả đã trình bày một cách mạnh mẽ, sự phẫn nộ về những hành vi ngông cuồng của lũ giặc: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng”.

Những hành động ngông cuồng, ức hiếp, bóc lột dân ta một cách trắng trợn khiến dân ta gặp bao lầm than, đau khổ. Nếu vẫn cứ tiếp tục nhẫn nhịn thì cũng chỉ làm cho lũ giặc thêm ngông cuồng, tàn nhẫn: “ Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau”. Là một vị chủ tướng có trách nhiệm song, cũng là một người dân yêu nước, thương dân nên khi chứng kiến những hành động ngông nghênh, coi thường của lũ giặc, Trần Quốc Tuấn đã trăn trở, suy nghĩ đêm ngày. Đồng thờ cũng ấp ủ mối hận to lớn với lũ giặc và quyết tâm muốn tiêu diệt hết quân cướp nước ấy: “ Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa thì ta cũng vui lòng”

Trần Quốc Tuấn đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “xả thịt”, “lột da”, “ăn gan”, “uống máu” để thể hiện sự căm phẫn, uất hận đối với lũ giặc cướp nước. Và để đánh đuổi được lũ giặc ra khỏi bờ cõi thì tác giả cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Qua đó ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm, trách nhiệm cùng chí khí ngút trời của vị chủ tướng tài năng. Sau khi thể hiện sự quyết tâm của mình thì Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành vi, thái độ chưa đúng của tướng sĩ: “Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển….”

Sự phê bình đối với quân lính ở đây của Trần Quốc Tuấn không phải nhằm mục đích đề cao mình, hạ thấp binh lính mà đó là những lời tâm sự rất chân thành của vị chủ tướng, chỉ ra cái sai để chấn chỉnh, chỉ ra cái sai để mà sốc lại tinh thần, nghĩa khí của một dân tộc yêu hòa bình. Không chỉ nói về lẽ phải- trái, đúng- sai mà Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra cái hậu quả mà nếu “khuất mắt trông coi” với những hành động của lũ giặc: “ Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con của các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Những lời lẽ của tác giả sắc bén mà động đến được lòng tự tôn dân tộc, khơi dậy được ý chí chiến đấu của những người lính.

Trần Quốc Tuấn nói với những binh lính của mình không phải là giọng điệu của một người chủ với lính mà thân thiết, gần gũi như những người có chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, …lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.”

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép, Trần Quốc Tuấn không chỉ vạch ra được tội ác của quân giặc,lòng căm thù, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của mình. Mà thông qua những lời tâm sự chân thành, gần gũi mà cũng đầy rứt khoát với những người lính, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy thành công tinh thần, ý chí đánh đuổi giặc, bảo vệ dân tộc, giống nòi ở những người lính. Có lẽ cái ý chí ấy, tinh thần ấy của toàn dân tộc đã mang lại những chiến thắng vẻ vang của ba lần đại phá quân Nguyên Mông.

2 tháng 4 2021

tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 


 

2 tháng 4 2021

tham khảo

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

7 tháng 1 2018

  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

        Độc lập - tự do - hạnh phúc

         BẢNG TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi cô giáo chủ nghiệm lớp....

Em tên là ..... học sinh lớp ...

trường....

sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của em trong học kỳ I vừa qua:

*)Ưu điểm:

- ko đi hok muộn 

-tích cực tham gia các hoạt động tập thể

- Hòa dồng vs bn bè

-Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp 

- Ghi chép bài đầy đủ

- Lễ phép vs thầy cô giáo và ngững người lớn tuổi

*)Nhược diểm

- Đôi lúc còn mất trật tự

......

Trên đây là nghững ưu điểm và nhược điểm của em trog hok kỳ vừa qua .Em xin nhận hạnh kiểm.....Em xin hứa xang hok kỳ II em sẽ thực hiện tốt các nội quy của trường và lớp.Em xin trân trọng cảm ơn!!!

                                                                                                                                 Người viết đơn

                                                                                                                                    (kí tên)

                                                                                                                                Viết rõ họ tên