mọi người ơi giúp tôi làm bài bài văn với [6c] [thcs thanh hưng]
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
Lời giải:
$A=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{19.20}$
$=\frac{2-1}{1.2}+\frac{3-2}{2.3}+\frac{4-3}{3.4}+...+\frac{20-19}{19.20}$
$=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+...+\frac{1}{19}-\frac{1}{20}$
$=1-\frac{1}{20}=\frac{19}{20}$
Tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng nông dân nghèo đi ở cho một phú ông. Họ đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có được một mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, hai vợ chổng vào rừng kiếm củi cho chủ. Trời nắng to, người vợ khát nước mà không tìm thấy suối, đành uống nước đọng trong một chiếc sọ dừa ở dưới gốc cổ thụ. Thế rồi bả có thai.
Sau khi chồng mất, bà sinh ra một đứa bé dị dạng, chỉ có cái đầu tròn lông lốc mà không có chân tay. Buồn.rầu và sợ hãi, bà toan đem vứt đi thì đứa bé bỗng cất tiếng van xin:
-Mẹ ơi, con là người đấy! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!
Thấy thương, bà đành để con lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Từ đó, hai mẹ con sớm tối có nhau.
Ngày qua tháng lại, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng đỡ đần được việc gì cho mẹ. Một hôm, bà mẹ than rằng:
-Con nhà người ta bảy tám tuổi đã biết chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói :
-Con có thể chăn bò được. Mẹ cứ xin với phú ông cho con đến chăn bò.
Bà mẹ ngạc nhiên lắm nhưng vì Sọ Dừa giục mãi nên bà đành tới nhà phú ông. Nghe bà nói, phú ông ngần ngại, băn khoăn. Thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy làm thế nào mà chăn dắt cả đàn bò đông như vậy? Nhưng lòng tham lại khiến ông ta nghĩ: “Nó bé thế, chắc là ăn ít, khỏi tốn cơm, công sá lại chẳng là bao. Thôi, cứ thử xem sao!”.
Thế là Sọ Dừa đi ở chăn bò cho nhà phú ông. Ngày nào cũng thế, nắng cũng như mưa, sáng Sọ Dừa lăn theo đàn bò ra đồng, tối lại lăn sau đàn bò về chuồng. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lông bóng mượt. Nhìn đàn bò béo tốt, phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, lúa đã chín vàng. Tôi tớ trong nhà ra đồng gặt lúa hết cả. Phú ông đành sai ba cô con gái thay nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị thấy Sọ Dừa xấu xí thì cười chê, hắt hủi. Riêng cô út hiền lành tốt bụng, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, đến lượt cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Vừa tới chân đồi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von, trầm bổng. Cô nhẹ nhàng nấp sau bụi cày rình xem thì thấy trước mắt hiện ra cảnh tượng lạ lùng: một chàng trai khôi ngô tuấn tú ngồi trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say mê thổi sáo. Xung quanh chàng, đàn bò ung dung gặm cỏ.
Chợt một cành khô gãy dưới chân. Nghe tiếng động chàng trai giật mình biến mất. Chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc ở đấy. Mấy lần đều như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường. Từ đó, cô thầm yêu Sọ Dừa, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Hết hạn chặn bò, Sọ Dừa trở về nhà. Chàng giục mẹ đến hỏi con gái phú ông cho chàng. Bà mẹ sửng sốt tưởng mình nghe nhầm. Sau thấy con năn nỉ mãi, bà đành chiều ý, kiếm buồng cau mang tới nhà phú ông. Phú ông vuốt râu cười khẩy:
-Ừ, được! Bà hãy bảo còn trai bà rằng muốn cưới được con gái ta thì phải sắm cho đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, một con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây!
Ngẫm thân phận nghèo hèn, bà mẹ tủi thân lủỉ thủi ra về. Bà kể lại lời phú ông cho Sọ Dừa nghe, nghĩ rằng con minh sẽ thôi không đòi lấy vợ nữa. Ai ngờ chàng bảo rằng mình sẽ lo đủ những lễ vật trên.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên trước những lễ vật quý giá bỗng dưng xuất hiện cùng với mười gia nhân khoẻ mạnh đang chuẩn bị khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Không thể nuốt lời hứa, phú ông bèn nói:
-Để ta hỏi xem trong ba đứa con gái của ta, có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã!
Hai cô chị bĩu môi chê bai, khinh bỉ Sọ Dừa rồi cười chế giễu. Riêng cô út cúi đầu e thẹn, tỏ ý bằng lòng làm vợ chàng.
Ngày cưới được tổ chức thật linh đình nhưng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng nhiên, từ phòng cô dâu, cô út sánh vai với một chàng trai khôi ngô tuấn tú bước ra tươi cười chào mọi người. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ thì vừa tiếc rẻ vừa ghen tức.
Vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc bên nhau. Cô út chăm chỉ, siêng năng lo việc nhà; còn Sọ Dừa miệt màỉ đèn sách chờ khoa thi và chàng đã đỗ Trạng nguyên. Mẹ chàng và vợ chàng mừng vui khôn xiết.
Ít lâu sau, vua sai chàng đi sứ. Khi chia tay, chàng trao cho vợ hai hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà; lại dặn nàng luôn mang theo các thứ đó bên mình, phòng khi cần dùng đến.
Sau khi cô út thành vợ Trạng nguyên, hai cô chị đem lòng ganh ghét, rắp tâm làm hại em để thay làm bà Trạng. Nhân lúc quan Trạng đì sứ vắng nhà, hai cô chị rủ em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em ngã xuống nước. Một con cá kình nuốt cô út vào bụng, sẵn có con dao, cô đâm chết nó. Xác cá dạt vào một đảo hoang. Cô út lấy dao khoét bụng cá chui ra rồi chặt cây, cắt tranh dựng một túp lều nhỏ trú thân. Cô lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau lấy lửa rồi xẻ thịt con cá nướng ăn qua ngày, chờ có thuyền nào đi qua thì kêu cứu. Hai quả trứng nở thành đôi gà trống mái quấn quýt làm bạn với cô.
Một hôm, có chiếc thuyền cắm cờ quan Trạng chạy ngang qua đảo. Bỗng nhiên chú gà trống vươn cao cổ gáy một tràng dài: Ò ó o.. Phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về !Thấy sự lạ lùng, quan Trạng ra lệnh ghé thuyền vảo đảo. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi; Quan Trạng đưa vợ về nhà và giấu kín trong buồng.
Chàng mở tiệc đãi dân làng. Hai cô chị cũng được mời dự. Hai ả thi nhau khóc lóc, tỏ vẻ thương tiếc cô em bạc phận. Quan Trạng không nói gì, bước vào buồng dắt vợ ra chào hỏi mọi người. Hai cô chị độc ác xấu hổ, không thốt nên lời. Chúng bỏ quê trốn đi biệt xứ. Từ đó trở đi, không ai nhìn thấy chúng đâu. Có người kể rằng chúng đã bỏ xác chốn rừng sâu.Dãy số : 2, 4, ..., 1998 có số số hạng là : (1998 – 2) : 2 + 1 = 999 (số)
Trong 999 số có :
4 số chẵn có 1 chữ số 45 số chẵn có 2 chữ số 450 số chẵn có 3 chữ số
Các số chẵn có 4 chữ số là :
999 – 4 – 45 – 450 = 500 (số)
Số lượng chữ số phải viết là :
1 x 4 + 2 x 45 + 3 x 450 + 4 x 500 = 3444 (chữ số)
đáp số : 3444 chữ số
Bài 5:
A 1 2 3 4 B 1 C 1 D 1
Ta có : \(\widehat{A_1}+\widehat{A_3}=180^o\) (kề bù)
\(100^o+\widehat{A_3}=180^o\)
\(\widehat{A_3}=80^o\)
Ta có: \(\widehat{A_3}=\widehat{B_1}=80^o\)
\(\widehat{A_3}\) và \(\widehat{B_1}\) ở vị trí đồng vị
\(\Rightarrow AC//BD\)
\(\Rightarrow\widehat{C}_1=\widehat{D_1}=135^o\) (đồng vị)
\(x=135^o\)
b)
G H B K 1 1 1 1
Ta có: \(\widehat{G_1}+\widehat{B_1}=180^o\left(120^o+60^o=180^o\right)\)
\(\widehat{G_1}\) và \(\widehat{B_1}\) ở vị trí trong cùng phía
\(\Rightarrow QH//BK\)
\(\Rightarrow\widehat{H_1}=\widehat{K_1}=90^o\)(so le)
\(x=90^o\)
Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Đề bài đâu bạn
chắc bị lag gì đó của lỗi olm