K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Bài 1: . Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt: Bài 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?a. Sắp mưa!    Sắp mưa!    Những con mối    Bay ra...b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.                                  c. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ...
Đọc tiếp

 Bài 1: . Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:

 Bài 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

a. Sắp mưa!

    Sắp mưa!

    Những con mối

    Bay ra...

b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.                                  

c. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Bài 3: Hãy nêu tác dụng của các câu đặc biệt tìm được ở bài tập 1.

Bài 4:  Xác định thành phần đã được rút gọn trong các câu sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.            

b. - Khi nào thì lớp con đi tham quan?

    - Tuần sau ạ !

c. - Ai tặng cho chị con gấu xinh này thế?

    - Mẹ chị                             

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) tả cảnh thiên nhiên quê em, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu rút gọn. gạch chân các câu đó.

 Bài 6: Viết đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân và cho biết  câu rút gọn thành phần nào?

Giúp mình làm với.Cảm ơn các bạn rất nhiều.

1

Bài 1:

Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

Khác nhau:

  • Câu rút gọn
    • Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi  (Không đi là câu rút gọn)
    • Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
    • Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
    • Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
  • Câu đặc biệt:
    • Ví dụ: Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)
    • là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
    • Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
    • Không thể khôi phục lại được

Bài 2 , 3 ( lm gộp ) :

a, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

Bài 4 :

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

=> Rút gọn chủ ngữ.

b. – Tuần sau ạ!

=> Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

c. – Mẹ chị.

=> Rút gọn vị ngữ.

Câu 1:Xác định câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt trong những câu sau: a.                                Sắp mưa                                    Sắp mưa                                    Những con mối bay ra...                                                                   (Trần Đăng Khoa, Mưa)b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa...
Đọc tiếp

Câu 1:

Xác định câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt trong những câu sau:

 a.                                Sắp mưa

                                    Sắp mưa

                                    Những con mối bay ra...

                                                                   (Trần Đăng Khoa, Mưa)

b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.

                                                                     (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Câu 2:

a. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các câu văn sau:

-         Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã bé nhỏ này. (Lê Minh Khuê)

b. Câu văn nào có phép liệt kê? Xét về ý nghĩa thì đó là kiểu liệt kê nào?

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

 lại cầu mong câu trả lời từ mn?

1
15 tháng 4 2022

Câu 1:

a,Câu đặc biệt:Sắp mưa

TD:Báo hiệu sắp có mưa

b,Câu đặc biệt :Chiều,chiều rồi

TD:Xác định thời gian

Câu 2:

a.Câu đặc biệt:Mùa thu

b.Câu  Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. có phép liệt kê 

Ý nghĩa: Liệt kê không tăng tiến 

Xác định các kiểu câu đặc biệt  có trong những ngữ liệu sau và cho biết tác dụng của chúnga. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Râm ranb. Chiều, chiều tối. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào c. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảmd. Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt      Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng      Ôi tổ...
Đọc tiếp

Xác định các kiểu câu đặc biệt  có trong những ngữ liệu sau và cho biết tác dụng của chúng

a. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Râm ran

b. Chiều, chiều tối. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào 

c. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm

d. Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt 

     Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

      Ôi tổ quốc! Nếu cần ta chết: 

      Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông

e.Quen rồi. Mỗi ngày chúng tôi phà bom đén năm lần

f. Đêm. thành phố lên đèn như sao ta

g. Mưa đá! cha mẹ ơi! Mưa đá!

     Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng 

h. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giờ buốt quá!

i. Sài gòn. Mùa xuân 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử

k. Không hiểu vì sao mình lại gắt nữa. Lại một đợt bom 

l. Tnu thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang lên thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn

m. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
14 tháng 1 2020

a, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu này phải là: Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

Chúc bạn học có hiệu quả!

14 tháng 1 2020

a,

, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu này phải là: Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

9 tháng 3 2018

a, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu này phải là: Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

3 tháng 2 2018

câu 1  - Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn. 
Ví dụ: 
( Câu có đủ hai bộ phận chính: 
- Bạn đi xem phim không? 
- Mình không đi được. 
Câu rút gọn: 
- Đi xem phim không? 
- Không đi được. ) 
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. 
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. 
Ví dụ: 
- Mưa! Mưa! 
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng. 
( Câu đặc biệt: Lại mưa. ) 
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả,

3 tháng 2 2018

câu 3

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
=> nhấn mạnh sự nhớ nhung về mái trường, về thầy cô ,bạn bè

26 tháng 4 2020

a) mùa  xuân đến rồi : là câu đơn bình thường.

b)một đêm mùa xuân. Trên dóng sông êm ả, chiếc đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi

Một đêm mùa xuân : câu đặc biệt 

TD: Xác định thời gian

c) 

 - chị gặp anh ấy bao giờ ?

    - một đêm mùa xuân

một đêm mùa xuân : câu rút gọn thành phần CN

Tác dụng :Giúp cho câu ngắn gọn hơn ; thông tin nhanh hơn ; tránh lặp từ ngữ

23 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Vẫn là khu chợ ấy. Vẫn là tiếng nói rộn rã như bao ngày, ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất. Ôi! Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ vì mỗi bông hoa đó đã đựng sự tinh túy của đất trời. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tươi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Không chỉ vậy, những quả ngọt trái thơm cũng được trưng bày bán ở các quán hay trên vỉa hè. Đứng từ xa thôi, mùi hương ấy đã lan tỏa ra bầu không khí rồi.